Thủ tướng Canada vắng mặt ở đàm phán TPP do “hiểu lầm lịch trình”
Giải thích về lý do Thủ tướng Canada vắng mặt trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo về TPP, ông Champagne Bộ trưởng Bộ Thương mại Canada cho biết “đó là sự hiểu lầm trong sắp xếp lịch trình vì cuộc họp song phương giữa Thủ tướng Canada với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã kéo dài hơn 25 phút so với dự kiến”.
CPTPP thay cho TPP
11h ngày 11.11, Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Kinh tế và Tái thiết Nhật Bản Toshimitsu Motegi đồng chủ trì nhằm thông báo kết quả các cuộc họp của các Bộ trưởng kinh tế của 11 nước tham gia đàm phán tại Đà Nẵng từ ngày 8 – 10.11.
Tại cuộc họp báo, 2 Bộ trưởng cho hay, TPP đã được đổi thành tên Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ Đốc tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là một hiệp định mới, thay thế cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng vẫn kế thừa một số điều khoản đã đạt được đồng thuận cho TPP của 11 nước tham gia đàm phán hiệp định này.
Người chủ trì cuộc họp báo cho biết, kể từ cuộc họp ở Hà Nội ngày 21.5.2017, Thủ tướng của 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã tái khẳng định sự công bằng và tầm quan trọng kinh tế chiến lược của Hiệp định TPP, ký tại Auckland, New Zealand ngày 4.2.2016. Theo đó, việc đề cao các nguyên tắc và chuẩn mực cao là cách để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và đóng góp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên, tạo ra các cơ hội mới cho công nhân, các hộ gia đình, nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản đồng chủ trì họp báo sáng 11.11. Ảnh: Đình Thiên.
Trong tháng 5.2017, các bộ trưởng đã giao cho các quan chức thực hiện đánh giá các phương án để thực hiện một Hiệp định toàn diện có chất lượng cao và trong những tháng gần đây, các quan chức đã đạt được một kết quả công bằng, duy trì các lợi ích quan trọng của TPP. Một số điều khoản của TPP được bảo lưu cho CPTPP trong khi đó một số điều khoản khác bị tạm dừng.
Tại buổi họp báo, 2 bộ trưởng Việt Nam và Nhật Bản còn cho biết, các bộ trưởng TPP cũng nhất trí rằng CPTPP vẫn phải duy trì chuẩn mực cao, công bằng và toàn vẹn của TPP trong khi bảo đảm lợi ích thương mại cũng như các lợi ích khác của tất cả các thành viên và duy trì quyền kết nối để hoạch định, bao gồm sự linh hoạt của các bên trong việc đưa ra các ưu tiên về pháp lý và quy định.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ trưởng Toshimitsu Motegi còn cho hay, trong thỏa thuận có điều khoản mỗi bên đều có quyền duy trì, phát triển và thực hiện các chính sách văn hóa của mình. Các bộ trưởng TPP cũng cân nhắc rằng CPTPP thể hiện nguyện vọng của các bên trong việc thực hiện các kết quả của TPP.
Bên cạnh đó, các công cụ lập pháp đã đề xuất cho CPTPP cho phép các bên hành động quyết định kịp thời để đẩy cao các mục tiêu chung. Các bộ trưởng tái khẳng định rằng, CPTPP thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc mở cửa thị trương, chống bảo hộ mậu dịch và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Vì sao Thủ tướng Canada vắng mặt tại đàm phán TPP hôm qua?
Tại cuộc họp báo, những người chủ trì còn thông tin, trong thỏa thuận mới của Hiệp định CPTPP các bộ trưởng TPP chia sẽ quan điểm rằng phạm vi xem xét có thể được kéo dài theo các đề xuất để chỉnh sửa CPTPP. Hơn nữa, các bộ trưởng quyết định rằng tất cả các thư đề xuất trong 11 nước của TPP sẽ được duy trì trên nguyên tắc trừ khi các bên có quyết định khác.
Các bộ trưởng TPP cũng đã giao cho các quan chức tiếp tục các công việc mang tính kỹ thuật, bao gồm tiếp tục nỗ lực hoàn thành các điều khoản chưa đạt được đồng thuận, chuẩn bị văn kiện bằng tiếng Anh để phê duyệt và thống nhất rằng mỗi quốc gia thành viên sẽ cần tiếp tục tiến trình trong nước của mình, bao gồm cả việc tham vấn công chúng trước khi ký tham gia, thông tin tại buổi họp báo.
Để có được kết quả trên, đến 22h đêm hôm qua các Bộ trưởng thương mại TPP mới kết thúc cuộc họp kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ để đàm phán một số điểm đang có bất đồng.
Cuộc đàm phán này diễn ra muộn bởi vì trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo TPP thì người đứng đầu nền kinh tế Canada Thủ tướng Justin Trudeau đã không tới thạm dự và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe người chủ trì đã tuyên bố hủy phiên họp.
Giải thích về lý do Thủ tướng Canada vắng mặt trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo về TPP, ông Champagne Bộ trưởng Bộ Thương mại Canada cho rằng “đó là sự hiểu lầm trong quá trình sắp xếp lịch trình vì cuộc họp song phương giữa Thủ tướng Canada với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã kéo dài hơn 25 phút so với dự kiến”.
Hiện nay tên gọi của TPP đã đổi thành TPP-11 là tên gọi của hiệp định giữa 11 thành viên còn lại của TPP sau khi Tổng thống Donald Trump người lãnh đạo mới của nền kinh tế Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định này.
Ngày 10.11, trong khuôn khổ Hội nghị APEC 2017, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bất ngờ không tới dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo TPP. Với việc thủ tướng Canada không tới dự, các nhà lãnh đạo vẫn tiến hành cuộc họp nhưng đã không thể đưa ra tuyên bố về TPP như dự kiến.Trước đó, Canada đã phản ứng rất dữ dội sau những phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản và Bộ trưởng Thương mại Mexico về việc đã đạt được thoả thuận về cơ bản cho TPP-11. Một đại diện của Canada cho báo chí biết: “Tình hình vẫn chưa rõ ràng hết nên Nhật Bản (tuyên bố) vội vàng. Vẫn chưa có thoả thuận căn bản (về TPP)”.Thỏa thuận TPP gồm 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, đạt được vào năm 2016. Nhưng kể từ khi Mỹ rút lui, đã có nhiều ý kiến nghi ngờ thỏa thuận có thể tiếp tục tồn tại.Việc vắng Mỹ khiến TPP trở nên kém hấp dẫn đối với một số quốc gia, nhưng Nhật Bản đã vận động mạnh mẽ để đạt một thỏa thuận nhằm tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực.
Theo Danviet
Ảnh: Thủ tướng Canada đến Đà Nẵng dự APEC
Sáng nay (10.11), Thủ tướng Canada Justin Trudeau vừa tới Đà Nẵng để tham dự các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Máy bay chở Thủ tướng Canada Trudeau hạ cánh ở sân bay Đà Nẵng sáng nay. Ảnh: Hải An/Zing
Thủ tướng Trudeau vẫy chào khi bước xuống máy bay. Ảnh: Nam Cường
Quan chức Việt Nam đón tiếp Thủ tướng Canada. Ảnh: Nam Cường
Những hình ảnh Thủ tướng Trudeau tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Nam Cường
Trước đó, chiều 8.11, sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Tại cuộc hội đàm, hai nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những phát triển tích cực của quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Canada thời gian qua trên nhiều lĩnh vực; nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada. Đây là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, là động lực, kịp thời tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác sâu rộng, hiệu quả trong bối cảnh hai nước ngày càng chia sẻ nhiều lợi ích trên các bình diện song phương, khu vực và quốc tế. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí thời gian tới hai bên sẽ phối hợp triển khai các nội dung trong khuôn khổ Đối tác toàn diện như chính trị-ngoại giao, thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục-đào tạo và những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng như an ninh quốc phòng, khoa học công nghệ...; tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, APEC, Francophonie, cũng như trong các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai nước cùng quan tâm. Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Chính phủ và Nhân dân Canada về sự ủng hộ quý báu dành cho nhân dân Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay; đánh giá cao vai trò và những đóng góp to lớn của cố Thủ tướng Pierre Trudeau, người từng ủng hộ phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam và quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.Kể từ hơn hai thập kỷ trở lại đây, Canada luôn đứng trong nhóm những nước hàng đầu về viện trợ phát triển cho Việt Nam. Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với Canada vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Canada tiếp tục ưu tiên dành ODA cho Việt Nam, đặc biệt trên các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp, tăng trưởng bền vững...; ủng hộ Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi sau năm 2017, tăng cường thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương; sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam; đề nghị Canada tạo điều kiện hơn nữa cho cộng đồng người Việt Nam tại Canada hội nhập, phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của quan hệ hai nước.
Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Canada. Ảnh Loan Trần Thủ tướng Justin Trudeau bày tỏ sự vui mừng tới thăm Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu kinh tế xã hội Việt Nam đạt được những năm qua; cảm ơn về sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Việt Nam đã dành cho Thủ tướng và Đoàn. Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Canada ở khu vực và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với Việt Nam; nhất trí hai nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong quan hệ kinh tế thương mại - đầu tư trên nguyên tắc hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi.Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định Canada sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc thực thi Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc. Canada khẳng định tiếp tục tạo thuận lợi cho mở rộng hợp tác và trao đổi học thuật, thông qua việc thiết lập các quan hệ đối tác và các chương trình trao đổi sinh viên giữa các cơ sở giáo dục của hai nước. Hai nhà Lãnh đạo cũng trao đổi sâu rộng, chia sẻ lập trường về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, hai nhà Lãnh đạo ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không; ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông; tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý, tôn trọng luật pháp quốc tế; thúc đẩy việc sử dụng đại dương vì các mục đích hòa bình, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển. Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã tham dự cuộc Họp báo chung. Phát biểu với các phóng viên, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết đây là lần đầu tiên ông thăm Việt Nam trên cương vị Thủ tướng, nhưng vào năm 1995 ông từng khoác ba lô đến Việt Nam. Trở lại lần này, ông chứng kiến nhiều điều ở Việt Nam đã thay đổi nhưng có những thứ vẫn còn nguyên vẹn.Thủ tướng Trudeau cho biết Việt Nam và Canada đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ những năm 1970, dưới thời Phụ thân của ông. Từ đó đến nay, hai nước đã cùng nhau làm việc để cùng nhau thúc đẩy mục tiêu chung, hợp tác trong các vấn đề quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, trao đổi thương mại...Truyền thống đó đang được tiếp tục thúc đẩy khi ông và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay chính thức xác lập khuôn khổ Đối tác toàn diện cho quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị, thương mại, an ninh...
Theo Danviet
Ảnh: Nữ đặc vụ bảo vệ nghiêm ngặt Thủ tướng Canada tại sân bay Sáng nay (10.11), Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tới Đà Nẵng để tham dự các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, với sự bảo vệ nghiêm ngặt của bộ phận an ninh bao gồm các nữ đặc vụ. Thủ tướng Canada vẫy tay chào quan khách tại sân bay Đà Nẵng. (Ảnh: Đình Thiên) Thủ tướng Canada bắt tay...