Thủ tướng: Cần 3.000 tỉ đồng chống sạt lở ĐBSCL
Chiều 27-9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL về công tác phòng, chống, khắc phục sạt lở và sản xuất vụ đông xuân 2019-2020.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, những năm gần đây, bùn cát từ thượng nguồn về ngày càng giảm. Trong khi đó, khai thác cát sỏi lòng sông phục vụ hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, việc xây dựng nhà cửa trong lòng sông, bãi sông, đường giao thông sát bờ sông, kênh rạch ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu làm nước biển, sóng gió, thủy triều tăng, thay đổi lớn về dòng chảy thượng nguồn. Những yếu tố trên đã và đang làm cho tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại ĐBSCL ngày càng phức tạp.
Sạt lở bờ biển từ trước năm 2010 đến nay diễn biến ngày càng phức tạp và có mức độ gia tăng cả về phạm vi, mức độ nghiêm trọng, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Sạt lở bờ sông đến nay cũng diễn biến nguy hiểm không kém.
Thời gian qua, các bộ, ngành, trung ương, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển bằng nhiều phương thức… Tuy nhiên, tình hình sạt lở vẫn diễn ra rất nhanh, hằng ngày, hằng giờ và vẫn chưa dừng lại.
Về sản xuất mùa vụ đông xuân năm nay, theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, mùa mưa trên thượng nguồn sông Mekong gần kết thúc, song lượng mưa đạt trị số rất thấp. Với tình hình mưa và dòng chảy sông Mekong có thể xảy ra hạn hán xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020 ở mức sớm và nặng hơn so với trung bình nhiều năm. Dự báo với tình hình trên, xâm nhập mặn có khả năng sẽ ảnh hưởng đến 100.000 ha lúa vụ đông xuân 2019-2020 ở các địa phương ven biển với khoảng 50.000 hộ dân bị ảnh hưởng thiếu nước.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong đó, tình hình sạt lở bờ sông, kênh rạch, bờ biển đe dọa trực tiếp đến an toàn của nhiều khu dân cư, công trình hạ tầng ven sông, ven biển. Việc tập trung các nguồn lực để xử lý một bước là điều hết sức cần thiết và cần làm sớm để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Thủ tướng cũng khẳng định Đảng, Nhà nước sẽ làm hết sức mình để cùng ĐBSCL phát triển bền vững. Chính phủ cần kiến nghị Quốc hội bố trí đủ vốn khoảng 3.000 tỉ đồng để hỗ trợ ĐBSCL xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở trong hai năm 2019-2020. Trong đó, Chính phủ sẽ xuất ngân sách dự phòng trung ương năm 2019, bố trí 1.000 tỉ đồng bằng vốn đầu tư trung hạn và một số nguồn ODA khác để đủ 3.000 tỉ đồng.
Thủ tướng giao cho các bộ NN&PTNT, Tài chính, KH&ĐT, TN&MT cùng các cơ quan có liên quan sớm tham mưu cho Chính phủ. Trong đó, nền tảng quan trọng là Bộ NN&PTNT đã khảo sát số liệu chứng minh và đi kiểm tra hiện trường. Bộ KH&ĐT xem xét, trình Thủ tướng chậm nhất tháng 10 năm nay.
“Đây là một quyết sách thể hiện trách nhiệm của Chính phủ đối với ĐBSCL. Các địa phương phải sử dụng một cách hiệu quả nhất. Cần chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực đối với việc chống sạt lở này để cùng vượt qua thiên tai khắc nghiệt này” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo Bộ NN&PTNT, trong vòng 10 năm gần đây, ngân sách đã bố trí trên 16.000 tỉ đồng để xây dựng công trình phòng, chống sạt lở. Trong đó, hai năm (2018, 2019) đã bố trí trên 4.000 tỉ đồng, đang rà soát tiếp tục hỗ trợ 4.412 tỉ đồng.
ĐÔNG HÀ
Theo PLO
Bộ trưởng Bộ NNPTNT: Áp thấp nhiệt đới có diễn biến rất dị thường
Trước đường đi phức tạp, lắt léo của áp thấp nhiệt đới, Bộ trưởng Bộ NNPTNT - Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương kiểm soát chặt hệ thống tàu thuyền trên biển, đồng thời đảm bảo an toàn hồ đập, di dời dân khỏi những vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ ống lũ quét.
Diễn biến khó lường
Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai bàn giải pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn sáng 3/9, các ý kiến đều nhận định, đường đi của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) khó lường, lắt léo, có thể gây nguy hiểm cho tàu bè nếu không được cảnh báo sớm và kịp thời.
Theo báo cáo của ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào 01h00 sáng ngày 03/9, ATNĐ đã ở trên đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế gây mưa to tại các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế với tổng lượng mưa từ 1h00-4h00 từ 150-200mm.
Trong khi đó, ATNĐ trên khu vực giữa biển Đông cũng diễn biến phức tạp. Hồi 04h00 ngày 03/9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo tại cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
"Cảnh báo từ ngày 03-06/9, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (phổ biến 300-500mm/đợt, riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế 500-700 mm/đợt). Các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên khả năng xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp, đô thị các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên" - ông Khiêm cảnh báo.
Về tình hình tàu thuyền, theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 06h00 ngày 03/9, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.462 phương tiện/312.630 người. Trong đó có 67.072 tàu/280.303 người neo đậu tại các bến; 4.279 tàu/31.513 người hoạt động ở khu vực biển khác; 111 tàu/814 người hoạt động khu vực Quần đảo Hoàng Sa, các phương tiện đã nắm được thông tin về ATNĐ và đang di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.
