Thủ tướng: Cả hệ thống chính trị chống siêu bão
Thủ tướng chỉ đạo cả hệ thống chính trị chống siêu bão với quyết tâm cao nhất bằng tất cả các giải pháp với mục tiêu hạn chế thấp nhất các thiệt hại về tính mạng của nhân dân, giảm thấp nhất thiệt hại tài sản của nhân dân, Nhà nước.
Chiều 8/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến bàn biện pháp ứng phó với siêu bão Haiyan (Hải Âu)- cơn bão mạnh nhất trong lịch sử các cơn bão ở biển Đông. Cuộc họp có Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố cùng với lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơn bão mạnh nhất từng có trên thế giới
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh “Bão Hải Âu có cấp gió lớn nhất từ trước đến nay. Dự báo của cơ quan khí tượng Việt Nam và thế giới cho thấy đây là cơn bão mạnh nhất từng có trên thế giới, di chuyển rất nhanh, diễn biến phức tạp và hướng đi dự báo vào các tỉnh miền Trung”.
Thủ tướng yêu cầu: “Cả hệ thống chính trị, từ Trung ương tới cơ sở vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, bằng mọi biện pháp có thể giảm thấp nhất thiệt hại tính mạng, tài sản của nhân dân”…
Báo cáo về siêu bão Hải Âu, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho hay, từ chiều nay (8/11) bão đã gây biển động dự dội ở Biển Đông. Khi vào Biển Đông bão vẫn cấp rất cao, tốc độ di chuyển 30km/h. Đây là cơ bão mạnh nhất từ trước đến nay so với cơn bão Catrina năm 2005 (một trong những thiên tai kinh khủng và tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ).
Vùng ảnh hưởng của siêu bão bao trùm gần như toàn bộ đất nước (Nguồn: TT Dự báo KTTV TƯ)
Theo nhận định của ông Tăng, đây là cơn bão có sức hủy diệt lớn nhất đổ bộ vào Việt Nam và nước ta chưa từng có kinh nghiệm phòng chống đối với cơn bão có sức công phá như vậy.
Cụ thể, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho hay, lúc 13 giờ ngày 8/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,4 độ Vĩ Bắc; 122,6 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (tức là từ 184 đến 201 km một giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 35km. Như vậy khoảng tối nay (8/11), bão sẽ đi vào phía Đông Nam biển Đông. Đến 13 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 210km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (tức là từ 184 đến 201 km một giờ), giật trên cấp 17.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương sẽ tăng tần suất dự báo lên thành 1h/lần để kịp thời cung cấp thông tin phòng tránh.
Video đang HOT
Tập trung cả hệ thống chính trị chống siêu bão
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão có cường độ rất mạnh, tốc độ di chuyển rất nhanh, Thủ tướng nêu rõ nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị là phải có sự tập trung chỉ đạo và quyết tâm cao nhất bằng tất cả các giải pháp với mục tiêu hạn chế thấp nhất các thiệt hại về tính mạng của nhân dân, giảm thấp nhất thiệt hại tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương Cao Đức Phát nhận định, tất cả các tàu ở Song Tử Tây phải ở lại đảo neo đậu kỹ và người phải lên đảo vì tốc độ di chuyển của tàu chậm hơn rất nhiều so với tốc độ của siêu bão. “Các địa phương phải nắm chắc liên hệ với từng tàu trên biển, không nắm được phải chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tại các khu neo đậu, tàu nào kéo lên bờ được thì phải kéo lên, tàu nào không kéo lên được thì phải trú tránh, neo đậu theo cơ quan chức năng hướng dẫn. “Điều chắc chắc phải thực hiện là dứt khoát đưa toàn bộ dân phải lên bờ, thực hiện từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, yêu cầu các tỉnh thực hiện nghiêm túc tuyệt đối”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh sự nguy hiểm của siêu bão.
Đối với nhà cấp 3-4 sức chống chịu rất kém. Do vậy, ở các khu vực bão vào, kể cả công xưởng, nhà xưởng khung thép, các cột điện, trạm phát thanh truyền hình, cột phá sóng di động nguy cơ sụp đổ xuống nhà dân là rất lớn nên Bộ trưởng nhận định, phải sơ tán dân triệt để trước 7h tối ngày 9/11, đặc biệt là toàn bộ trẻ em, phụ nữ, người già. “Ở những khu vực trên, đến nửa đêm kể cả thanh niên, trai tráng cũng phải sơ tán”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ảnh mây vệ tinh của siêu bão (Nguồn: TT Dự báo KTTV TƯ)
Sau khi nghe báo cáo và tham mưu của các Bộ, ngành chức năng và các tỉnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại nhiệm vụ của các hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đến cấp cơ sở tập trung cao nhất, vận dụng tất cả giải pháp để đạt mục tiêu giảm thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Vận dụng mọi giải pháp, năng động, sáng tạo phù hợp tình hình.
“Điều quan trọng nhất là tính mạng của nhân dân và trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với dân là vào lúc này. Đến giờ này, các ban ngành chức năng và địa phương đã thực hiện nghiêm túc với tinh thần cao nhất”, Thủ tướng nhận định.
Các Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân các tỉnh bám sát chỉ đạo Trung ương để chỉ đạo, thực hiện biện pháp bảo vệ nhân dân. Dừng toàn bộ các hội họp, hoạt động từ Thanh Hoá đến Cà Mau, dồn sức phòng chống bão.
