Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, khắc phục sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 23/9, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 8566/VPCP-NN về việc kiểm tra khắc phục sạt lở và ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Phía Đông của Đất Mũi đang có sự xâm lấn ngày càng mạnh mẽ của biển vào đất liền. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Công văn nêu rõ: Tiếp theo đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng đoàn cùng với lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo địa phương khẩn trương kiểm tra đánh giá về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển, công tác khắc phục, bảo đảm an toàn tính mạng, ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân tại các khu vực bị sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, các nghiên cứu đánh giá về thực trạng, nguyên nhân, dự báo nguy cơ sạt lở (đã và đang thực hiện), các bộ, ngành, địa phương đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài để xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở ven sông, ven biển nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, ổn định đời sống, sản xuất của người dân, đồng thời có phương án chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020 nhằm chủ động ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Việt Nam mới chỉ có giống lúa chịu mặn "nửa mùa"
Ông Cao Văn Hóa - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh này vừa lai tạo thành công 4 giống lúa chịu mặn lên đến 4 (bốn phần ngàn).
Video đang HOT
Tuy nhiên, tại Hội thảo "Các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để phát triển cây ăn quả và lúa thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL" ngày 21/9 tại Tiền Giang, do Trung ương Hội Nông dân và UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức, TS.Mai Thành Phụng (Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới) khẳng định, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới cũng chỉ có giống lúa chịu mặn trong giai đoạn lúa còn non.
Phó Chủ tịch Hội Nông Dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định phát biểu tại hội thảo.
"Nếu gặp nước mặn dù 1 thì lúa cũng đã bị ảnh hưởng. Khi ấy, cây lúa đang sinh trưởng sẽ xuất hiện hiện tượng lép hạt, kéo giảm năng suất nghiêm trọng" - TS. Phụng cho biết.
Theo TS.Phụng, để trồng lúa thích ứng biến đổi khí hậu, một trong các giải pháp là nông dân nên ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI). Theo đó, sử dụng mạ non (11-15 ngày); mở rộng hàng sông và cấy 1 dảnh/khóm hoặc có thể gieo sạ, thưa; giữ cho đất đủ ẩm, song không ngập; tăng lượng hữu cơ nhiều nhất có thể để tăng độ thoáng khí của đất tối đa. Như vậy, nội dung cơ bản và quan trọng của SRI là thay đổi về kỹ thuật tưới nước.
SRI được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2007 nhưng đã phát triển nhanh chóng và diện tích canh tác theo SRI của cả nước đã đạt trên 185.000 ha, chủ yếu phân bố ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Bên cạnh đó, ứng dụng giải pháp 3 giảm, 3 tăng (3G3T) và sử dụng các giống chín sớm (ngắn ngày).
TS.Phụng đề xuất, nếu độ mặn của đất và nước vượt quá mức chịu đựng của cây lúa thì nên chuyển đổi đất sang mục đích khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và thân thiện với môi trường. Không nên áp đặt là phải lai tạo giống lúa chịu mặn quá cao hoặc canh tác lúa bằng mọi giá.
Hiện nay, Việt Nam có các giống lúa chịu mặn, như: Nhóm chịu mặn tới 3, có: OM8017, OM4900, OM5629, OM5451, KC06 - Đài Thơm 8 (lúa lai, thơm, dẽo); nhóm chịu mặn tới 4 có: OM6976, OM2517, OM9921, OM8108, OM6162, OM3539, OM576, OM9921, OM9915, ST3, ST5, ST20, GKG; nhóm chịu mặn 6 có: OM10252, OM6677, Một Bụi Đỏ.
Các nhà khoa học khuyến khích nông dân áp dụng phân hữu cơ trong quy trình sản xuất lúa nhằm thích ứng BĐKH.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 4 triệu ha, trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 811.000ha đất nuôi trồng thủy sản. Vùng đất này là nơi cư trú và sản xuất của 17,8 triệu người dân, là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, cung cấp hơn 50% sản lượng gạo (trong đó góp 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước), hơn 70% lượng thủy sản và hơn 36% lượng trái cây cho cả nước.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định, vùng này hiện đang gặp thách thức rất lớn, đó là vấn đề biến đổi khí hậu: xâm nhập mặn, thiếu phù sa, sạt lở đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất lúa và cây ăn quả của vùng.
Tại hội thảo, các chuyên gia khoa học cảnh báo, qua nhiều phân tích từ mô hình toán và qua thảo luận ở cấp quản lý cùng với cộng đồng nông dân, xu thế biến đổi khí hậu chung ở vùng ĐBSCL cho thấy, diễn biến khí hậu hiện đã và đang gây bất lợi cho sản xuất, sinh kế và đời sống của người dân ở đây. Các tác động của biến đổi khí hậu kềm hãm phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Hiện nay, mực nước biển dâng 0,19 cm/năm. Dự báo nước biển sẽ dâng cao thêm 100 cm vào năm 2100. ĐBSCL chỉ cao hơn mực nước biển trung bình từ 0-4m, nên khả năng chìm dưới mặt biển khá lớn.
"Đã có 9/13 tỉnh ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu" - TS.Phụng cho biết.
Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa.
Ông Cao Văn Hóa thông tin, năm 2016, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 50 km trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. "Tiền Giang đang có hơn 200.000ha đất lúa, nhưng sắp tới sẽ quy hoạch chỉ còn 41.000ha đất lúa để thích ứng với BĐKH" - ông Hóa nói.
TS.Vũ Tiến Khang - Trưởng khoa Canh tác (Viện Lúa ĐBSCL) kiến nghị, Chính phủ nên thúc đẩy nhiều chính sách khuyến khích việc áp dụng phân hữu cơ trong quy trình sản xuất lúa nhằm giảm thiểu áp dụng hóa học, thuốc BVTV, góp phần tăng độ phì nhiêu đất, giảm ô nhiễm môi trường..., thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Theo Danviet
Bảo đảm an toàn học sinh ĐBSCL khi lũ diễn biến bất thường Năm nay nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến bất thường, lũ về trễ và dâng cao đột ngột. Ngành Giáo dục các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp đã chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn cho học sinh. Chiến sĩ Đồn biên phòng ở huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) đưa đón HS vùng lũ đến trường....