Thủ tướng cắt băng thông tuyến kỹ thuật cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đi thực nghiệm và cắt băng thông tuyến kỹ thuật tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận ( Doanh nghiệp Dự án), Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận khởi công tháng 11/2009. Sau gần 10 năm đình trệ, tiến độ chỉ đạt khoảng 10% khối lượng. Tới tháng 3/2019, liên danh các nhà đầu tư đã mời Tập đoàn Đèo Cả tham gia quản trị, điều hành dự án.
Thủ tướng phát biểu tại lễ thông tuyến kỹ thuật cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. (Ảnh: VGP)
Sau hơn một năm rưỡi tái khởi động, với sự nỗ lực vượt khó của hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, công nhân ngày đêm bám sát và miệt mài thi công công trình bằng tinh thần “ba xuyên” (xuyên đêm; xuyên lễ, tết; xuyên dịch COVID-19), đến nay, Doanh nghiệp Dự án đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận cuối năm 2020.
Theo kế hoạch, tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2021, nhưng để giúp giảm tải cho Quốc lộ 1 và hạn chế ùn tắc giao thông giữa TP.HCM và miền Tây dịp năm mới, các bên liên quan dự kiến sẽ cho xe lưu thông tạm trên cao tốc 10 ngày trước và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Video đang HOT
Đến cuối năm 2020, Dự án đã thi công đạt hơn 75% khối lượng, tuyến chính dài hơn 51km đã được thông, một số đoạn trên tuyến chính đã trải thảm bêtông nhựa mặt đường. Dự án đang tiếp tục thi công các hạng mục còn lại như: Kết cấu mặt đường, hệ thống an toàn giao thông, chiếu sáng, hệ thống kiểm soát giao thông thông minh (ITS), trạm thu phí…
Phát biểu tại lễ thông tuyến kỹ thuật cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Doanh nghiệp Dự án và các bên có liên quan đã nỗ lực thông tuyến đúng thời hạn như cam kết với Chính phủ và lòng mong đợi của hơn 21 triệu dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng cũng biểu dương cán bộ, công nhân lao động trên công trường đã làm việc 3 ca, không nghỉ lễ Tết, vừa làm việc vừa phòng chống tốt dịch COVID-19 để công trình sớm hoàn thành.
Thủ tướng cho biết, đây là lần thứ 4, Thủ tướng trực tiếp đến công trường Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận để kiểm tra, thúc đẩy tiến độ và động viên cán bộ, công nhân lao động thi công tại công trường. Các Phó Thủ tướng cũng đã 3 lần đến thăm công trình. Điều đó cho thấy Chính phủ rất quan tâm đến tuyến đường huyết mạch này cũng như phát triển hệ thống giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Thủ tướng tin tưởng, với tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận thông xe, cùng lúc với khởi công Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sáng nay và nhiều tuyền đường khác đang và sẽ được triển khai, sẽ sớm giúp thông suốt giao thông giữa Đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM và cả nước. Từ đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long giàu niềm năng sẽ có điều kiện phát triển nhanh cùng cả nước.
Thủ tướng phát lệnh khởi công cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị thi công, tư vấn, giám sát, các vấn đề kỹ thuật phải đảm bảo chất lượng cao nhất, không để tình trạng làm trước, hỏng sau, chất lượng kém.
Trước nhu cầu cấp bách về hạ tầng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tháng 4/2019, Thủ tướng đã có lời hứa với 20 triệu người dân ĐBSCL về phát triển hạ tầng giao thông cho khu vực, trước hết là tuyến đường bộ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, trong đó tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận phải được thông tuyến vào cuối năm 2020 và hoàn thành trong năm 2021. Thực hiện lời hứa đó, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt Bộ Giao thông vận tải và các địa phương đẩy nhanh tiến độ các dự án này. Và vào sáng nay, (4/1), tại Vĩnh Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh khởi công Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.
Toàn cảnh lễ khởi công. Ảnh: Chanh Tuy
Dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận và Mỹ Thuận-Cần Thơ là những cao tốc thành phần quan trọng của tuyến đường cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau, nằm trong quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông và chiến lược phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực phía Nam. Sau khi dự án được hoàn thành sẽ kết nối và phát huy hiệu quả các đoạn đường bộ cao tốc đã được đầu tư như Trung Lương - Mỹ Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, kết nối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy chế biến nông sản... trong khu vực. Dự án khi hoàn thành còn khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông trên QL1A đoạn từ Cần Thơ lên Thành phố Hồ Chí Minh, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực miền Tây Nam Bộ.
