Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm vụ nhà báo tiêu cực ở Yên Bái
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, liên quan đến vụ việc Yên Bái có 2 vấn đề, việc cán bộ địa phương sai (nếu có), phải kết luận, xem xét kỷ luật, nhưng việc nhà báo tiêu cực, tham nhũng, đòi hối lộ cũng phải xử lý nghiêm.
Chiều 3/7, báo cáo tại phiên họp giữa năm của Chính phủ, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn cho biết, trong năm 2017, một số địa phương, bộ ngành đã triển khai quy hoạch báo chí của mình và có quyết định phê duyệt quy hoạch báo chí.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn.
Vừa qua, Bộ TT&TT cũng phối hợp với các địa phương kiểm tra chấn chỉnh các văn phòng đại diện, cơ quan thường trú của các báo tại một số địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, phát hiện một số sai phạm, yêu cầu báo cáo và có biện pháp xử lý.
“Hiện có một số địa bàn phóng viên báo chí vào rất nhiều. Vừa rồi, chúng tôi có làm việc với Cần Thơ, trên địa bàn có hơn 1.000 phóng viên vào hoạt động” – Bộ trưởng Tuấn cho biết.
Với những vi phạm trong hoạt động báo chí, quan điểm của lãnh đạo cơ quan quản lý là xử lý kiên quyết.
Bộ trưởng TT&TT dẫn chứng vụ việc mới nhất, Bộ quyết định thu thẻ nhà báo của phóng viên Lê Duy phong, báo Giáo dục Việt Nam. Ông Tuấn thông tin thêm, với vụ việc này, tới đây, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Công an tiếp tục xem xét, xử lý một số phóng viên nữa.
“Hiện nay có hiện tượng các phóng viên liên kết với nhau thành một số nhóm “đánh” DN, lợi dụng chức trách nhiệm vụ để “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”, tức sáng đăng bài, trưa chờ mời đi nhậu, gặp gỡ người ta, nhận phong bì, chiều về gỡ bài. Việc thành lập những nhóm đánh hội đồng cũng từ đó.”, Bộ trưởng TT&TT nói.
Bộ trưởng Tuấn đề nghị các cơ quan chủ quản nêu cao trách nhiệm của mình. Ông cho rằng, thời gian qua, với các vi phạm của báo chí, hầu như cơ quan chủ quản đứng ngoài cuộc, “đổ” trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước.
Video đang HOT
Thủ tướng gay gắt phê phán những nhà báo, cơ quan báo chí có hành động sai phạm, tiêu cực.
Nói thêm về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, liên quan đến vụ việc ở Yên Bái, có 2 vấn đề: việc cán bộ địa phương sai (nếu có), phải kết luận, xem xét kỷ luật, nhưng việc nhà báo tiêu cực, tham nhũng, đòi hối lộ cũng phải xử lý nghiêm.
Nhân dịp này, Thủ tướng chỉ đạo, phải chấn chỉnh một bước với hoạt động của báo chí.
“Kéo nhau hàng mấy ô tô đi để làm việc này việc kia, uy hiếp, doạ dẫm… Cần chấn chỉnh, không để loạn việc này” – Thủ tướng yêu cầu.
Bộ trưởng giải thích việc chụp ảnh chủ thuê bao di động
Phát biểu trước Chính phủ, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng thông tin thêm về việc phối hợp triển khai cơ chế trong việc gỡ bỏ thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Hiện, cơ quan quản lý đã thực hiện gỡ bỏ 1987 clip xấu độc, gỡ hơn 500 clip trên youtube, tức là gỡ được 2.004 clip xấu độc.
Facebook cũng cam kết phối hợp với Bộ, ưu tiên gỡ bỏ tài khoản giả danh, giả mạo của các cá nhân, tổ chức.
Cơ quan quản lý sẽ thiết lập một kênh riêng trên mạng xã hội ưu tiên tiên đăng các yêu cầu của Bộ TT&TT. Đến nay thu được kết quả theo yêu cầu của cá nhân tổ chức gỡ bỏ 106 tài khoản Facebook giả mạo, 1 kênh phản động với 500 clip, 132 tài khoản phản động nói xấu lãnh đạo cấp cao…
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng cho biết việc kiên quyết thu hồi xử lý sim rác, tính hết tháng 6 này bộ phát hiện 23,4 triệu sim, thuê bao có vấn đề, khóa 21,4 triệu sim, thuê bao.
