Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra việc đóng tàu cá theo Nghị định 67
Thời gian vừa qua đã có nhiều bài báo phản ánh về tàu cá đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại một số địa phương không đảm bảo để hoạt động thủy sản.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, kiểm tra, làm rõ các vấn đề báo chí phản ánh liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, đăng kiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Kịp thời đề xuất xử lý nghiêm sai phạm.
Tàu vỏ thép BĐ 99086 TS, đang nằm bờ tại Cảng cá Đề Gi (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định) vì hư hỏng. Ảnh: Dũ Tuấn
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến tàu cá vỏ thép, vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới để đảm bảo chất lượng, an toàn cho tàu cá khi hoạt động thủy sản trên biển; chỉ đạo các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên trước ngày 30.6.2017.
Theo Danviet
Ngư dân hoàn tất việc trả tàu vỏ thép '10 chuyến đi biển hỏng 4 lần'
Trả lại con tàu sau khi máy chính không hoạt động, ngư dân Lê Văn Sang (Đà Nẵng) cho biết sẽ không nhận lại tàu này nữa mà đầu tư vào tàu vỏ thép mới theo Nghị định 67 của Chính phủ.
Trao đổi với VnExpress chiều 23/4, anh Lê Văn Sang, chủ tàu cá vỏ thép Sang Fish 01 cho biết đã hoàn thành việc trả con tàu này cho Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa). Do tàu bị hỏng tải, chỉ chạy được tốc độ 5,5 hải lý/h, nên phải mất hơn 2 ngày anh Sang mới đưa được con tàu từ Đà Nẵng vào Khánh Hòa.
Tàu vỏ thép Sang Fish 01 đã được ngư dân trả lại tiền cho công ty đóng tàu ở Khánh Hòa. Ảnh: Nguyễn Đông.
"Họ đã ký biên bản nhận lại tàu. Tôi cũng không phải trả khoản tiền nào cho phía công ty vì con tàu này bị lỗi. Riêng ngư lưới cụ tôi bỏ tiền mua thì tháo ra để lắp sang tàu vỏ gỗ của gia đình", anh Sang nói. "Tôi cũng không nhận lại con tàu này kể cả khi nó đã được sửa chữa, khắc phục những hạn chế khiến nó hỏng 4 lần sau 10 chuyến đi biển. Tôi và con tàu vỏ thép này không có duyên với nhau".
Sang Fish 01 được hạ thủy hồi tháng 7/2014, công suất 750CV, dài hơn 25 m, rộng gần 8 m, chiều cao mạn 3,6 m, lượng choán nước hơn 180 tấn, có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ đồng. Tàu được đóng theo mẫu của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, cho ngư dân thuê lại đi đánh bắt, nếu hiệu quả phải hoàn tiền cho Công ty trong 6 năm. Con tàu nàykhông nằm trong đề án được hỗ trợ theo Nghị định 67 của Chính phủ.
Anh Sang cho biết, ngay chuyến ra khơi đầu tiên, tàu đã bị hỏng tời phải về bờ sửa chữa với chi phí khoảng 500 triệu đồng. Tàu bị rung lắc hơn tàu vỏ gỗ, gây khó khăn cho cả nghề lưới vây hay hậu cần. "Làm không có lãi nên tôi quyết định trả tàu", anh Sang nói và cho hay tàu về nằm bờ nhiều tháng nay sau khi hỏng máy chính.
Ngư dân Sang được biết đến là người tiên phong trong việc đánh bắt, thu mua hải sản ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa và đóng tàu vỏ thép ở Đà Nẵng. Qua con tàu Sang Fish 01, anh có được nhiều kinh nghiệm và quyết định đóng một con tàu vỏ thép lớn hơn, công suất 814 CV ở TP HCM, theo Nghị định 67. Dự kiến tàu sẽ được hạ thủy vào tháng 6 tới.
Nguyễn Đông
Theo VNE
[CHÙM ẢNH] Bàn giao tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại Sáng 9.3, tại cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá Lý Sơn 168 mang số hiệu QNg 96699TS được bàn giao để đưa vào hoạt động. Tàu Lý Sơn 168 được đánh giá là tàu dịch vụ hậu cần nghề cá thuộc loại hiện đại nhất nước hiện nay - Ảnh: Hiển...