Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm việc cố ý thông tin sai về phòng chống dịch
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm hành vi cố ý thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch.
Công an các địa phương xử lý rất nhiều trường hợp thông tin sai sự thật về phòng chống dịch Covid-19 (Ảnh: Bộ Công an).
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm hành vi cố ý thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch, cố tình lợi dụng, trục lợi trong thực thi nhiệm vụ.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, qua thực tiễn công tác chỉ đạo, quản lý và giám sát thông tin trên không mạng thời gian qua, nhận thấy tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 có dấu hiệu gia tăng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc kích động vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tung tin sai sự thật về hiệu quả của các loại vaccine Covid-19, xuyên tạc chính sách phân bổ, cung cấp vaccine của Chính phủ, việc sử dụng Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19…
Đáng chú ý là nhiều thông tin có nguồn từ các video clip của những người cách ly, người dân trong khu vực bị giãn cách, phong tỏa.
Việc xuất hiện nhiều thông tin xấu độc, cùng số lượng lớn các video clip “tự phát” được phát tán tràn lan trên không gian mạng đã làm giảm niềm tin của người dân vào công tác phòng chống, dịch bệnh, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội, nếu không xử lý tốt sẽ dễ phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước.
Vì thế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao liên quan đến công tác phòng, chống, dịch bệnh thực hiện nghiêm túc quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; cử người phát ngôn, chủ động cung cấp thông tin, trong mọi tình huống bảo đảm thông tin được cung cấp nhanh nhất, không bị động, bất ngờ; tuân thủ kỷ luật phát ngôn. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin để xử lý, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân, doanh nghiệp.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng yêu cầu tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại bộ, ngành, địa phương; xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn.
Thủ tướng phân công nhiệm vụ cho 4 phó thủ tướng
Thủ tướng là người lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Video đang HOT
Phó thủ tướng Thường trực do ông Phạm Bình Minh đảm nhiệm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phân công công tác của Thủ tướng và các phó thủ tướng.
Theo nguyên tắc phân công, Thủ tướng là người lãnh đạo toàn diện và điều hành công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, chủ tịch UBND các cấp. Ông cũng trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược trên tất cả lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Thủ tướng phân công các phó thủ tướng giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo, xử lý công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Đặc biệt, Thủ tướng không xử lý những nhiệm vụ, lĩnh vực, công việc đã phân công cho phó thủ tướng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phân công công tác cho các phó thủ tướng. Đồ họa: Hà My.
Các phó thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công, thay mặt Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt về nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc.
Trong phạm vi lĩnh vực được phân công, phó thủ tướng có trách nhiệm và quyền hạn thay mặt Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách, nhất là văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm; chuẩn bị nội dung công tác cấp bách, đột xuất, cần thiết, báo cáo Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng xem xét, quyết định.
Phó thủ tướng cũng có thể ký thay Thủ tướng văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng hoặc văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong phạm vi lĩnh vực công tác, công việc được Thủ tướng phân công.
Khi Thủ tướng vắng mặt có thể ủy nhiệm phó thủ tướng thường trực hoặc một phó thủ tướng khác thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Theo phân công nhiệm vụ, Thủ tướng lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Ông là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác gồm: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh; ông tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng.
Thủ tướng sẽ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng với vai trò người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng sẽ làm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thường Trung ương; Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, ủy ban quốc gia và trưởng các Ban Chỉ đạo khác.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh làm nhiệm vụ Phó thủ tướng thường trực. Ông sẽ thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: Công tác xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp; ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vổn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tô chức phi Chính phủ nước ngoài.
Các lĩnh vực hội nhập quốc tế; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam... cũng do Phó thủ tướng Phạm Bình Minh phụ trách.
Lĩnh vực của ông còn có bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; đặc xá; phối hợp công tác giữa Chính phủ với TAND tối cao và VKSND tối cao.
Ông Minh sẽ thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch; tài chính, giá cả, tiền tệ, ngân hàng, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ Nhà nước; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.
Lĩnh vực chi ngân sách Nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự trữ ngoại hối và các quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ cũng do ông Khái phụ trách.
Ngoài ra, chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; phát triển các loại hình doanh nghiệp; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cũng là lĩnh vực do Phó thủ tướng Lê Minh Khái phụ trách.
Ông Khái sẽ thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.
Toàn cảnh một phiên họp Chính phủ thường kỳ. Ảnh: VGP.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin và truyền thông; văn hóa, du lịch; thể dục, thể thao và y tế, dân số, gia đình và trẻ em.
Ông Đam sẽ thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TP.HCM.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành là người thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường; chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Các công trình trọng điểm quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và lĩnh vực công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn... cũng do Phó thủ tướng Lê Văn Thành phụ trách.
Ông thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trườn g .
Thủ tướng: Cuộc chiến không tiếng súng, kẻ thù vô hình, đầy nguy hiểm Nhận định, cả nước bước vào "cuộc chiến chống dịch như chống giặc" trường kỳ 2 năm, Thủ tướng cho rằng, "cuộc chiến không tiếng súng", kẻ thù vô hình, nguy hiểm, khó khăn hơn cả chiến trường súng đạn. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với 70 nhà khoa học; các giáo sư, bác sĩ chiều 1/9 (Ảnh:...