Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin, tiền ảo
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị 10/CT-TTg yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.
Thời gian qua, các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều cảnh báo về rủi ro liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo (sau đây gọi tắt là tiền ảo), cũng như nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo…) vì tiền ảo có tính ẩn danh, hoạt động phân tán, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO), đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.
Để hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật; chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ liên quan tới tiền ảo theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Công an trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.
Bộ Tài chính chỉ đạo các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền ảo trái pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền; nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO); chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp, hạn chế nhập khẩu, quản lý thiết bị, máy móc cho mục đích đào tiền ảo.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo, mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.
Đồng thời tăng cường điều tra và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thông qua tiền ảo, hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Công an phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật trên các website, ứng dụng thương mại điện tử.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất, hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý, xử lý đối với tiền ảo, tài sản ảo; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu thực tiễn, thông lệ quốc tế, đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc người dân tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo. Không đưa các thông tin gây tâm lý bất lợi về tiền ảo, Bitcoin.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao chỉ đạo các Sở, ngành trực thuộc tăng cường phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tiền ảo, đặc biệt là hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản; tuyên truyền, cảnh báo trên địa bàn để nâng cao nhận thức của người dân về những rủi ro, hệ lụy liên quan tới việc mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo.
Theo Minh Hiển (Chinhphu.vn)
Đồng bitcoin sẽ được Đại học FPT sử dụng như thế nào?
Câu chuyện về việc Trường ĐH FPT vừa quyết định cho sinh viên đóng học phí bằng đồng tiền ảo bitcoin đang gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện đồng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác chưa phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, vì vậy, việc FPT sử dụng cho sinh viên đóng học phí có thể gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, lãnh đạo trường này giải thích, việc trường cho sinh viên dùng đồng bitcoin chỉ là một cách... thử nghiệm.
Ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT - cho biết, việc sử dụng đồng bitcoin cũng là phục vụ mục đích nghiên cứu.
Ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT - cho biết, trường mong muốn thử nghiệm bằng cách chỉ chấp nhận cho sinh viên nước ngoài sử dụng thanh toán học phí cho trường. Theo đại điện FPT, việc này sẽ tạo sự thuận tiện cho sinh viên ngoại quốc, vì công tác quản lý tài chính của một số nước rất chặt chẽ về ngoại tệ nên việc đóng học phí với các em cũng là một trở ngại lớn.
Ông Tùng cũng khẳng định, ĐH FPT kỳ vọng sẽ sử dụng bitcoin như một công cụ phục vụ mục đích nghiên cứu. "Cần nói rõ, việc thử nghiệm của trường cũng chỉ ở quy mô nhỏ vì thực tế hiện trường có khoảng 100 SV nước ngoài theo học, chiếm 1% số sinh viên đang theo học. Còn để thực hiện chính thức thì chưa thể vì phải phụ thuộc nhiều yếu tố về quy định pháp lý và cần có hạ tầng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật đủ mạnh để dùng bitcoin giao dịch như một đồng tiền bình thường. Chúng tôi sẽ triển khai phù hợp với những quy định pháp lý hiện nay" - ông Tùng nói.
Nói về cách sử dụng đồng bitcoin trong đóng học phí, ông Tùng cho biết, bitcoin sẽ là một công cụ hỗ trợ cho việc nộp học phí của sinh viên. Sinh viên ngoại quốc có thể tự chuyển bitcoin thành đồng tiền được phép lưu thông tại Việt Nam và nộp cho trường.
Cách thứ hai là ĐH FPT dự kiến hình thành 1 tài khoản bitcoin. Sinh viên sẽ hiến tặng bitcoin, còn trường sẽ hoán đổi bằng cách cấp học bổng tương đương với số bitcoin đó.
Bitcoin là một loại tiền ảo được phát hành năm 2009 bởi một người có tên Stoshi Nakamoto. Giao dịch với đồng bitcoin là giao dịch được thực hiện mà không cần thông qua trung gian, do đó, không cần có lệ phí giao dịch và cũng không cần phải cung cấp tên thật. Bitcoin không thể in như tiền mặt, chúng được tạo ra bởi một hệ thống máy tính trên toàn cầu. Giá trị của nó cũng giống các loại tiền tệ khác được xác định theo quy luật cung - cầu.
Theo Danviet
Đại học FPT lý giải việc cho đóng học phí bằng "tiền ảo" bitcoin Rủi ro trượt giá, sinh viên đóng học bằng bitcoin giả, chưa có khung pháp lý bảo vệ là những vấn đề được các chuyên gia đặt ra xung quanh câu chuyện Đại học (ĐH) FPT tuyên bố sẽ chấp nhận cho sinh viên đóng học phí bằng bitcoin - đơn vị tiền ảo có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị...