Thủ tướng Cameron lại cảnh báo Anh có thể rút khỏi EU
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 10.11 cảnh báo Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nếu EU không cải tổ theo những yêu cầu của Anh.
Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu tại thủ đô London, Anh ngày 10.11.2015 – Ảnh: Reuters
Trong bài phát biểu nêu rõ những yêu cầu của Anh về việc cải tổ EU, ông Cameron cảnh báo đã sẵn sàng “suy nghĩ lại” về việc Anh rút khỏi EU nếu ông không thể đạt được thỏa thuận với EU, theo AFP.
Ông Cameron đưa ra tuyên bố trên ngay sau khi ông gửi một lá thư đến chủ tịch EU Donald Tusk, trong đó đưa ra một danh sách những yêu cầu, và nếu những yêu cầu này không được đáp ứng thì Anh dự kiến tiến hành cuộc trưng cầu dân ý rút khỏi EU vào năm 2017.
“Cuộc trưng cầu dân ý… sẽ là lựa chọn một lần trong một thế hệ. Đây là quyết định lớn cho đất nước chúng tôi – có lẽ cũng là quyết định lớn nhất chúng tôi sẽ đưa trong suốt cuộc đời mình”, ông Cameron nói.
Thủ tướng Cameron cho biết ông tự tin sẽ đạt được thỏa thuận với EU, nhưng ông sẽ không loại trừ việc tiến hành chiến dịch “Brexit” (tức Anh rút khỏi EU).
“Nếu chúng tôi không thể đạt được thỏa thuận và nếu những mối quan ngại của Anh không được giải tỏa, mà tôi không tin rằng sẽ xảy ra, thì chúng tôi sẽ phải suy nghĩ lại về việc liệu EU có còn thật sự cần thiết đối với chúng tôi hay không”, theo ông Cameron.
Video đang HOT
Thủ tướng Cameron có bài phát biểu này ba năm sau khi ông lần đầu tiên cam kết tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc “đi hay ở lại” EU.
Anh gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1973, và khi EU được thành lập năm 1993, thì Cộng đồng Kinh tế châu Âu biến đổi thành Cộng đồng châu Âu, trở thành một trong 3 trụ cột của EU. Nhưng Anh không dùng đồng euro khi đồng tiền chung của EU được đưa vào sử dụng vào năm 2002.
Trong lá thư gửi chủ tịch EU, ông Cameron đưa ra 4 lĩnh vực lớn yêu cầu EU cải tổ: người di cư đến EU phải cống hiến trong vòng 4 năm mới được đòi hỏi các quyền lợi, đảm bảo công bằng giữa các quốc gia thành viên EU tham gia và không tham gia khối đồng tiền chung euro ( Eurozone), yêu cầu EU trao cho Anh quyền không tham gia bản tuyên bố thắt chặt quan hệ trong khối, và EU phải cho phép Quốc hội những nước thành viên có quyền cùng họp bàn để phản đối những dự luật mới.
Hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 12 tới sẽ bàn về những yêu cầu của Anh. Ủy ban châu Âu ngay lập tức phản ứng trước bài phát biểu của ông Cameron, cho biết một số yêu cầu của Anh là “cực kỳ khó hiểu”.
Nhưng ông Cameron khẳng định những yêu cầu của Anh không phải là “sứ mạng bất khả thi”. Sau khi tái đắc cử hồi tháng 5.2015, ông Cameron đã nhắc lại tuyên bố biến cuộc trưng cầu dân ý thành hiện thực. Các quan chức cấp cao và chuyên gia nhận định cuộc trưng cầu dân ý có thể được tiến hành vào đầu năm 2016.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hy Lạp chính thức được EU giải cứu
Kết thúc các cuộc đàm phán căng thẳng suốt đêm Chủ nhật sang sáng thứ Hai, các lãnh đạo Eurozone và Hy Lạp cuối cùng cũng đạt được đồng thuận về một gói giải cứu, trong đó các ngân hàng Hy Lạp sẽ được "bơm" khẩn cấp 25 tỷ euro.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (trái) bắt tay Chủ tịch hội đồng EU Donald Tusk (Ảnh: Getty)
Phát biểu với báo giới, Chủ tịch hội đồng EU Donald Tusk khẳng định các nhà lãnh đạo đã chấp thuận "về mặt nguyên tắc" gói giải cứu, mà "nói cách khác chính là tiếp tục những hỗ trợ dành cho Hy Lạp".
"Sẽ không còn cái gọi là Hy Lạp ra đi", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras thì cho biết, sau một "cuộc chiến khó khăn", Hy Lạp đã giành được "một gói hỗ trợ tăng trưởng" trị giá 35 tỷ euro, kèm các chương trình cơ cấu nợ vay.
"Thỏa thuận này rất khó khăn, nhưng chúng tôi đã tránh được nguy cơ tài sản nhà nước bị đưa ra nước ngoài", ông Tsipras hồ hởi khẳng định. "Chúng tôi đã đảo ngược kế hoạch bóp nghẹt tài chính và làm sụp đổ hệ thống ngân hàng".
Quốc hội Hy Lạp giờ sẽ phải bỏ phiếu thông qua những chương trình cải cách được Eurozone đưa ra trước ngày thứ Tư.
Chủ tịch nhóm Bộ trưởng tài chính các nước Eurozone, Jeroen Dijsselbloem cho biết thỏa thuận vừa đạt được bao gồm thành lập một quỹ hỗ trợ 50 tỷ Euro tại Hy Lạp, để tư nhân hóa hoặc quản lý các tài sản của nước này. Trong số đó, 25 tỷ Euro sẽ được dùng để tái cấp vốn các ngân hàng Hy Lạp.
Suốt 2 tuần qua, các ngân hàng Hy Lạp đã phải đóng cửa, còn hạn mức rút tiền mặt của người dân bị giới hạn ở 60 Euro/ngày, sau khi các biện pháp kiểm soát nguồn vốn được áp dụng. Tình hình khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, trong khi nhiều người dân đổ xô tích trữ lương thực do lo sẽ xảy ra khan hiếm.
Dự kiến trong hôm nay (13/7), các Bộ trưởng tài chính Eurozone sẽ có một cuộc họp nữa, để thảo luận các "khoản tài trợ bắc cầu", giúp đáp ứng nhu cầu vốn trước mắt của Hy Lạp.
"Chặng đường phía trước còn dài, và theo như những gì diễn ra trong các cuộc đàm phán đêm nay, còn nhiều khó khăn phía trước", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói sau khi kết thúc đàm phán.
Tổng thống Pháp Francois Hollande thì khẳng định thỏa thuận giúp châu Âu "bảo toàn sự toàn vẹn và đoàn kết". "Chúng tôi cũng cho thấy châu Âu có khả năng giải quyết một cuộc khủng hoảng đã diễn ra tại Eurozone trong nhiều năm", ông Hollande tuyên bố.
Tóm tắt các yêu cầu của lãnh đạo EU 1. Hy Lạp sẽ tiếp tục đề nghị IMF hỗ trợ từ tháng 3/2016 2. Trước ngày 15/7, Hy Lạp phải thông qua các biện pháp cải cách, bao gồm đơn giản hóa thuế VAT, và áp dụng loại thuế này rộng rãi hơn. 3. Giảm trợ cấp và tách cơ quan thống kê quốc gia thành cơ quan độc lập. 4. Trước ngày 22/7, Hy Lạp phải thông qua các biện pháp cải cách hệ thống tư pháp và áp dụng các quy định hỗ trợ ngân hàng của EU. 5. Hy Lạp phải đưa ra lộ trình rõ ràng về các biện pháp sau: 6. Cải cách trợ cấp, thị trường sản phẩm, bao gồm giao dịch ngày Chủ nhật, sở hữu trong ngành dược phẩm, sữa và sản phẩm bánh kẹo. 7. Tư nhân hóa hệ thống truyền tải điện. 8. Củng cố ngành tài chính, bao gồm tình hình nợ xấu và loại trừ sự can thiệp chính trị.
* Hy Lạp cũng sẽ thực hiện các công việc sau: 1. Tư nhân hóa, bao gồm chuyển nhượng tài sản cho một quỹ độc lập tại Hy Lạp, được hình thành để huy động 50 tỷ euro. 3/4 số tiền này sẽ được dùng để tái cấp vốn cho các ngân hàng và giảm nợ. 2. Cắt giảm chi phí quản lý công và giảm những tác động chính trị trong quản lý công. Đề xuất đầu tiên phải được đưa ra trước 20/7. 3. Các điều luật then chốt phải được chủ nợ phê chuẩn, trước khi đưa ra trưng cầu dân ý hoặc bỏ phiếu tại quốc hội.
Thanh Tùng
Theo Dantri/BBC, AFP
EU "chìa tay" cứu, Hy Lạp vẫn "vùng vằng" Lãnh đạo các nước Eurozone sẽ chiến đấu đến cùng để cứu một Hy Lạp "gần như đã phá sản hoàn toàn" trở lại khối. Lá cờ EU (trái) bay cạnh lá cờ Hy Lạp tại thủ đô Athens Theo Reuters, tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch EU Donald Tusk đã hủy bỏ một cuộc họp thượng đỉnh...