Về tình hình các hồ chứa, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết các hồ thủy lợi ở khu vực miền Trung hiện tại đang thấp, tại khu vực Bắc Trung Bộ ở mức 40-60% dung tích thiết kế; khu vực Tây Nguyên ở mức 65-80% dung tích thiết kế. Trong khu vực có 104 hồ xung yếu.
"Tuy nhiên với lượng mưa lớn như dự báo đối với khu vực miền Trung thì có khả năng các hồ chứa thủy lợi nhỏ sẽ đầy nước và nhiều nguy cơ nên cần chú ý" - ông Tỉnh lo ngại.
Lo ngại cho tàu thuyền
Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nhấn mạnh, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là đội ngũ tàu còn hoạt động trên biển, nếu ATNĐ diễn biến dị thường, đường đi khó đoán, rất có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền trên biển.
Các địa phương cần đặc biệt lưu ý kiểm đếm các phương tiện hoạt động trên biển do đường đi của áp thấp nhiệt đới rất dị thường. Ảnh: I.T
"Vì vậy, cần chú ý tiếp tục theo dõi tình hình tàu thuyền, không được chủ quan, trong đó đặc biệt lưu ý các tàu vận tải nhỏ. Để ứng phó với diễn biến mưa lớn tại khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế cần chỉ đạo quyết liệt sẵn sàng cho việc tiêu úng đồng thời khẩn trương tổ chức thu hoạch diện tích lúa còn lại. Đảm bảo công tác an toàn giao thông đặc biệt tuyến đường sắt Bắc Nam, đường mòn có khả năng bị chia cắt do lũ. Đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời gian khai giảng" - ông Hoài nói.
Phát biểu chỉ đại tại cuộc họp, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định sự xuất hiện của 2 áp thấp nhiệt đới cùng lúc, kèm theo các tác động cơn bão Lingling ở ngoài khơi vùng biển Philippines, khiến tình hình thời tiết khu vực biển và đất liền ở Trung Bộ trở nên tiêu cực, khó lường.
"Việc liên tục xuất hiện những dạng hình khí tượng rất bất lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của tuyến biển, đồng thời tác động cực đoan đến thời tiết đất liền" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định.
"Thông thường, áp thấp nhiệt đới sẽ tan ngay khi vào trong đất liền nhưng hướng di chuyển của cơn này rất dị thường. Sau khi đi vào các tỉnh, áp thấp nhiệt đới này sẽ quay trở lại khu vực đông bắc, phát triển ra phía ngoài khu vực biển và mạnh lên thành bão", Bộ trưởng NNPTNT nhấn mạnh
Theo đó, cơn Kajiki có thể chịu thêm ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực giữa Biển Đông khiến hướng di chuyển và cường độ thay đổi. Hoàn lưu của cơn áp thấp nhiệt đới này không chỉ chạy theo một trục là hướng tây mà chạy quanh quẩn theo vòng tròn, đây cũng là hiện tượng cần đặc biệt lưu ý.
Cùng với đó, cơn bão Lingling phía bên ngoài vùng biển ngoài khơi Philippines cũng đang có hướng phát triển lên phía bắc. Khi cả 3 hình thái tương tác với nhau có thể gây ra các dạng hình mới thay đổi cả về cường độ, tác động và hướng di chuyển.
Theo dự báo, vùng nguy hiểm trên biển của nước ta bắt đầu từ vĩ độ 13, đây là khu vực có nhiều tàu thuyền hoạt động. Tác động của các trạng thái gió cũng trở nên khó lường, các cơn có thể liên tục phát triển về kích thước và không đồng nhất về hướng đi.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cần đặc biệt lưu ý những diễn biến mới của các hình thái thời tiết, xâu chuỗi và đưa ra những đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của các hình thái này đến thời tiết biển và đất liền.
Từ ngày 03-06/9, mưa cục bộ lớn xảy ra tại khu vực Nam Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, khu vực có sông ngắn và dốc có thể khiến lũ lên nhanh, cần chú sẵn sàng phương án phòng chống lũ, sạt lở, lũ ống, lũ quét, tai biến địa chất.
Kiểm tra, rà soát công tác vận hành, phương án đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa, nhất là các hồ đập xung yếu hoặc đang thi công. Tại Thừa Thiên Huế cần chú ý 03 hồ chứa lớn đặc biệt hồ Tả Trạch.
Theo Danviet
Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Nông nghiệp Úc thích thú ăn nhãn Việt Nam Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường với bà Bridget McKenzie - Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Australia, hai bên cam kết sẽ tạo điều kiện để đưa nhiều loại nông sản sang thị trường hai nước. Trước mắt, sản phẩm nhãn, tôm của Việt Nam sẽ sớm có mặt ở thị trường Australia. Australia...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?

Lật xe khách 35 chỗ ở Tam Đảo, 3 người tử vong, 14 người nhập viện cấp cứu

Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ

Một học sinh ở huyện Ba Tơ bị điện giật tử vong khi tham gia hội diễn văn nghệ

Tối nay, người dân TP HCM xem trình diễn 3D Mapping, pháo hoa tại đâu, lúc nào?

Đoàn QĐND Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Nga tập luyện buổi đầu tiên
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Hàn gây sốc vì chui ra từ vali ở thảm đỏ phim Việt, tưởng "đủ wow" ai ngờ quá ê chề
Hậu trường phim
3 giờ trước
Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm
Sao việt
3 giờ trước
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
3 giờ trước
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
3 giờ trước
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
3 giờ trước
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
4 giờ trước
1 hot girl gây dậy sóng khi tự "bóc" chuyện hẹn hò "người tình bí mật" của Lưu Diệc Phi
Sao châu á
4 giờ trước
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
4 giờ trước
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU
Thế giới
5 giờ trước
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
6 giờ trước