Thủ tướng: Cần đổi mới cách nghĩ, cách làm trong đối ngoại

Theo dõi VGT trên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương.

Đây là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy “tham gia tích cực” sang “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”.

Thủ tướng: Cần đổi mới cách nghĩ, cách làm trong đối ngoại - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị.

Ngày 12/8, Hội nghị “Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng hơn 200 đại biểu là lãnh đạo, đại diện của các bộ, ngành, địa phương và một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam tham dự.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan; nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển; 3 diễn giả- chuyên gia hàng đầu về đối ngoại đa phương là nguyên Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới Pascal Lamy; nguyên Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Jayantha Dhanapala; nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo cùng tham dự.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh đối ngoại đa phương trở thành xu thế tất yếu và ngày càng có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế của thế kỷ 21. Các cơ chế hợp tác đa phương trên tất cả các tầng nấc ngày càng được các quốc gia coi trọng, đáp ứng nhu cầu gia tăng hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu ngày càng gay gắt, đan xen.

Đây cũng là dịp tổng kết chặng đường gần 30 năm đối ngoại đa phương của Việt Nam, đ.ánh giá thành tựu cũng như đúc rút những bài học trên tất cả các lĩnh vực trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu quốc tế về hoạch định và thực tiễn triển khai đối ngoại đa phương, thống nhất nhận thức giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhằm tạo đồng thuận trong việc đẩy mạnh triển khai đối ngoại đa phương trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện

Bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại-hội nhập quốc tế

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, đối ngoại đa phương ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống chính trị – kinh tế – đối ngoại của thế giới và cũng là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đối ngoại Việt Nam, trong đó có đối ngoại đa phương đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình tham gia và hội nhập vào đời sống quốc tế, Việt Nam luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của các thể chế và diễn đàn đa phương đối với các vấn đề an ninh và phát triển của khu vực và thế giới.

Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đ.ánh dấu bước chuyển quan trọng về tư duy đối ngoại. Việt Nam chủ trương triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại trên tất cả các kênh song phương và đa phương, dựa trên sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa ngoại giao Nhà nước – đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân. Đại hội XI của Đảng cũng đề ra chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” và đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, theo đó hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên cơ sở các chủ trương lớn của Đảng và xu thế chung của thế giới, cần xác định đối ngoại đa phương là bộ phận rất quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đối ngoại đa phương là phương tiện hữu hiệu để triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế. Các thể chế, các diễn đàn đa phương là nơi Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh và phát triển; nâng cao vị thế của mình trên cơ sở hài hòa với các lợi ích chung; cùng chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu và xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở đề cao vai trò của luật pháp quốc tế. Đồng thời, đây cũng là nơi Việt Nam thể hiện tinh thần “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

“Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là của Liên Hợp Quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh. Thủ tướng cũng cho rằng, chính sự đoàn kết, ủng hộ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế tại các diễn đàn đa phương đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam đã góp phần quan trọng đề cao chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử của khu vực, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Thủ tướng: Cần đổi mới cách nghĩ, cách làm trong đối ngoại - Hình 2

Video đang HOT

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hội nghị.

Đổi mới tư duy về hoạt động đối ngoại

Cho biết đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương và cũng là lần đầu tiên bàn về chủ đề này với sự tham gia, đóng góp của nhiều diễn giả hàng đầu của thế giới và Việt Nam dày dạn kinh nghiệm về đối ngoại và đặc biệt là đối ngoại đa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội nghị cùng các diễn giả, đại diện các tổ chức quốc tế thảo luận, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh đối ngoại đa phương, phục vụ hiệu quả cho bảo đảm môi trường hòa bình và phát triển của đất nước trong thời kỳ chiến lược mới.

Cụ thể, thứ nhất, cần đề xuất những định hướng dài hạn cho đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ mới. Hội nghị cần làm rõ những yêu cầu, nhiệm vụ mới của đối ngoại đa phương, những thuận lợi và thách thức trong triển khai thực hiện.

Thứ hai, cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương; khẳng định đây là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy “tham gia tích cực” sang “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”. Thủ tướng mong muốn Hội nghị sẽ thảo luận kỹ về phương thức xử lý hài hòa các mối quan hệ quan trọng, như mối quan hệ giữa lợi ích, quan tâm của Việt Nam với lợi ích, quan tâm chung của khu vực và thế giới; giữa lợi ích song phương với lợi ích đa phương; giữa lợi ích tổng thể với lợi ích của mỗi ngành…

Thứ ba,cần làm rõ những biện pháp để tăng cường thống nhất nhận thức và đồng thuận giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương trong hội nhập quốc tế toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thứ tư, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế cần bàn sâu các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng, kiện toàn các cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương, phù hợp với chuyển biến của tình hình và đáp ứng nhu cầu mới của đất nước; có biện pháp khuyến khích, tăng cường sự tham gia, đóng góp nhiều hơn của các cơ quan nghiên cứu, các địa phương, doanh nghiệp trong nỗ lực chung này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng các bài học, kinh nghiệm, đề xuất và khuyến nghị tại Hội nghị có ý nghĩa quan trọng để nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam.

“Giai đoạn 10-20 năm tới có ý nghĩa then chốt đối với Việt Nam khi Cộng đồng ASEAN hình thành vào năm 2015, cùng với đó là việc nước ta tham gia các liên kết kinh tế sâu rộng, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đồng thời hoàn tất nhiều cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào 2015 – 2020″, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của Liên Hợp Quốc, WTO, ASEAN, các tổ chức quốc tế, khu vực, các học giả, các nhà nghiên cứu, những người bạn thân thiết của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới và trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam.

Hội nghị có các hoạt động chính, gồm: Lễ khai mạc; các phiên thảo luận về các xu thế lớn của đối ngoại đa phương thế kỷ 21, hợp tác đa phương trong thúc đẩy phát triển bền vững; hệ thống thương mại đa phương và các xu thế liên kết đa tầng nấc, FTA thế hệ mới, điều chỉnh chính sách ngoại giao đa phương của các nước; khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam và ASEAN; bài học của hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam…

Theo_Đời Sống Pháp Luật

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại đa phương

Sáng nay (12/8), Hội nghị "Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam" đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là lãnh đạo, đại diện của các bộ, ngành, địa phương và một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Sau đây là toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị "Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam"

Thưa các vị khách quý

Thưa Quý vị đại biểu và các bạn

Hôm nay, tôi rất vui mừng tham dự Hội nghị về "Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam". Đây là một chủ đề rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực. Đối ngoại đa phương ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống chính trị - kinh tế - đối ngoại của thế giới và cũng là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại đa phương - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị (ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại).

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng Quý vị đại biểu trong nước và quốc tế. Tôi hoan nghênh và đ.ánh giá cao sự tham dự của các diễn giả quốc tế. Sự chia sẻ của Quý vị và các bạn về kinh nghiệm đối ngoại đa phương sẽ rất có ích cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới để Việt Nam chúng tôi có thể đóng góp tích cực và hiệu quả hơn cho cộng đồng quốc tế.

Thưa Quý vị

Đối ngoại Việt Nam, trong đó có đối ngoại đa phương, đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đối ngoại đã mang lại những thành công vang dội trên mặt trận đa phương, với những dấu ấn lịch sử của các Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954, Hội nghị Pa-ri 1973, góp phần kiến tạohòa bình, giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước.

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ Đổi mới, đối ngoại đa phương đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam ra khỏi thế bị bao vây cấm vận, từng bước

mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, thúc đẩy các mục tiêu phát triển, bảo vệ và duy trì môi trường hòa bình và nâng cao vị thế đất nước.

Việt Nam ngày nay là thành viên tích cực, có trách nhiệm của nhiềutổ chức, diễn đàn quan trọng ở khu vực và thế giới như Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, APEC, ASEM,... Chúng ta thật sự tự hào trước những bước trưởng thành của đất nước trong các hoạt động đối ngoại đa phương. Nổi bật là việc nước ta đã đảm nhận thành công cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khóa 2008 - 2009 và vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010. Chúng ta cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện đa phương lớn mang tầm vóc quốc tế, giành được sự tín nhiệm, ủng hộ của bạn bè quốc tế, vị thế đất nước không ngừng được nâng cao.

Trong quá trình tham gia và hội nhập vào đời sống quốc tế, Việt Nam luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của các thể chế và diễn đàn đa phương đối với các vấn đề an ninh, phát triển của khu vực và thế giới.

