Thủ tướng chỉ thị cấp bách về bảo vệ môi trường
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, trong đó nhấn mạnh Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm toàn diện về môi trường trên địa bàn…
Ảnh minh họa
Chỉ thị nêu rõ, việc thu hút đầu tư phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường; không cho phép đầu tư vào các loại hình sản xuất, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm; Chủ đầu tư, cơ quan quyết định, phê duyệt đầu tư, thẩm định công nghệ sản xuất, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của dự án;
Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn; Bộ TN&MT kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan tổng hợp, đề xuất sửa đổi các quy định về bảo vệ môi trường trong các luật về môi trường, tài nguyên, thuế, ngân sách, đầu tư, xây dựng, khoa học và công nghệ, năng lượng… bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, hoàn thành trong năm 2017.
Đồng thời rà soát, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường, khắc phục những bất cập hiện nay, nhất là các quy định về các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước, biện pháp kỹ thuật kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải của doanh nghiệp; Rà soát, điêu chinh cac quy chuân ky thuât quôc gia vê môi trương phu hơp với điều kiện trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, kết hợp thải lượng chât ô nhiễm va sưc chiu tai cua môi trương, hoàn thành trong năm 2017.
Video đang HOT
Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, hoàn thành trong năm 2017.
Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có lưu lượng nước thải từ 200 m3/ngày đêm trở lên trên phạm vi cả nước; rà soát đánh giá tác động môi trường, công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án lớn, nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; rà soát, chấn chỉnh công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoàn thành trong năm 2017.
Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tổng điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải trên phạm vi cả nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải, hoàn thành trong năm 2018.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT và các cơ quan chức năng đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường theo hướng tập trung vào đấu tranh, phòng chống tội phạm về môi trường; xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các Bộ liên quan tăng cường công tác đánh giá tác động của công nghệ nhập khẩu đến môi trường; rà soát các dự án nhập khẩu dây chuyền, công nghệ xử lý rác thải; đề xuất công nghệ, thực hiện thí điểm xử lý chất thải rắn bằng công nghệ của Việt Nam, hoàn thành trong năm 2017…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung xử lý triệt để, di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các khu công nghiệp; yêu cầu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; buộc đối tượng có quy mô xả lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở TN&MT địa phương…
Theo_VnMedia
Mãn nhãn với các tấm hình trong Cuộc thi ảnh môi trường của Toyota
"Cuộc thi ảnh môi trường" là một hoạt động mới được phát động từ năm 2015 nhằm khuyến khích mọi người nâng cao ý thức về môi trường xung quanh và nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học.
Hưởng ứng ngày môi trường thế giới và Tháng môi trường Toyota toàn cầu của Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (TMC), vừa qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã triển khai "Tháng môi trường Toyota" tại nhà máy TMV với nhiều hoạt động có ý nghĩa.
Đây là hoạt động thường niên được TMV triển khai từ 2008, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho tập thể thành viên đại gia đình TMV, từ đó góp phần bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Đến nay, hoạt động đang được từng bước triển khai đến các Đại lý và Nhà cung cấp của TMV trên toàn quốc.
Năm nay, hoạt động "Tháng môi trường Toyota" của TMV bao gồm Cuộc thi "Vườn sinh thái Toyota", Cuộc thi ảnh môi trường Toyota, Lễ ký cam kết bảo vệ môi trường,... bên cạnh đó, là hàng loạt các hoạt động tiết kiệm nhiên liệu dài hạn đang bắt đầu được triển khai, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, từng bước giải quyết các vấn đề môi trường lao động, sản xuất và hướng tới bảo vệ môi trường chung.
Phát động trong 2 tháng 6&7, Cuộc thi "Vườn sinh thái" là hoạt động nhận được sự tham gia đông đảo và tích cực nhất của các thành viên TMV, bởi chính nội dung hấp dẫn và thú vị của Cuộc thi- đó là tạo các góc vườn xanh quanh khu vực làm việc.
Những tấm hình đẹp trong Cuộc thi ảnh môi trường.
Bên cạnh Cuộc thi "Vườn sinh thái", "Cuộc thi ảnh môi trường" là một hoạt động mới được phát động từ năm 2015 nhằm khuyến khích các thành viên nâng cao ý thức về môi trường xung quanh và nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc ghi lại những hình ảnh về môi trường đẹp, có ý nghĩa do các thành viên tự chụp. Sau 2 tháng phát động, Cuộc thi đã lựa chọn được ba bức ảnh đạt giải nhất, trong đó bức ảnh xuất sắc nhất với thông điệp "Hãy cùng tạo lập một hệ sinh thái khỏe mạnh- ngôi nhà chung của chúng ta" đã được gửi tới tham dự Cuộc thi khu vực Toyota Đông Nam Á trong tháng 8 này.
Các góc vườn xanh quanh khu vực làm việc
Song song với các hoạt động khuyến khích sự tham gia của các thành viên nói trên, cũng nhân dịp này, Ban lãnh đạo TMV cùng với các Trưởng bộ phận đã ký Cam kết chung tay gìn giữ và bảo vệ môi trường với các mục tiêu cụ thể. Với cam kết này, TMV đặt mục tiêu cùng hướng tới "Thách thức môi trường Toyota đến năm 2050" công bố bởi Tập đoàn Toyota Nhật Bản tháng 10/2015 vừa qua. (http://www.toyotavn.com.vn/vi/tin-tuc/tin-moi/408/tap-doan-toyota-nhat-ban-cong-bo-thach-thuc-va-muc-tieu-hanh-dong-bao-ve-moi-truong-den-nam-2050)
Trong hoạt động sản xuất, TMV luôn duy trì các hoạt động tiết kiệm điện năng như: tắt thiết bị điện khi không sử dụng, cải tiến hiệu suất hệ thống điều hòa không khí, áp dụng các công nghệ chiếu sáng hiệu suất cao,... Nhờ đó, lượng điện năng để sản xuất ra mỗi chiếc xe ô tô tại nhà máy của TMV đã giảm từ 373,4 kW/h trong năm 2015 xuống còn 317,6 kW/h trong năm 2016, tức là tiết kiệm được 55,8 kW/h điện trên mỗi xe tương đương 2.546.098 kW/h điện hằng năm,.
Ngoài ra tại nhà máy, TMV cũng đã đầu tư hàng triệu đô la Mỹ để xây dựng nhà máy xử lý nước thải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 40-2011/BTNMT cột A - nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Với mục tiêu "không ngừng nâng cao chất lượng xử lý nước thải", TMV tiếp tục đầu tư các trang thiết bị và nhân lực nhằm xây dựng và đưa vào sử dụng trạm tiền xử lý Niken, hệ thống lọc than hoạt tính và khử trùng, đồng thời liên tục tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho toàn bộ cán bộ công nhân viên...
Theo_Người Đưa Tin
Formosa chưa hoàn thành 26 hạng mục bảo vệ môi trường Trong 58 hạng mục bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ môi trường, công ty Formosa mới hoàn thành 32 phần việc. Ngày 23/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh có buổi làm việc với Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa để nghe báo cáo về cam kết xử lý môi trường trong dự án. Theo đại diện Formosa, trước đây đoàn...