Thủ tướng Campuchia nói gì về tin ‘không có ngân sách’ cho kênh đào Phù Nam-Techo?
Thủ tướng Campuchia Hun Manet mới đây đã có phản ứng về việc một số phương tiện truyền thông quốc tế loan tin không có nguồn tài trợ cho việc xây dựng kênh đào Phù Nam-Techo.
Tờ Khmer Times hôm nay 25.11 đưa tin Thủ tướng Campuchia Hun Manet hôm 23.11 đã bác bỏ thông tin từ một số phương tiện truyền thông quốc tế rằng không có nguồn tài trợ cho việc xây dựng kênh đào Phù Nam-Techo. Ông Hun Manet khẳng định không có bất kỳ trở ngại nào cản trở việc triển khai dự án.
Ông Hun Manet nhấn mạnh chính phủ Campuchia có một kế hoạch tổng thể rõ ràng với một số đối tác phát triển dự phòng sẵn sàng tiếp quản dự án nếu một trong số các đối tác không thực hiện được. Ông khẳng định chính phủ Campuchia đang triển khai dự án kênh đào Phù Nam-Techo với sự quan tâm lớn hơn từ người dân, giải quyết các tác động để đảm bảo quy trình diễn ra một cách suôn sẻ và có trách nhiệm.
Thủ tướng Campuchia nói gì về tin ‘không có ngân sách’ cho kênh đào Phù Nam-Techo?
Ông Hun Manet nói rằng dự án kênh đào Phù Nam-Techo đòi hỏi các quy trình triển khai phù hợp và không có gì đang cản trở quá trình triển khai siêu dự án này. Ông nhấn mạnh nhóm công tác đang triển khai dự án một cách cẩn thận, tuân theo các hướng dẫn rõ ràng để giảm thiểu tác động đến người dân ở cấp cơ sở.
Trước đó, báo Khmer Times cho biết Bộ Giao thông Công chính Campuchia ngày 22.11 cũng đã ban hành một thông cáo báo chí bác bỏ thông tin từ tờ Bangkok Post và Hãng tin Reuters rằng dự án kênh đào Phù Nam-Techo đang gặp vấn đề về tài chính cho việc triển khai.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet phát biểu tại một sự kiện ở Phnom Penh ngày 24.11. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH FRESH NEWS
Reuters ngày 21.11 đưa tin trong lễ động thổ diễn ra vào ngày 5.8, Thủ tướng Hun Manet cho hay Trung Quốc sẽ đóng góp 49% vào nguồn tài trợ cho dự án kênh đào Phù Nam-Techo, nhưng nhiều tháng sau, khoản đóng góp tài chính của Trung Quốc vẫn còn chưa chắc chắn.
Reuters dẫn lời 4 người trực tiếp tham gia vào các kế hoạch đầu tư hoặc được thông báo về các kế hoạch liên quan cho hay Bắc Kinh đã bày tỏ sự nghi ngờ về dự án và chưa đưa ra cam kết chắc chắn về nguồn tài trợ.
Cũng theo Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời trực tiếp câu hỏi về khoản tài trợ cho dự án kênh đào Phù Nam-Techo, nhưng nhấn mạnh hai nước là “những người bạn thân thiết”.
Dự án kênh đào Phù Nam-Techo có kinh phí ước tính 1,7 tỉ USD, được tiến hành nhằm tạo ra một tuyến đường thủy mới, dài 180 km trải dài qua địa phận 4 tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep của Campuchia. Kinh phí xây dựng từ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, được thực hiện theo hình thức xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT), dự kiến hoàn thành sau 48 tháng thi công.
Thái Lan và Campuchia sẽ sớm nối lại đàm phán về tranh chấp trên biển
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ngày 8/11 cho biết Campuchia đã được thông báo về việc nối lại các cuộc đàm phán liên quan đến các khu vực tranh chấp trên biển theo Bản ghi nhớ (MoU) năm 2001, sau khi Ủy ban kỹ thuật chung (JTC) được thành lập vào giữa tháng này.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Thông điệp này đã được bà Paetongtarn gửi tới Thủ tướng Campuchia Hun Manet nhân dịp hai nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11, tại Côn Minh, Trung Quốc.
Theo Thủ tướng Thái Lan, việc thành lập JTC dự kiến sẽ được hoàn tất sau khi bà kết thúc chuyến công du tới Peru để tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2024 diễn ra từ ngày 10-16/11.
Bà Paetongtarn khẳng định: "Đến lúc đó, JTC sẽ tiếp tục đàm phán theo MoU"; đồng thời lưu ý thêm rằng MoU được ký vào năm 2001 đóng vai trò là khuôn khổ chính để đàm phán về Khu vực yêu sách chồng lấn (OCA).
Thái Lan và Campuchia đều tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực rộng khoảng 26.000 km2 ở Vịnh Thái Lan. Khu vực này được cho là giàu tài nguyên năng lượng hóa thạch. Campuchia đã đưa ra yêu sách ban đầu vào năm 1972, nhưng Thái Lan sau đó đã bác bỏ yêu sách của quốc gia láng giềng này.
Hai nước đã ký MoU vào năm 2001, khi cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đang nắm quyền, để hướng tới việc cùng khai thác chung tại các khu vực chồng lấn và phân định biên giới trên biển.
Tuy nhiên, sau đó việc thực hiện MoU bị đình trệ cho đến nay vì vấp phải sự phản đối của một bộ phận người dân Thái Lan khi cho rằng MoU có thể khiến Thái Lan mất chủ quyền đối với một số khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thảo luận về huấn luyện quân sự với Campuchia Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 4.6 gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet để thảo luận về việc nối lại các chương trình huấn luyện quân sự. Tại đây, ông Austin có các cuộc gặp riêng với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Chủ tịch Thượng viện Hun Sen và Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha. Chuyến thăm này là...