“Khi Nghị định 49 ra đời, chúng ta chưa làm tốt truyền thông nên trên mạng nói nhiều việc đăng ký thuê bao có chụp ảnh gây khó dễ cho người dùng. Bộ TT-TT có nhiều cuộc làm việc về nội dung này, khẳng định quy định này không phải gây khó dễ mà nhà mạng chỉ chụp ảnh chủ những thuê bao mới hoặc thuê bao chưa chính xác để bắt buộc đăng ký lại. Việc này nhằm mục địch bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội và bảo vệ chính người dân, hạn chế tối đa hành vi vi phạm pháp luật như nhắn tin khủng bố, đe dọa, kêu gọi… Chúng tôi phải làm kiên quyết để giảm đáng kể tình trạng này” – ông Tuấn nhấn mạnh.
P.Thảo
Theo Dantri
Những dinh thự, biệt phủ "ồn ào" dư luận thời gian qua
Vài năm trở lại đây, hình ảnh những ngôi biệt thự của quan chức và được cho là của quan chức tại một số địa phương được nhiều người quan tâm vì sự bề thế, vì nằm tại vị trí đắc địa, "đất vàng" hoặc do nằm trên đất nông nghiệp... Nhiều biệt thự trong số này đã "ồn ào" dư luận trong suốt quãng thời gian dài...
Căn biệt thự xây dựng trên khu đất rộng hơn 16.000 m2 tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ từng làm "dậy sóng" dư luận cách đây vài năm. (Ảnh: Người lao động).
Hồi tháng 4/2017, báo chí phản ánh về ngôi biệt thự của gia đình ông Nguyễn Sỹ Kỷ - Phó Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk - xây trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Ea Tam (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Trả lời báo chí, ông Kỷ cho biết, ngôi biệt thự này do vợ ông là bà Tuất đứng tên có giá trị khoảng 3 tỷ đồng. Số tiền này chủ yếu là tiền con cái ông gom góp cộng với tiền làm vườn và làm đủ thứ nghề của bà Tuất. Thời trẻ, ông cũng chạy xe ôm thêm để tích góp. (Ảnh: Lao Động).
Căn biệt thự này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cũng thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội mới đây (Ảnh: VOV).
Cả 6 lô biệt thự ở vị trí đắc địa của Lào Cai, sau đấu giá đều thuộc quyền sở hữu, sử dụng của những gia đình quan chức tỉnh này... Phản hồi những vấn đề dư luận nêu lên, đại diện UBND tỉnh Lào Cai cho biết, việc đấu giá các thửa đất đã được làm đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Theo giá khởi điểm được duyệt, các căn biệt thự này có giá 9,5 - 10,5 triệu đồng/m2 và các lô đất nhà liền kề có giá khởi điểm là 11 triệu đồng/m2! (Ảnh: Mạnh Cường).
Ngôi biệt thự của ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Hiện ông Sáng cũng đang bị công an tỉnh này điều tra việc đưa số tiền 200 triệu đồng cho nhà báo Lê Duy Phong, báo Giáo dục Việt Nam (Ảnh: Người lao động).
Sau khi dư luận phản ánh về khu dinh thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, Thanh tra Chính phủ đã được mời vào làm rõ những vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu dinh thự, nguồn gốc tài sản của gia đình ông Quý... Trả lời báo chí, ông Phạm Sỹ Quý cho biết, khu dinh thự của gia đình ông được xây dựng từ tiền vay ngân hàng 20 tỷ đồng, mượn của nhiều bạn bè, tiền tích cóp từ thời trẻ...(Ảnh: Toàn Vũ).
Nguyễn Dương (tổng hợp)
Theo Dantri
Yên Bái phản hồi việc bổ nhiệm GĐ Sở TNMT khi chưa đủ tiêu chuẩn Ông Chu Đình Ngữ - Chánh văn phòng UBND tỉnh Yên Bái - cho biết, ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã bổ sung chứng chỉ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính và "không thuộc diện phải có hình thức xử lý tiếp theo". Ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc...