Thủ tướng: Cách quản lý mạng xã hội vẫn chưa chủ động
“ Bộ Công an cần điều tra một số đối tượng chuyên nhận tiền để viết bài bôi nhọ, xuyên tạc, nói xấu chế độ trên mạng. Chủ động hơn, kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng, không để lợi dụng dân chủ, tự do để xâm phạm an ninh quốc gia”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo trong cuộc họp sáng nay về tăng cường công tác quản lý báo chí, mạng xã hội.
Sáng 7.12.2017, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về công tác tăng cường quản lý báo chí, mạng xã hội (MXH).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về tăng cường công tác quản lý báo chí, mạng xã hội sáng nay tại trụ sở Chính phủ.
Cùng dự có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Cách quản lý MXH vẫn bị động
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, báo chí cách mạng thời gian qua phát huy tích cực vai trò, đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, tạo đồng thuận trong dư luận xã hội, ổn định đất nước. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm tốt chức năng quản lý báo chí, đóng góp nhiều chủ trương biện pháp quản lý MXH.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Viễn thông Quân đội có giải pháp từng bước giám sát MXH, đưa ra các chủ trương, giải pháp kỹ thuật để bảo đảm công tác này.
Tuy nhiên, vẫn chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng các đối tượng xấu lợi dụng MXH kích động, chia rẽ nhằm làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói xấu các đồng chí lãnh đạo.
Video đang HOT
“Báo chí phải có trách nhiệm đưa tin tích cực là chủ lưu một cách bài bản, phản bác lại thông tin sai sự thật trên MXH một cách hệ thống. Điều đó cho thấy trách nhiệm của các cơ quan báo chí, tổng biên tập, người đứng đầu là rất lớn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong hoạt động báo chí vẫn còn hiện tượng đưa tin sai sự thật; tình trạng “đánh hội đồng”, rút tít “giật gân, câu khách”; nặng về thông tin mặt trái xã hội; thậm chí có biểu hiện kích động, lôi kéo; nhiều tờ báo còn thụ động, chờ lãnh đạo cấp trên chỉ đạo mới đưa tin phản bác sự sai trái trên MXH.
Sai phạm trong hoạt động của báo chí, kể cả các cơ quan báo chí lớn, chưa được xử lý nghiêm. Hiện nay, MXH trở thành một cách tiếp cận thông tin mới, nhưng đi kèm với đó phát sinh vấn đề khó kiểm soát, nhiều thông tin độc hại, khó phân biệt thật giả, gây hoang mang dư luận xã hội.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đối với MXH, hiện tồn tại tình trạng không có đầu mối quản lý, chỉ đạo thống nhất, cho nên khi có việc xảy ra không ai chịu trách nhiệm chính. Cách quản lý vẫn bị động, chạy theo tình huống, không chủ động đối phó.
Nhiều cơ quan không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, có việc trên đã chỉ đạo mà không làm. MXH đang tràn lan những luận điệu bôi nhọ; là nơi để những kẻ cơ hội chính trị, kẻ xấu thường hay kết hợp với các thế lực thù địch trong nước và ngoài nước lợi dụng chống phá đất nước. Chúng ta chưa chủ động đề ra giải pháp kỹ thuật hiệu quả; quy định xử lý chưa rõ ràng, nhất là đối với những tội vu khống, bôi nhọ lãnh đạo.
Trách nhiệm các cơ quan chức năng, cá nhân trong vấn đề này không rõ ràng. Các cơ quan, cá nhân còn mơ hồ, né tránh trách nhiệm, ngại đụng chạm; không có bản lĩnh, lập trường trong việc này; không quản lý được các mạng lớn cho nên để thất thu về thuế.
Không chủ trương đóng cửa, nhưng…
Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan chức năng phải hoàn thành sớm quy hoạch báo chí, không để kéo dài; rà soát thể chế, pháp luật về quản lý báo chí; quy định rõ vai trò các cơ quan báo chí; có cơ chế kiểm soát báo chí rõ ràng. Việc phát huy dân chủ, sáng tạo trong xã hội phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật.
Ban Tuyên giáo Trung ương, các Bộ, ngành liên quan phối hợp đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật. Phải đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, không ngại va chạm. Không chủ trương đóng cửa nhưng phải có biện pháp mạnh để hạn chế tình trạng trốn thuế của các mạng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam; đưa ra các giải pháp kỹ thuật để khi cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra tình trạng xâm phạm chủ quyền an ninh quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh, tinh thần tự do, dân chủ là hướng chủ đạo nhưng không được vi phạm pháp luật; phải kiên quyết đối với các đối tượng lợi dụng MXH âm mưu kích động, chia rẽ, phá hoại, âm mưu lật đổ chế độ.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an cần điều tra một số đối tượng chuyên nhận tiền để viết bài bôi nhọ, xuyên tạc, nói xấu chế độ trên mạng. Chủ động hơn, kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng, không để lợi dụng dân chủ, tự do để xâm phạm an ninh quốc gia.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động hơn trong nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ Ban Tuyên giáo T.Ư, chủ động xử lý nghiêm các sai phạm của báo chí; Hội Nhà báo Việt Nam làm tốt công tác tư tưởng cho toàn thể hội viên; xử lý kịp thời các bất cập…
“Nghề báo là một nghề cao quý, được tôn vinh trong xã hội, do đó báo chí cách mạng cần đi đầu, giữ vai trò nòng cốt, đồng tâm hiệp lực, tạo đồng thuận trong dư luận xã hội để góp phần quan trọng xây dựng và phát triển đất nước”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Danviet
Hiệp định thương mại Việt Âu phải là biểu tượng của hoà bình, phát triển
Phó Chủ tịch UB Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP) Jan Zahradil nêu quan điểm không sửa đổi, bổ sung các vấn đề ngoài thương mại vào Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA), bảo đảm EVFTA trở thành biểu tượng của hoà bình, hợp tác và tự do thương mại trên thế giới.
Phó Thủ tướng tiếp Phó Chủ tịch UB Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP) Jan Zahradil
Chiều ngày 5/12 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp ông Jan Zahradil, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP) đang sang thăm Việt Nam.
Ông Jan Zahradil cũng là Phó Chủ tịch Đảng bảo thủ cải cách- một trong 3 chính đảng quan trọng nhất Liên minh châu Âu, Trưởng nhóm nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam của EP gồm 30 thành viên thuộc nhiều quốc gia khác nhau.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ cảm ơn ông Jan Zahradil đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc thành lập Nhóm nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam tại EP, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) nói chung cũng như quốc hội Việt Nam và EP nói riêng.
Ông Jan Zahradil cho biết Nhóm nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam tại EP sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc vận động EP thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) vào năm 2018. Ông Jan Zahradil cho rằng khi EVFTA được triển khai sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế- thương mại và đầu tư phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp hai bên và trở thành một biểu tượng về hoà bình và tự do thương mại trên thế giới.
Phó Chủ tịch Uỷ ban thương mại quốc tế EP cho biết quan điểm của Nhóm nghị sĩ là cần nhanh chóng hoàn tất khâu rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA, không sửa đổi, bổ sung các vấn đề ngoài thương mại vào EVFTA để nhanh chóng trình EP và Quốc hội Việt Nam thảo luận, thông qua.
Đồng tình với ông Jan Zahradil, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết các Bộ, ngành của Việt Nam đang tích cực rà soát dự thảo Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) và sớm có phản hồi cho EU. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh tới vai trò, đóng góp quan trọng của Uỷ ban Thương mại quốc tế của EP đối với quá trình hợp tác kinh tế- thương mại giữa hai bên và nhấn mạnh các thoả thuận mà Việt Nam và EU đạt được tại EVFTA cần phải được trân trọng.
"Việt Nam sẽ nỗ lực, cùng với châu Âu để chứng minh cho thế giới biết rằng tự do thương mại là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược và Hiệp định EVFTA là một trong những hiệp định mẫu mực nhất về tự do thương mại", Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ Chính phủ Việt Nam mong muốn được chào đón Nhóm nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam tại EP sang thăm, tìm hiểu về đất nước Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc), thị trường lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ) và là nhà đầu tư nước ngoài lớn năm tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương năm 2016 đạt 45,1 tỷ USD, 10 tháng đầu năm 2017 đạt 41,7 tỷ USD tăng 14% so với cùng kỳ năm 2016.
P.T
Theo Dantri
Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng dự kỷ niệm 60 năm ĐH KHXHNV TP.HCM Ngoài Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng, còn có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng về dự lễ kỷ niệm. Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng vui mừng trò chuyện với các cựu sinh viên trường ĐH KHXH-NV (Ảnh: Hồ Văn) Sáng 20.11, hàng ngàn sinh viên, cựu sinh viên và...