Thủ tướng chỉ đạo về ứng phó tình huống thiên tai
Trước diễn biến bất thường của thời tiết và để chủ động giải pháp phòng ngừa những tác hại khôn lường của thiên tai, mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương.
Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong đó công văn nêu rõ, vừa qua, tại một số nước trong khu vực đã xảy ra mưa lũ lớn kéo dài trên diện rộng, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với diễn biến bất thường của thiên tai trước tác động của biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu:
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng và nhân dân biết để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành địa phương chủ động phòng chống tác hại của thiên tai, mưa lũ
Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo, rà soát phương án ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, trong đó có phương án ứng phó cụ thể khi xảy ra mưa lũ lớn bất thường trên diện rộng, nhằm chủ động ứng phó hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc các bộ, ngành có liên quan và các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 42 ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Cải cách thực sự tiền lương
"Đã cải cách thì phải ra cải cách, chứ không phải là điều chỉnh đôi chút, không có nhiều ý nghĩa".
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp của Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, vừa diễn ra.
Từ lâu lắm rồi vẫn có một câu nói vui được truyền miệng: "Ở Việt Nam ai cũng có lương nhưng không ai sống bằng lương". Mà thực tế cũng cho thấy rằng: Chẳng ai có thể sống một cách đầy đủ, đàng hoàng nếu chỉ dựa vào lương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Ảnh: TTXVN
Video đang HOT
Ông Lê Vĩnh Tân - Bộ trưởng Bộ Nội vụ:
Hiện nay, chúng ta chỉ mới giảm được 4,26% viên chức. Nếu tăng thêm 29.300 viên chức và sắp tới theo đề nghị của các địa phương tăng thêm khoảng 1.000 viên chức giáo dục, y tế thì gần như 5 năm qua, chúng ta không giảm được một biên chế nào.
Do đó, các địa phương và Bộ Nội vụ phải tìm giải pháp khắc phục để thực hiện chủ trương của Đảng về CCTL, tinh giản biên chế. Muốn tăng lương thì nguồn ngân sách phải tăng.
Khi ngân sách dành cho chi lương có hạn thì giải pháp cần thiết là sắp xếp bộ máy và các đơn vị sự nghiệp công lập phải chuyển biến mạnh mẽ.
Các đơn vị này sẽ hoạt động theo hướng tổ chức thực hiện các dịch vụ chất lượng cao theo yêu cầu xã hội, tự chủ kinh phí trả lương và trả lương tương xứng cho người trong đơn vị.
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính):
Cần có chế tài xử phạt nặng, đủ phòng ngừa, răn đe đối với các đối tượng thiếu trung thực, cố tình khai man thu nhập hoặc giấu thu nhập để giảm bớt khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho Nhà nước.
Nếu vi phạm việc kê khai quá 50% số thu nhập phải tính thuế, có thể xử lý bằng biện pháp hình sự.
Để thực hiện được cơ chế này cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản thu nhập không được phản ánh trên các sổ sách kế toán của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Quản lý chặt chẽ thu nhập từ tiền lương, tiền công, thông qua cơ quan chi trả thu nhập.
Sống được vào lương?
Nên nhớ rằng từ 1/7/2020, mức lương cơ sở được tăng lên thành 1,6 triệu đồng. Cũng với mức lương và cách tính theo chức vụ... thì bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ có 2 bậc lương với mức 15,52 và 16,48 triệu đồng/tháng. Và so với mức cũ, thì lương của các bộ trưởng chỉ tăng lần lượt theo các mức là 1,06 triệu đồng và 1,13 triệu đồng/tháng.
Đương nhiên, ngoài mức lương này, các chức danh lãnh đạo còn được hưởng thêm một số phụ cấp kèm theo tùy mỗi chức danh, lĩnh vực như: phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc... Đấy là chúng ta đang nói mức lương của những lãnh đạo ở trung ương.
Phần lớn hiện nay, nếu chỉ căn cứ vào mức lương và lấy mức lương ấy so sánh với "giá cả thị trường", nhu cầu của cuộc sống hiện đại thì rất khó giải thích được vì sao mọi người vẫn sống và thậm chí là sống tốt.
Rất khó giải thích được vì sao mức lương như thế mà từ lãnh đạo cho đến người dân vẫn sống trong những căn nhà, căn hộ, biệt thự... từ trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng. Thu nhập từ lương như thế phải tích cóp hàng chục, thậm chí hàng trăm năm mới có thể mua được những căn nhà, căn hộ, biệt thự... như đã thấy.
Thật ra, nói là "rất khó giải thích" chỉ là một cách nói. Thực tế thì có thể ai cũng biết, cũng hiểu nhưng không phải ai cũng nói ra được cách tường minh. Cũng đơn giản là vì dân gian từ xưa tới nay hay nói lương là "lương lậu".
Nhiều cơ quan, doanh nghiệp thực ra phải tuân thủ các nguyên tắc về lương khiến cho "hai mức lương, hai bảng lương..." là một thực tế.
Có những nơi thiết kế một "bảng lương nhà nước" và "bảng lương cơ quan". Bảng lương nhà nước dùng để đóng bảo hiểm xã hội hay tính toán các chế độ khác. Còn lương cơ quan là để trả thu nhập thực tế theo năng suất và hiệu quả công việc.
Những điều bất hợp lý ấy khiến cho những mong ước "người lao động sống bằng lương" trở nên xa vời, xa vời ngay với thực tế cuộc sống.
Bởi với mức lương như hiện nay mà ai ai cũng... sống được thì chứng tỏ những quy định pháp luật về lương là có vấn đề. Và nếu vậy thì "lương lậu" là một từ diễn tả đúng thực tế, vì ngoài "lương" ra còn phải có "lậu" để ai cũng phải sống được.
Minh bạch các khoản thu
Có thể đó cũng là một trong những lý do để một chiến lược cải cách tiền lương ra đời. Đương nhiên, kế hoạch cải cách tiền lương đề cập đến rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính chính có lẽ chính là những bất cập từ những chính sách, quy định không tương thích với cuộc sống.
Nói cách khác, quy định và chính sách không phản ánh đúng thực tế về thu nhập của cả nước.
Thực ra, mục tiêu của các chính sách liên quan đến cải cách tiền lương như Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương, Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Nghị quyết 107 của Chính phủ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện... chỉ có một.
Đó là minh bạch tất cả các khoản thu nhập của cán bộ, công chức, người lao động, để từ đó có cơ sở thúc đẩy các chính sách liên quan khác như thuế, bảo hiểm, trợ cấp, và kể cả là tính lại GDP quốc gia.
Như Thủ tướng nói, cải cách tiền lương hẳn nhiên không phải chỉ là "điều chỉnh một chút", mà thực ra là đưa tất cả các nguồn thu nhập thực tế của người lao động, cán bộ, công chức, lãnh đạo... vào trạng thái "minh bạch".
Khi minh bạch được các nguồn thu nhập thì từ quản lý ngân sách đến thuế thu nhập cá nhân cũng vận hành theo một quy luật.
Sự minh bạch này chẳng những hợp pháp hóa tất cả các nguồn thu nhập để bảo đảm cuộc sống, mà nó còn là cơ sở để Việt Nam có một nền chính trị - kinh tế không dựa vào những "khoảng tối" hay tình trạng "lờ mờ", "tù mù". Nó cũng có thể giúp cho công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng đạt được kết quả thực chất hơn.
Đương nhiên, việc cải cách tiền lương nếu gắn được với việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế thì tác động của cải cách tiền lương còn lan tỏa rộng hơn nữa.
Tính cách mạng của cải cách tiền lương cũng vì thế mà được nâng cao và tác động trực tiếp đến những cải cách ngoài lĩnh vực kinh tế.
Vì xét cho đến cùng, nếu mọi vấn đề, từ lương bổng cho đến bộ máy, được minh bạch thì chúng ta mới có một hệ thống trong sạch, chính quyền sạch, đất nước sạch.
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và cho rằng, cải cách tiền lương là bài toán khó, liên quan đến nhiều đối tượng.
Nguồn để thực hiện cải cách tiền lương rất quan trọng, Thủ tướng cho biết, Chỉnh phủ sẽ dành một phần từ phần vượt thu ngân sách của Trung ương và địa phương cho việc này.
Bên cạnh đó, các cơ quan sẽ phải tiếp tục làm quyết liệt việc giảm biên chế, tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước, cải cách đơn vị sự nghiệp công lập.
Đại Dương
Theo DĐDN
Thủ tướng yêu cầu đưa ngay người lao động tại Guinea Xích Đạo về nước Đây là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID- 19 vào chiều 10/7, tại Trụ sở Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN Trên tinh thần bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân ngay từ những ngày đầu...