Thủ tướng chỉ đạo dùng một ứng dụng PC Covid
Thủ tướng yêu cầu thống nhất một ứng dụng trong phòng, chống dịch để thuận tiện nhất cho người dân.
Bộ Thông tin và Truyền thông được giao thực hiện.
Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc đến thực tế các giải pháp công nghệ chưa được sử dụng triệt để và thống nhất, gây bất tiện cho người dân, gây tình trạng tập trung đông người.
Trong những giải pháp đưa ra, Thủ tướng lưu ý tăng cường cơ chế, chính sách, nguồn lực cho phòng chống dịch, các chính sách cần được cân nhắc thấu đáo, tổng thể, toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thống nhất một ứng dụng trong phòng, chống dịch để thuận tiện nhất cho người dân. Ảnh: VGP.
Để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố và triển khai các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch Covid-19 (Sổ sức khỏe điện tử, Khai báo y tế, QR Code, Xét nghiệm…).
Video đang HOT
Ông cũng yêu cầu kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có, đặc biệt là dữ liệu dân cư của Bộ Công an.
“Từ hôm nay trở đi, tôi đề nghị anh Hùng (Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng – PV) công bố và hướng dẫn công nghệ, thống nhất một app lấy tên là PC Covid (Phòng chống Covid-19) để nhân dân chỉ vào một app”, Thủ tướng chỉ đạo.
Theo người đứng đầu Chính phủ, phải thống nhất một ứng dụng trong phòng chống dịch để thuận tiện nhất cho người dân. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng được giao chỉ đạo việc trang bị ngay điện thoại bàn tại các trung tâm chỉ huy phòng chống dịch các cấp.
Nội dung này cũng được đề cập trong cuộc họp chiều 10/9 do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì.
Phó thủ tướng cho rằng các bộ, ngành, doanh nghiệp đã phát triển nhiều giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phòng chống dịch nhưng thiếu sự kết nối, chia sẻ.
Nhiều công cụ khi triển khai thực tế chưa tạo thuận lợi cho người dân sử dụng. Thực tế, nhiều người dân tỏ ra lúng túng khi phải sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ phòng chống dịch khác nhau.
Vì vậy, ông yêu cầu trong thời gian sớm nhất phải có ứng dụng duy nhất phục vụ phòng chống dịch. Những thông tin người dân đã khai báo trên các ứng dụng trước đây được tự động cập nhật, chuyển sang ứng dụng mới, không phải khai báo lại từ đầu.
Tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 hồi giữa tháng 8, các chuyên gia lo ngại việc một số phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin triển khai tại TP.HCM chưa vận hành thông suốt, gây tập trung đông người.
Bên cạnh đó, xuất hiện thêm các ứng dụng có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh do một số ngành, địa phương triển khai nhưng thiếu sự phối hợp thống nhất.
Ban Chỉ đạo khi đó đã yêu cầu Bộ TTTT khẩn trương cùng Bộ Y tế, các bộ, ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ để phát triển những công cụ chống dịch bám sát thực tiễn, thiết thực, hiệu quả, thống nhất, thông suốt toàn hệ thống. Đặc biệt, các ứng dụng phải thuận lợi, dễ sử dụng với người dân, tránh tình trạng cát cứ thông tin, quá nhiều ứng dụng không liên thông, tích hợp.
Để phục vụ công tác phòng chống dịch, từ đầu năm 2020 tới nay đã có rất nhiều ứng dụng, phần mềm khai báo sức khỏe được các đơn vị triển khai, áp dụng, điển hình như: Bluezone; NCOVI; Vietnam Health Declaration (VHD); Sổ Sức khỏe điện tử; phần mềm di biến động dân cư…
Mã QR code khai báo y tế vẫn 'mạnh ai nấy quét'
Mặc dù Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ TT-TT đã thống nhất liên thông phần mềm và 1 QR code dùng chung để kiểm soát người ra vào vùng dịch, nhưng đến nay QR code vẫn "mạnh ai nấy quét".
Trước khi thực hiện dùng chung một tờ khai y tế với một mã QR code thống nhất cho các ứng dụng kiểm soát, nhiều người dân đã cài đủ các ứng dụng khai báo y tế khác nhau. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Từ đầu tháng 8, Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ TT-TT đã thống nhất người dân sẽ sử dụng chung 1 mẫu Tờ khai y tế để thuận tiện trong quá trình khai báo, di chuyển, đồng thời liên thông phần mềm Ncovi, Bluzone... Chủ trương này nhằm chấm dứt tình trạng có quá nhiều phần mềm, ứng dụng về khai báo y tế do các bộ, ngành phát triển, gây ra nhiều phiền hà cho người dân cũng như khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.
Theo ghi nhận của Thanh Niên , đến nay đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng người dân vẫn chưa được hưởng lợi từ các tiện ích mà 3 bộ đã thống nhất, trong đó, người dân phải khai báo y tế bằng QR code thông qua các phần mềm vẫn chưa thể liên thông với nhau; QR code của phần mềm Ncovi, Bluzone chưa được nhận diện bởi ứng dụng do Bộ Công an kiểm soát, hoặc ngược lại.
Trả lời Thanh Niên ngày 9.9 về vấn đề này, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, cũng xác nhận hiện tại các phần mềm chưa thực sự liên thông với nhau do nguyên nhân kỹ thuật.
"Theo chủ trương của 3 bộ, các cơ quan liên quan đã thống nhất dùng chung một tờ khai y tế, từ đây sẽ hoàn thiện về kỹ thuật để sinh ra một mã QR code thống nhất cho các ứng dụng kiểm soát. Đến nay, Bộ Công an đã thực hiện xong phần kỹ thuật trong trách nhiệm của mình và Bộ TT-TT đang tiến hành tích hợp để trong thời gian sớm nhất có thể dùng chung", vị lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu dữ liệu quốc gia nói.
Trong khi đó, một lãnh đạo Cục Tin học hóa Bộ TT-TT cho biết, theo thống nhất giữa 3 bộ, Bộ TT-TT có trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn QR code. Đến nay, Bộ này đã xây dựng thống nhất QR code cho các ứng dụng Ncovi, Bluzone, VHD (ứng dụng khai báo y tế cho người nhập cảnh) và đang chờ Bộ Công an thống nhất. "Chúng tôi nghĩ là không lâu nữa đâu, trong 1-2 ngày tới, người dân có thể sử dụng 1 mã QR code cho tất cả các ứng dụng", vị này cho hay.
Theo Cục C06, đến nay Trung tâm nghiên cứu dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc C06 đã phát triển thành công 3 phân hệ ứng dụng phần mềm chạy trên Cơ sở dữ dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho hoạt động phòng chống Covid- 19, gồm: phần mềm quản lý công dân vùng dịch; phần mềm quản lý công dân diện chính sách hỗ trợ Covid-19; và phần mềm quản lý công dân nghi nhiễm Covid-19.
Trong đó, phần mềm quản lý công dân (VN-AID) đang được sử dụng nhiều nhất tại các địa phương có dịch phức tạp như TP.HCM; phần mềm quản lý công dân diện chính sách hỗ trợ Covid-19 đã được áp dụng tại 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, đã phát tiền trợ cấp cho 486.942 trường hợp nơi cư trú.
Đồng Nai yêu cầu người dân đăng ký tiêm vắc xin qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử Đồng Nai yêu cầu người dân cài đặt ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh để đăng ký tiêm vắc xin ngừa COVID-19 khoa học, kịp thời. Đồng Nai yêu cầu người dân đăng ký tiêm vắc xin qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, không tiếp nhận thông tin đăng ký bằng giấy. Trong ảnh: công...