Thủ tướng Campuchia họp bất thường 5.000 quan chức quân sự
Hôm qua, khoảng 5.000 quan chức quân sự cấp cao Campuchia được triệu tập đến cuộc họp do Thủ tướng Hun Sen tổ chức, với chủ đề chính là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ.
Thủ tướng Hun Sen bắt tay lãnh đạo lực lượng cảnh vệ Thủ tướng Hing Bun Heang (giữa) trong cuộc họp hôm 23/7. (Ảnh: The Cambodia Daily)
Báo The Cambodia Daily đưa tin hôm qua 23/7, tại trụ sở lực lượng cảnh vệ Thủ tướng Hun Sen thuộc tỉnh Kandal, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã triệu tập một cuộc họp bất thường với khoảng 5.000 lãnh đạo và quan chức cấp cao từ các lực lượng vũ trang trên toàn quốc.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Socheat, tại cuộc họp, Thủ tướng nhắc nhở tất cả các lực lượng quân đội Hoàng gia Campuchia, cảnh sát và quân cảnh về trách nhiệm của họ trong bảo vệ chủ quyền quốc gia.
“Ông nhấn mạnh vai trò và nghĩa vụ của ba lực lượng an ninh (quân đội, quân cảnh, và cảnh sát) trong bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh cho quần chúng nhân dân”, Tướng Socheat cho biết.
Tướng Nem Sowath, Giám đốc văn phòng chính sách và đối ngoại Bộ Quốc phòng, cho biết Thủ tướng đã thúc giục các lực lượng quân đội tái khẳng định cam kết của họ về chống lại các mối đe dọa an ninh.
Video đang HOT
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập nhiều lần cáo buộc Chính phủ sử dụng những tấm bản đồ mà họ cho là do Việt Nam vẽ trong những năm 1980.
Tại cuộc họp, Thủ tướng khẳng định bản đồ Chính phủ sử dụng để phân chia đường biên giới với Việt Nam là chính xác, và đã được lưu chiểu tại Liên Hợp Quốc vào năm 1964. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu duy trì quan hệ hợp tác hòa hảo với các quốc gia láng giềng.
Nghi Phương
Theo Dantri/ The Cambodia Daily
Ấn Độ hưởng lợi:Hợp tác quân sự với cả Nga và Mỹ
Hiện Ấn Độ đang đẩy mạnh quan hệ hợp tác quân sự đa phương. Song song với việc nắm chặt tay Nga, nước này cũng đang tăng cường hợp tác với Mỹ.
Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ
Bình luận về mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Mỹ và Ấn Độ, trong bữa tiệc chiêu đãi kỷ niệm 10 năm ngày ký kết thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hào hứng tuyên bố: "Chúng ta đang đứng trước những thay đổi lớn trên biển".
Ông Biden nói rằng, trong những thay đổi này, New Dehli đóng một vai trò quan trọng. Washington không tiến hành với nước nào trên thế giới nhiều cuộc tập trận hải quân chung như với Ấn Độ, bởi nước này có vị trí quan trọng trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc mà Tổng thống Obama đang theo đuổi.
Ông Samir Patil, chuyên gia về an ninh quốc gia từ Trung tâm phân tích của Ấn Độ Gateway House bình luận: "Ấn Độ và Hoa Kỳ đang tăng cường hợp tác quân sự, ví dụ như các gói mua sắm vũ khí trang bị, đặc biệt là việc hai nước tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung".
New Dehli đang nỗ lực mở rộng các cuộc diễn tập hải quân song phương và đa phương Ấn-Mỹ. Cuộc tập trận chung Malabar năm nay, Ấn Độ đã mời Nhật Bản - một đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á, cùng tham gia. Ngoài ra, nước này còn dự định tiến hành tập trận chung với Australia.
Ấn Độ đang đẩy mạnh hợp tác quân sự với cả Nga lẫn Mỹ
Tăng cường hợp tác với Mỹ trên biển trong các thập kỷ tới, hạm đội hai nước sẽ tích cực tham gia các hoạt động cứu hộ, tăng cường và làm sâu sắc hơn mối liên hệ trực tiếp giữa các quân nhân của hai nước. Trong thời gian tới, sĩ quan hải quân Ấn Độ sẽ được đào tạo và hội thảo tại Hoa Kỳ.
Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật cũng sẽ được mở rộng sang lĩnh vực mua sắm vũ khí, trang bị. Mỹ cung cấp máy bay trinh sát trên biển, các hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và nhiều loại vũ khí khác cho Ấn Độ. Kim ngạch giao dịch giữa hai nước tăng với tốc độ chóng mặt.
Tất cả điều này được thực hiện với mục tiêu xây dựng mạng lưới bảo vệ trước các hoạt động hải quân của Trung Quốc. Washington lo ngại về sức mạnh hải quân đang lên của Bắc Kinh và muốn tạo ra đối trọng chiến lược với Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
New Dehli không muốn đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh, nhưng quan tâm đến việc tạo ra cơ chế răn đe chống sự mở rộng hiện diện hải quân của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Do đó, nước này tăng cường phát triển hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I Neptune (phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ của P-8A Poseidon-Mỹ)
Ngày 14-7 vừa qua, Ấn Độ đã ký kết một thỏa thuận khổng lồ trị giá gần 300 tỷ rupee (4,74 tỷ USD) với nhà thầu quốc phòng Boeing của Mỹ, để mua trang thiết bị quốc phòng, trong đó có 4 chiếc máy bay trinh sát hàng hải, thiên về chức năng chống ngầm là P-8A Poseidon.
Thỏa thuận này còn bao gồm các đơn đặt hàng mua hàng trăm pháo phòng không, trong đó lớn nhất là đơn đặt mua 428 pháo phòng không L-70 và ZU23 của Mỹ trị giá khoảng 169 tỷ rupee (2,67 tỷ USD). Số pháo phòng không này sẽ được sản xuất tại Ấn Độ, nhằm nâng cao khả năng của nền công nghiệp quốc phòng nước này.
Ấn Độ đang thực hiện một chương trình hiện đại hóa quân sự khổng lồ trị giá lên đến 250 tỷ USD trong 10 năm tới, do đó thu hút sự chú ý của nhiều nhà sản xuất phương Tây, nhằm cạnh tranh thị phần với bạn hàng truyền thống của nước này là Nga.
Theo_Báo Đất Việt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Vào lúc 9 giờ sáng 11-7 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế J. F. Kennedy, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ theo lời mời của Chính quyền Tổng thống Barack Obama. Trên chuyên cơ, Tổng bí...