Bước sang thế kỷ 21, nhất là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta đang chứng kiến những chuyển dịch mạnh mẽ trong nền tảng kinh tế thế giới cũng như trong tương quan lực lượng quốc tế. Và quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động

đa phương và liên kết ở các cấp độ khu vực, liên khu vực và quốc tế.

Trong môi trường an ninh và phát triển đang chuyển biến rất nhanh và sâu sắc, tất cả các nước lớn nhỏ đều đứng trước nhu cầu tăng cường hợp tác, liên kết để cùng giải quyết các vấn đề chung cấp bách. Các thách thức toàn cầu ngày càng nhiều và phức tạp, nằm ngoài khả năng giải quyết của từng quốc gia và từng khu vực. Đó là việc bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa và giải quyết xung đột, đến các vấn đề liên quan tới liên kết kinh tế, tài chính, tự do hóa thương mại, đầu tư, cũng như việc hợp sức ứng phó với khủng hoảng và các thách thức an ninh phi truyền thống...

Thế giới đang hướng đến cục diện "đa cực" cùng với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Tất cả các quốc gia đều rất coi trọng các thể chế, các phương thức giải quyết đa phương, nhằm phục hồi kinh tế, mở rộng không gian phát triển, tạo thêm thế và lực trong cục diện mới.Trong đó châu Á - Thái Bình Dương đang đi đầu xu hướng liên kết đa tầng nấc và trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị năng động.

Ngày nay, từ cấp độ tiểu vùng, khu vực đến liên khu vực, toàn cầu và trong mọi lĩnh vực, chúng ta đều cảm nhận được sự tác động và tầm quan trọng của cácthể chế hợp tác đa phương.

Thưa các Đồng chí và quý vị đại biểu,

Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đ.ánh dấu bước chuyển quan trọng về tư duy đối ngoại. Chúng ta chủ trương "triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại" trên tất cả các kênh song phương và đa phương, dựa trên sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa ngoại giao Nhà nước - đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân. Đại hội XI của Đảng cũng đề ra chủ trương "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế" và đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, theo đó hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên cơ sở các chủ trương lớn của Đảng và xu thếchung của thế giới, chúng ta cần xác định đối ngoại đa phương là bộ phận rất quan trọng trong tổng thểchính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đối ngoại đa phương là phương tiện hữu hiệu để chúng ta triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế. Các thể chế, các diễn đàn đa phương là nơi Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh, phát triển; nâng cao vị thế của mình trên cơ sở hài hòa với các lợi ích chung; cùng chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu và xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở đề cao vai trò của luật pháp quốc tế. Đồng thời, đây cũng là nơi Việt Nam thể hiện tinh thần "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế".

Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, cácdiễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết. Chính sự đoàn kết, ủng hộ mạnh mẽ của các bạn bè quốc tế tại các diễn đàn đa phương đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam đã góp phần quan trọng đề cao chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử của khu vực, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Thưa các Đồng chí và quý vị đại biểu

Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức một hội nghị có quy mô toàn quốc để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta bàn về chủ đề này với sự tham gia, đóng góp của nhiều diễn giả là chính khách hàng đầu của thế giới và Việt Nam dày dạn kinh nghiệm về đối ngoại và đặc biệt là đối ngoại đa phương.

Tôi đề nghị Hội nghị cùng các diễn giả, đại diện các tổ chức quốc tếthảo luận để giúp tìm ra các biện pháp hữu hiệu đẩy mạnh đối ngoại đa phương, phục vụ hiệu quả cho bảo đảm môi trường hòa bình và phát triển của đất nước trong thời kỳ chiến lược mới. Cụ thể:

Thứ nhất, cần đề xuất những định hướng dài hạn cho đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ mới. Hội nghị cần làm rõ những yêu cầu, nhiệm vụ mới của đối ngoại đa phương, những thuận lợi và thách thức trong triển khai thực hiện. Sau gần 30 năm đổi mới, ta có thuận lợi lớn là thế và lực của đất nước đã tăng lên rất nhiều.Việt Nam ngày nay là thành viên tích cực của ASEANvà hầu hết các tổ chức khu vực, quốc tế quan trọng, có quan hệ ngoại giao với 184 quốc gia và tạo dựng khuôn khổ quan hệ ổn định, sâu sắc với các đối tác hàng đầu. Mặt khác, ta cũng đứng trước những thách thức to lớn từ sự thay đổi sâu sắc của cục diện đa phương và môi trường chiến lược ở khu vực và thế giới.