“Lãnh đạo, tỉnh uỷ chịu trách nhiệm trước trung ương trong bảo vệ người dân, tập trung, nỗ lực ở mức cao nhất, giải pháp nào tốt nhất phải cố gắng thực hiện”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Các tỉnh, cơ quan tập trung chỉ đạo từng tàu thuyền của địa phương để vào bờ, vào đảo, vào nơi tránh trú an toàn nhất và phải chịu trách nhiệm chỉ đạo cụ thể.
Các nhà giàn, giàn khoan dầu khí phải có biện pháp bảo đảm an toàn. Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo có phương án bảo vệ dân tránh trú trên các đảo ở Trường Sa và chiến sĩ ở nhà giàn.
Vùng ven sông, ven biển phải tổ chức di dân đến nơi an toàn, huy động mọi lực lượng từ quân đội, công an, thanh niên. Bám sát có phương án nhà dân ở sâu đất liền nhưng có nguy cơ sụp đổ phải di dân toàn bộ.
Các tỉnh bão đổ bộ tuyệt đối ngừng việc các cháu đến trường. Việc ngừng giao thông ở hai đầu tuyến bão đổ bộ, Bộ trưởng Công an chịu trách nhiệm quyết định và tổ chức thực hiện.
Các tỉnh phải hết sức lưu tâm tình hình mưa lớn, Hà Nội và các tỉnh phía bắc hết sức chú ý, yêu cầu Hà Nội có biện pháp đối phó rút kinh nghiệm lụt lịch sử 2008.
Trước mắt dùng hoạt động khác, hội họp để tập trung đối phó, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Công an tập trung chỉ huy, chịu trách nhiệm hoàn tất di dân trước 7h ngày 9/11. Các hãng hàng không phải tính toán lượt bay, đảm bảo an toàn.
Theo Khampha
3 người chết, mất tích vì áp thấp nhiệt đới
Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền đã làm 3 người chết, mất tích và hàng trăm nhà bị tốc mái hư hỏng.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, tính đến sáng nay, áp thấp nhiệt đới làm 1 người chết, 2 người mất tích. Cụ thể, chị Trần Thị Thanh Nhơn, 16 tuổi, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế bị lũ cuốn trôi trên đường đi học về.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, ông Võ Văn Tùng, 46 tuổi, Hiệu trưởng trường THCS Sơn Bao, thôn Pà Rang, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, bị nước lũ cuốn trôi tại cống Nước Trâu ngày 06/11/2013.
Ông Nguyễn Đức Cảnh, ở tỉnh Phú Thọ, công nhân Công ty Sông Đà, khi đang kiểm tra hầm phụ số 2 Dự án Thủy điện Đăkđrinh bất ngờ bị nước cuốn trôi lúc 19h45 ngày 06/11/2013.
Ngoài ra, tại Quảng Ngãi có 6 nhà bị sập; 134 nhà bị tốc mái, hư hỏng tại các tỉnh Quảng Trị, Lâm Đồng...
Người dân ở huyện Cần Giờ, TP.HCM di dời tránh áp thấp nhiệt đới
Cũng trong sáng 11/8, để chuẩn bị đối phó với siêu bão Haiyan (Hải Yến), Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Cà Mau chỉ đạo công tác đối phó với bão.
Yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cử các đoàn công tác, chuyên gia để giúp địa phương trong công tác chỉ đạo, vận hành các hồ chứa và neo đậu tàu cá đảm bảo an toàn.
Bộ Ngoại giao phải có công hàm tới Đại sứ quán các nước: Trung Quốc, Philippin, Indonexia, Malaixia và Đại sứ quán Việt Nam tại các nước đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các ngư dân, tàu, thuyền của Việt Nam vào tránh trú và hỗ trợ trong trường hợp bị nạn, gặp sự cố.
Bộ Y tế, Tổng cục Thủy sản tiếp tục có công điện gửi các cơ quan liên quan chỉ đạo ứng phó với siêu bão HaiYan (Hải Yến).
Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Cà Mau thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn về công tác kêu gọi, kiểm đếm tàu thuyền trên biển và ứng phó với mưa, lũ. Đồng thời, các tỉnh phải có công điện chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh triển khai và báo cáo nhanh công tác chuẩn bị ứng phó với bão, mưa, lũ.
Đường đi của siêu bão (HaiYan)
Báo cáo của Cơ quan thường trực Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, tính đến 11h ngày 08/11, Biên phòng các tỉnh, thành tuyến biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, hướng dẫn cho trên 85.000 phương tiện biết hướng đi của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.
Theo bản tin phát lúc 11h30 phút của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 10 giờ ngày 08/11, vị trí tâm bão (HaiYan) ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc, 123,7 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh trên cấp 17 (tức là trên 221 km một giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 35km. Như vậy khoảng chiều tối nay 8/11, bão sẽ đi vào biển Đông. Đến 10 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc, 115,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 190km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, cấp 17 (tức là từ 184 đến 221 km một giờ), giật trên cấp 17.
Theo Khampha
4 nữ sinh bị lũ cuốn khi đến trường Nhóm 4 nữ sinh lớp 10 trường THPT Đặng Huy Trứ (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) khi đi học từ nhà đến trường vào trưa ngày 7/11 đã bị nước lũ cuốn trôi. May mắn 3 em được cứu sống. ảnh minh hoa Vào lúc 12h trưa ngày 7/11, một nhóm 4 học sinh nữ (quê cùng xã Quảng Thọ, huyện Quảng...