Trong đó, Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ khởi công hôm nay có chiều dài gần 23km, tổng vốn đầu tư 4.826 tỷ đồng, thời gian thi công 2 năm. Tuyến chính đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 100km/h để phù hợp với giai đoạn xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc 6 làn xe, bề rộng nền đường hơn 32m. Giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, cầu là 17,5m, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Thứ Trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật báo cáo quá trình triển khai dự án. Ảnh: Chanh Tuy
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là dự án có ý nghĩa chiến lược kết nối từ cầu Mỹ Thuận đến Thành phố Cần Thơ, và như vậy đến năm 2022, tuyến cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận- Cần Thơ sẽ được hoàn thành. Ngay trong năm nay, Chính phủ cũng giao các bộ, ngành chức năng chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi công cao tốc từ Thành phố Cần Thơ đến Cà Mau cũng như làm đường cao tốc ven biển của vùng với chiều dài 400km.
Thủ tướng cũng cho biết, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã bố trí nhiều nguồn lực cho các công trình giao thông, trong đó sẽ khánh thành cao tốc Lộ Tẻ-Rạch Sỏi dài trên 51km, thông xe kỹ thuật và sớm khánh thành cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận; sớm khánh thành hai đường băng mới để giải phóng ách tắc tại các sân bay quốc tế; mặt cầu Thăng Long có yêu cầu kỹ thuật riêng cũng gần được hoàn thành; cầu Cửa Hội kết nối Nghệ An với Hà Tĩnh sẽ được khánh thành thời gian tới. Cầu Mỹ Thuận cũng sẽ sớm hợp long. Các tuyến đường sắt nội đô của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ sớm được khánh thành.
Ông Lữ Quang Ngời, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Chanh Tuy
Bên cạnh đó, sau quá trình chuẩn bị công phu, trách nhiệm cao nhất, những hạng mục đầu tiên của sân bay Long Thành sẽ được khởi công vào sáng mai, 5/1. Trước đó, ngày 6/11/2020 đoạn cao tốc Bắc -Nam đã được khởi công xây dựng.
Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm khởi công tuyến tránh Long Xuyên với số vốn gần 1.500 tỷ đồng.
Thủ tướng, các Phó thủ tướng và lãnh đạo các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh: Chanh Tuy
Thủ tướng cho rằng, nhiều công trình quan trọng trong chiến lược phát triển giao thông cả nước được triển khai hiệu quả giai đoạn này. Đặc biệt phải hoàn thành cho được tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận-Cần Thơ và khánh thành đoạn Mỹ Thuận-Cần Thơ thành vào năm 2022 như cam kết của chủ đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Chanh Tuy
"Một điều đặc biệt là chúng ta đã chuyển hình thức đầu tư từ BOT sang đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhằm giảm chi phí cho đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đối với sản phẩm xuất khẩu với lưu lượng lớn vận chuyển qua tuyến đường quan trọng này. Năm nay ngân sách Nhà nước đã chi khoảng 1.000 tỷ và số còn lại là năm sau để hoàn thiện tuyến đường này. Đây là cố gắng rất lớn, thay đổi chủ trương quan trọng để góp phần thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển toàn diện, đồng bộ đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các công trình quan trọng, kể cả thủy lợi, giao thông chúng ta đã triển khai thời gian qua"- Thủ tướng nói.
Với ý nghĩa của tuyến đường đối với sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long 20 triệu dân, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị thi công, tư vấn, giám sát, các vấn đề kỹ thuật phải đảm bảo chất lượng cao nhất, không để tình trạng làm trước, hỏng sau, chất lượng kém.
An Giang tiếp tục ra quân cao điểm kiểm soát giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông Trong tuần, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh An Giang, công an các địa phương đẩy mạnh thực hiện cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc và Tết Nguyên đán 2021. Cụ thể, các lực lượng đã tổ chức 206 ca tuần tra, kiểm soát, ra quyết định xử phạt hành...