Thứ hai, cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương. Nay là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy "tham gia tích cực" sang "chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung". Tôi mong Hội nghị sẽ thảo luận kỹ về phương thức xử lý hài hòa các mối quan hệ quan trọng, ví dụ như mối quan hệ giữa lợi ích, quan tâm của Việt Nam với lợi ích, quan tâm chung của khu vực và thế giới; giữa lợi ích song phương với lợi ích đa phương; giữa lợi ích tổng thể với lợi ích của mỗi ngành... Chúng ta cần coi trọng việc đóng góp thiết thực vào xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2015 và Chương trình nghị sự phát triển sau 2015 của Liên hợp quốc.

Thứ ba, cần làm rõ những biện pháp để tăng cường thống nhất nhận thức và đồng thuận giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương trong hội nhập quốc tế toàn diện

phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thứ tư, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế cần bàn sâu các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng, kiện toàn các cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương, phù hợp với chuyển biến của tình hình và đáp ứng nhu cầu mới của đất nước. Đồng thời, cần có biện pháp khuyến khích, tăng cường sự tham gia, đóng góp nhiều hơn của các cơ quan nghiên cứu, các địa phương, doanh nghiệp trong nỗ lực chung này. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công triển khai chính sách.

Các bài học, kinh nghiệm, đề xuất và khuyến nghị tại Hội nghị có ý nghĩa quan trọng để nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam. Giai đoạn 10 - 20 năm tới rất then chốt đối với nước ta khi chúng ta nỗ lực hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tham gia các liên kết kinh tế sâu rộng, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đồng thời hoàn tất nhiều cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào 2015 - 2020. Đây là yêu cầu và nhiệm vụ hoàn toàn mới của đối ngoại nước ta.

Đối ngoại đa phương đã chứng tỏ tầm quan trọng và sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần tạo thêm thế và tăng thêm lực cho đất nước trong cục diện mới đang định hình.

Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, các tổ chức quốc tế, khu vực, các học giả, các nhà nghiên cứu và những người bạn thân thiết của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước nói chung và trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại đa phương nói riêng.

heo_Người Đưa Tin

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư, 4 Ủy viên Trung ương đã thôi chức
20:41:57 14/08/2024
Cháy nhà ở TP.HCM nhiều người mắc kẹt chạy lên tầng thượng kêu cứu
18:28:30 13/08/2024
Bắt tạm giam Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Chợ Lách vì nhận hối lộ
18:11:39 14/08/2024
Sạt lở đất ở Vĩnh Phúc gây sập tường, 1 người c.hết, 1 người bị thương
17:43:32 13/08/2024
Bộ Chính trị kỷ luật Phó Thủ tướng Lê Minh Khái
20:42:09 13/08/2024
Nông dân Lâm Đồng sốt ruột việc bồi thường vụ bò sữa bị c.hết hàng loạt
19:38:05 14/08/2024
11 người dân bị một con chó dại cắn tại Đồng Nai
13:40:30 15/08/2024
1 đêm 2 cháu bé bị bỏ rơi trước cổng chùa ở Quảng Trị
21:02:35 13/08/2024

Tin đang nóng

Hình ảnh nghẹn lòng của Hoa hậu Ngọc Châu trong giây phút tiễn biệt mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng
14:01:16 15/08/2024
Vụ Hằng Du Mục bị chồng 'tẩn' hot search xứ Trung, netizen thốt lên đáng sợ!
13:28:41 15/08/2024
Vợ chồng Phương Lê - Vũ Luân đáp trả bạn thân Vũ Linh, khịa Kim Tử Long?
15:07:14 15/08/2024
Con trai duy nhất của Thành Long: Học cách trưởng thành nhờ "ăn cơm tù", vùng vẫy thoát khỏi danh xưng Thái tử bất tài
12:45:44 15/08/2024
Nữ cảnh sát Trung Quốc cảnh báo phụ nữ Việt từ vụ Hằng Du Mục, bóc trần mặt tối
16:41:05 15/08/2024
Kỳ Duyên, Khánh Vân và đông đảo sao Việt về Tây Ninh để tiễn đưa mẹ Hoa hậu Ngọc Châu
12:42:29 15/08/2024
Tớ Là Lộc "dạy dỗ" CĐM về thuần phong mỹ tục, phủ đầu lời chê Ông Bố Điên ít học
15:28:55 15/08/2024
'Bằng chứng thép 6' b.ị c.hê thảm hại
13:03:23 15/08/2024

