Thủ tướng: “Cần hành động nhanh hơn trong thời đại kỹ thuật số”
“Doanh nghiệp công nghệ là hạt nhân để thực hiện khát vọng một dân tộc hoá rồng”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sáng 9.5.
Sáng 9.5, Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến tham dự Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Điều này là lời khẳng định về sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đối với việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ trong nước, sử dụng công nghệ để giải bài toán Việt Nam, lấy thị trường trong nước là cái nôi để từ đó đi ra thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gian hàng được trưng bày khu vực triển lãm.
Nắm bắt thời cơ phát huy tiềm năng
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ ấn tượng với tiết mục mở đầu khi 3 tiếng “Việt Nam ơi” vang lên cũng như triển lãm mini quy tụ nhiều doanh nghiệp… Bên cạnh đó, các bài phát biểu trong diễn đàn cũng nêu ra kinh nghiệm, định hướng, kiến nghị sâu sắc đến Chính phủ.
Thủ tướng cho rằng, những lãnh đạo các bộ ban ngành có mặt ở Diễn đàn nếu có thể lắng nghe và giải quyết sẽ giúp doanh nghiệp công nghệ phát triển. Qua đó, Thủ tướng giao lại các vấn đề này cho Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông làm chỉ thị, chiến lược về phát triển doanh nghiệp công nghệ để trình Chính phủ trong tháng 6 để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai phát triển công nghệ.
Video đang HOT
“Nếu nắm bắt thời cơ, phát huy tiềm năng, Việt Nam sẽ tiến cùng thời đại. Nhận thức này cần được biến thành hành động, tháo gỡ rào cản cho các doanh nghiệp công nghệ phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Nhấn mạnh, Chính phủ liên tục động viên doanh nghiệp, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam sẽ phát triển nếu có những doanh nghiệp toàn cầu, biết đổi mới sáng tạo và có tinh thần tự tôn dân tộc. Việc phát triển công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam vươn ra thế giới.
Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Thủ tướng đề xuất 4 giải pháp. Thứ nhất, công nghệ là nhân tố chính đưa Việt Nam thành nước phát triển, thoát bẫy thu nhập trung bình, Do đó, muốn tăng thu nhập trung bình phải phát triển công nghệ để đến 2045, nước ta phải trở thành nước công nghiệp thịnh vượng; muốn thoát bẫy thu nhập trung bình cần làm chủ công nghệ, hoàn thiện quản lý.
Hai là, doanh nghiệp công nghệ là hạt nhân để thực hiện khát vọng một dân tộc “hoá rồng”. Với xu thế sôi động không thể đảo ngược của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số giữa các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, vai trò bản lề của cuộc phát triển kinh tế đất nước. Kinh tế số, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ là xu thế phát triển tất yếu. Do đó, nền kinh tế dựa vào tài nguyên và nhân công cá thể sẽ không còn là lợi thế sau này. Chính vì vậy, đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn của doanh nghiệp đối với nền kinh tế
Ba là, cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 là cơ hội cho những ý tưởng, sáng tạo mới. Việt Nam cần nhận thức điều đó để đối mặt. Cơ hội đến từ chính sự nỗ lực trong thách thức đó, phát huy lợi thế trong thời đại số. Cần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế, chủ yếu dựa vào nhân lực công nghệ chất lượng cao.
Bốn là, cần vượt qua rào cản và thách thức bằng bản lĩnh và trí tuệ Việt. Doanh nghiệp công nghệ có nhiệm vụ nâng cao chất, tăng trưởng, đưa nền kinh tế lên tầm cao hơn, doanh nghiệp gắn trọng trách dẫn dắt việc chuyển đổi số quốc gia song song với tiến trình làm chủ. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam thực hành khẩu hiệu “sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất”.
Muốn có doanh nghiệp công nghệ cần tạo ra thị trường
Trong bài phát biểu, Thủ tướng nhắc lại rằng thời gian không chờ đợi nên cần hành động nhanh hơn trong thời đại kỹ thuật số. Những phương thức kinh doanh cũ kỹ cần nhường cho những giải pháp đổi mới sáng tạo và công nghệ. Cơ hội đến và không bao giờ trở lại, Việt Nam cần hành động ngay.
Lượng người sử dụng Internet cao, xuất hiện nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, nhiều doanh nghiệp phát triển công nghệ thông tin… Sau 30 năm lắp ráp, Việt Nam có đủ điều kiện để sáng tạo công nghệ, cần xây dựng và tuyên bố dứt khoát chiến lược để trở thành doanh nghiệp công nghệ.
Theo đó, doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Doanh nghiệp cần nhận thức đúng về cuộc cách mạng lần thứ 4. Cần khuyến khích doanh nghiệp lớn đã thành công thể hiện tinh thần trách nghiệm, đặt sứ mệnh doanh nghiệp gắn liền với sứ mệnh quốc gia. Các doanh nghiệp vươn ra và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Chính phủ cùng các bộ liên quan sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia nhằm tạo thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ. Muốn có doanh nghiệp công nghệ cần tạo ra thị trường. Đầu tiên và then chốt nhất là hoàn thiện nền kinh tế thị trường, đổi mới sáng tạo. Sau đó là hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Thủ tướng đồng ý với chủ trương thí điểm xây dựng khu công nghiệp, công nghệ sáng tạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra, cần đổi mới giáo dục để nâng cao năng lực tiếp cận. Chính phủ sẽ đưa các vấn đề cụ thể như liên kết, kêu gọi các doanh nghiệp hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm… Cần nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút nhân lực nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số.
Theo Danviet
Còn quá sớm để nói Việt Nam có thể mắc bẫy thu nhập trung bình
"Còn quá sớm để nói Việt Nam có bị mắc bẫy thu nhập trung bình hay không nhưng cần có chính sách để tạo thu nhập cao hơn, tăng năng suất lao động", ông Eric Sidgwick khẳng định tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam diễn ra vào sáng nay (9.5) ở Hà Nội.
Nói về khả năng tận dụng nền kinh tế số để đưa Việt Nam thành nước có thu nhập cao hơn, ông Eric Sidgwick - Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam đưa ra nhiều thông tin thú vị thông qua các bảng khảo sát.
Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông Eric Sidgwick phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Ảnh: VnExpress
Theo ông Eric Sidgwick, nền kinh tế số cần sử dụng công năng để nâng cao hiệu năng sản xuất. Đó là các hoạt động kinh tế sử dụng thông tin đã được số hóa, ứng dụng công nghệ 4.0. Cách mạng 4.0 sẽ ảnh hưởng đến tương lai của ngành sản xuất toàn cầu.
Ông Eric Sidgwick cho biết, 3 đối tượng thụ hưởng chính trong nền kinh tế số là công dân, doanh nghiệp và Chính phủ. Khảo sát về tính sẵn sàng cho cách mạng công nghệ 4.0, đại diện ADB tại Việt Nam chỉ ra, Việt Nam còn khá non trẻ với mức xếp hạng 4.9, đứng sau nhiều nước như Indonesia, Idia, Thailand, Singapore...
"Điểm đáng mừng là Việt Nam đang có sự chuyển dịch, hướng đến nhóm các nước trong nhóm sẵn sàng đón đầu kinh tế số", ông nói.
Cụ thể, Việt Nam đạt mức tương đối tốt so với 100 quốc gia được đánh giá theo 59 tiêu chí, xếp hạng thấp nhất của Việt Nam rơi vào lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng : "Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta" Tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam diễn ra vào sáng nay (9.5) ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: "Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại...