Thủ tướng: Các thành viên Chính phủ cần thẳng thắn góp ý cho nhau
Chiều 29/12, ngay sau Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2016. Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ thẳng thắn góp ý cho nhau trong công việc.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 12.
Tại phiên họp cuối cùng của năm 2016, Chính phủ nghe và thảo luận về 5 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan: Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Dân tộc; dự thảo Nghị định cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; dự thảo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2016; báo cáo về việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Chính phủ cũng nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2016.
Phát biểu tại phiên họp, về 5 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo, sớm trình Chính phủ ban hành theo quy định, với tinh thần tinh gọn bộ máy, không làm tăng biên chế, không mở văn phòng đại diện của các Bộ, cơ quan ở phía Nam.
Video đang HOT
Về dự thảo Nghị định cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phải xét duyệt chặt chẽ chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn vay của địa phương, bảo đảm hiệu quả và nhất trí cho rằng cần có các mức tỷ lệ cho vay lại cụ thể để phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển của mỗi địa phương.
Về việc đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Nghị định số 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Thủ tướng đồng ý kéo dài thời gian thực hiện Nghị định 67 thêm 1 năm, đến hết năm 2017. Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng kết việc thực hiện Nghị định về thủ tục cho vay, lãi suất, thời gian vay, mẫu mã, thiết kế tàu và các chính sách hỗ trợ khác, báo cáo Thủ tướng.
Về dự thảo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng năm 2016, Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, Chính phủ mới đã làm được nhiều việc với mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động để phục vụ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là làm tốt hai chức năng: quản lý nhà nước và kiến tạo phát triển.
Các thành viên Chính phủ đoàn kết, thống nhất, có tinh thần trách nhiệm cao. “Nhiều đồng chí nắm bắt tình hình, sử dụng chuyên gia tư vấn, đi sát, tổ chức điều hành tốt trong thời gian qua, được người dân, các cấp, các ngành khen ngợi”, Thủ tướng nói và mong muốn các thành viên Chính phủ thẳng thắn góp ý cho nhau trong công việc; đặc biệt trong công tác chống tự diễn biến, tự chuyển hóa có ý nghĩa rất quan trọng.
P.T
Theo Dantri
Thủ tướng: Bộ ngành báo cáo 15 phút, không nói thành tích
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng 28-12 yêu cầu các bộ ngành báo cáo không quá 15 phút, địa phương không quá 10 phút; không báo cáo thành tích, đi thẳng vào khó khăn vướng mắc và giải pháp tháo gỡ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng 28-12 yêu cầu các bộ ngành báo cáo không quá 15 phút, địa phương không quá 10 phút
Sáng nay 28-12, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; họp Chính phủ thường kỳ tháng 12-2017. Hội nghị dự kiến diễn ra trong vòng 1,5 ngày.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá đây là cuộc họp quan trọng để cùng thảo luận, phân tích, làm rõ, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội, những kết quả, tồn tại, yếu kém năm 2016 và tập trung vào những nhiệm vụ cần tập trung giải quyết, bàn giải pháp triển khai năm 2017.
Theo Thủ tướng, năm 2016, Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế.
Cụ thể, trong nước, năm 2016 là một năm thiên tai, nhân tai đặc biệt nghiêm trọng, khốc liệt xảy ra trên mọi miền đất nước. Sự cố môi trường miền Trung làm giảm 0,3% tăng trưởng GDP. Đến nay, bão lũ vẫn tiếp tục đe doạ miền Trung với sức tàn phá lớn. Tình hình quốc tế và khu vực phức tạp, khó lường, xu hướng bảo hộ thương mại, tình hình biển Đông rất phức tạp. Cùng đó, còn nhiều hạn chế tồn tại của nội tại nền kinh tế như: sức cạnh tranh thấp, nhiều dự án thua lỗ, thất thoát vốn nhà nước... Ngoài ra, năm 2016 cũng triển khai nhiều văn bản pháp luật mới nên cũng có nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt với tinh thần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, qua đó, đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về kinh tế-xã hội. GDP ước tính tăng 6,21%, cao hơn các nước đang phát triển khu vực châu Á. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thu ngân sách tăng; mặt bằng lãi suất giảm; thị trường ngoại tệ, vàng cơ bản ổn định; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 41 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Cơ cấu lại nền kinh tế đạt kết quả bước đầu. Xuất khẩu Việt Nam vẫn tăng khoảng 8%, xuất siêu 2-3 tỉ USD trong bối cảnh thương mại quốc tế sụt giảm. Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 32,5% GDP. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức cao kỷ lục, với 15,8 tỉ USD vốn thực hiện FDI (tăng 9% so với cùng kỳ) và vốn FDI đăng ký mới đạt 24,4 tỉ USD (tăng 7%). Năm 2016, lần đầu tiên có hơn 110.000 doanh nghiệp được thành lập mới; thu hút hơn 10 triệu khách du lịch...
Tuy vậy, Thủ tướng cũng chỉ ra những bất cập, tồn tại để thảo luận và đưa ra các biện pháp khắc phục như: ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh, nhất là dầu thô giảm 12% về sản lượng; thiên tai hạn hán, lũ lụt, xâm ngập mặn nghiêm trọng; sự cố môi trường biển miền Trung gây hậu quả nghiêm trọng; các dự án nghìn tỉ thua lỗ mất vốn; các ngân hàng thương mại yếu kém, mất vốn rủi ro cao; xảy ra nhiều vụ cháy nổ, tai nạn giao thông nghiêm trọng; nhiều vụ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; có sai phạm trong công tác cán bộ như vụ Trịnh Xuân Thanh và các vụ khác; xếp hạng quốc tế về đổi mới sáng tạo giảm 4 bậc...
Với tinh thần quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói đi đôi với làm, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu trình bày báo cáo ngắn gọn, súc tích, trực diện, có các số liệu minh chứng rõ ràng; không nêu vấn đề một cách chung chung.
Thủ tướng đề nghị mỗi bộ ngành báo cáo không quá 15 phút, địa phương không quá 10 phút, không báo cáo thành tích mà tập trung đi vào làm rõ những mô hình tốt, cách làm hay, phương pháp làm việc, cách thức chỉ đạo.
Từ đó, tập trung thảo luận, đánh giá đúng kết quả đã đạt được, đề ra các giải pháp trọng tâm, đi thẳng vào những khó khăn vướng mắc, tháo gỡ những rào cản... để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra trong năm 2017 - năm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. "Câu hỏi lớn là điều hành năm 2017 làm sao cho hiệu quả và tốt nhất"- Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Ph.Nhung (Người lao động)
Thủ tướng: Mong TPHCM "đồng cam cộng khổ" cùng cả nước Trước những bày tỏ của lãnh đạo TPHCM cho rằng việc cắt giảm tỷ lệ giữ lại từ 23% xuống còn 18% sẽ khiến địa phương này gặp khó, Thủ tướng cho biết, vấn đề này đã được tính toán rất kỹ; đồng thời mong muốn, TPHCM thông cảm, cùng đồng cam cộng khổ với cả nước. Thông tin từ Văn phòng Chính...