Tin mới nhất

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm lâm phát cảnh báo nghi vấn 1 cá thể gấu phá hàng trăm cây chuối

17:48:17 15/08/2024
Lần thứ hai là đầu tháng 7-2024, có khoảng 20 cây chuối bị cào cấu, cắn xé như đợt trước. Lần gần nhất là ngày 5-8, đội phát hiện cũng tại Lô 3 có 15 cây chuối bị cào cấu, cắn xé lấy mất phần ruột non của cây.

Nữ tài xế lái ô tô đi ngược chiều ở Hà Nội nêu lý do để tránh tắc đường

16:00:27 15/08/2024
Đội CSGT đường bộ số 3 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) vừa lập biên bản xử phạt nữ tài xế lái ô tô đi ngược chiều trên đường Trường Chinh.

Xe tải tông sập lan can cầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai lao xuống vực

14:28:20 15/08/2024
Lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, xe tải tông đổ lan can cầu, lao xuống vực sâu khiến 2 người bị thương nặng

CEO Phạm Tuấn Sơn - Hành trình đến thành công và những trải nghiệm sâu sắc

14:04:37 15/08/2024
Hành trình đi đến thành công gặp nhiều thất bại liên tiếp, tuy vậy doanh nhân Phạm Tuấn Sơn vẫn quyết tâm theo con đường đã chọn và đạt được những thành công vượt bậc nhờ những trải nghiệm sâu sắc.

Bé sơ sinh bị bỏ rơi, giòi bu khắp người

13:25:07 15/08/2024
Sau 30 ngày, từ một em bé bị bỏ rơi với cân nặng 2,5 kg, trên cơ thể nhiều vết xước do côn trùng đốt, có tình trạng rối loạn đông m.áu, n.hiễm t.rùng, trẻ đã tăng lên 3,8 kg và khỏe mạnh, hồng hào.

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch xanh

12:55:58 15/08/2024
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR) (Cục Du lịch quốc gia) nhận định, sự tăng trưởng cao lượng khách du lịch và xu hướng du lịch đại trà tại Việt Nam giai đoạn vừa qua đã xả thải lượng lớn chất thải, trong đó có rác thải nhựa.

Lật xe khách trên Quốc lộ 25 làm 1 hành khách t.ử v.ong

14:09:11 14/08/2024
Trưa 14/8, Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ xe khách lật nghiêng và lộn nhiều vòng trên Quốc lộ 25 khiến 1 hành khách t.ử v.ong.

Cần nhanh chóng xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở để học sinh đón năm học mới

13:08:57 14/08/2024
Để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như điều kiện dạy, học của giáo viên và học sinh, các cấp có thẩm quyền cần nhanh chóng vào cuộc xử lý để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn, ảnh hưởng.

Hà Nội: Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại nhiều tuyến phố, giao thông di chuyển khó khăn

12:59:36 14/08/2024
Tối 13/8, cơn mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến phố trên địa bàn các quận nội đô thành phố Hà Nội bị ngập úng cục bộ, giao thông khó khăn.

Khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất ở Lào Cai gặp nhiều khó khăn

12:22:14 14/08/2024
Theo ước tính, điểm sạt lở này từ đỉnh đồi cao 135 m khiến đất, đá tràn xuống vùi lấp đoạn đường dài gần 100 m chiều cao khoảng 7 m, rộng 11 m, với khối lượng khoảng trên 5.400 m3; phía trên đồi còn 25.000 m khối taluy dương đang tiếp t...

Bảo Lộc: Ghi nhận 6 con bò sữa mắc bệnh tiêu chảy

07:26:49 14/08/2024
Tại hộ nuôi bò sữa phường Lộc Phát có 21 con, với 1 con bị bệnh và hộ dân ở Lộc Sơn nuôi 13 con, có 1 con bị bệnh với các triệu chứng tương tự.

Kịp thời dập tắt vụ cháy trong khu dân cư

06:38:25 14/08/2024
Trước đó, vào khoảng 10 giờ 45 phút ngày 13/8, tại căn nhà số 49 Lê Thánh Tôn, phường Lê Lợi xảy ra cháy. Ngay sau đó, chủ nhà đã báo cho lực lượng chức năng.

Có thể bạn quan tâm

Ghi nhận ca bệnh ho gà ở người lớn

Sức khỏe

17:55:37 15/08/2024
Hiện nay, đã có vaccine phòng bệnh ho gà. Để chủ động phòng, chống bệnh ho gà, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch.

Vợ chồng nhà "anh tài" 2 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại, sau 10 năm nhận tin không ai ngờ

Sao việt

17:52:41 15/08/2024
Vào ngày 14/8, bà xã Đăng Khôi đã đăng tải hình ảnh mới bên nửa kia trên trang cá nhân, cho biết đang mang bầu ở tháng thứ 5.

Nga ban bố tình trạng khẩn cấp tại Belgorod sau cuộc tấn công của Ukraine

Thế giới

17:52:39 15/08/2024
Các biện pháp này có thể bao gồm sơ tán người dân đến các khu vực an toàn, tạm dừng các hoạt động sản xuất liên quan đến vật liệu nguy hiểm

Vì sao mỹ nam Hollywood Ryan Reynolds lại giàu đến vậy?

Sao âu mỹ

17:48:10 15/08/2024
Ryan Reynolds, diễn viên chính của bộ phim đang gây sốt phòng vé Deadpool & Wolverine là một trong những diễn viên giàu nhất thế giới.

Phượt thủ U80 lái xe máy từ Hà Nội đi Tây Tạng 41 ngày đêm

Du lịch

17:44:05 15/08/2024
Chỉ nhắn gia đình một câu Bố đi chơi mấy ngày mà không nói địa điểm, ông Hùng lái mô tô chinh phục hơn 14.000km lên Tây Tạng - Trung Quốc suốt 41 ngày đêm.

Khán giả bình phim Việt: Cặp đôi chính 'Đi giữa trời rực rỡ' khiến tôi 'tan chảy'

Hậu trường phim

17:26:08 15/08/2024
Lâu rồi mới xem một phim Việt khiến tôi có cảm xúc nhiều như vậy, háo hức mong chờ từng tập phim của Đi giữa trời rực rỡ .

Lisa lật ngược thế cờ

Nhạc quốc tế

17:25:21 15/08/2024
Sáng 14/8, Lisa (BLACKPINK) đã cho ra mắt teaser MV New Woman - sản phẩm hợp tác cùng nữ ca sĩ người Tây Ban Nha từng giành giải Grammy Rosalía.

Hai tên trộm vừa 'ăn' xe máy lúc sáng sớm, gặp ngay tổ Cảnh sát giao thông

Pháp luật

17:18:02 15/08/2024
Khoảng 3h50 sáng 15-8, trong quá trình tuần tra kiểm soát trên địa bàn, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 7 thuộc Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã kịp thời khống chế và bắt giữ đối tượng vừa thực hiện hành vi trộm cắp ...

Tôn Bằng đòi 7 tỷ mới buông tha cho vợ, Hằng Du Mục phải đi vay nóng?

Netizen

17:15:32 15/08/2024
Sau khi Hằng Du Mục trực tiếp tố chồng tác động vật lý và thông báo sẽ ra toà ly dị vào ngày 20/8, cộng đồng mạng liên tục dõi theo mọi động thái của cô và người chồng Trung Quốc - Tôn Bằng.

Phòng Tổ Danh - Con trai duy nhất của Thành Long: Ở tù, tìm đường quay lại Cbiz

Sao châu á

17:06:27 15/08/2024
Thành Long được truyền thông ca ngợi là một trong những ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất thế giới. Ông kết hôn một lần, với nữ diễn viên Lâm Phụng Kiều. Cặp đôi có một cậu con trai duy nhất, đặt tên là Phùng Tổ Danh.

Uyển Ân, Thùy Tiên bối rối vì không biết nấu cơm

Tv show

16:53:33 15/08/2024
Ngay khi được phân công nhiệm vụ nấu cơm và làm món rắn nướng, Uyển Ân, DJ Mie và Liz Kim Cương tỏ ra hoang mang.