Thủ tướng: Bình Phước là cầu nối phát triển cho khu vực Đông Dương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, Bình Phước cần nhìn thấy lợi thế chính trị – kinh tế của mình trong khu vực Đông Nam bộ – Tây Nguyên kết nối với hành lang kinh tế quốc tế Thái Lan, Lào và Campuchia…
Sáng 20.8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Phước năm 2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: H.V
Chúng ta có bài hát nổi tiếng Tiếng chày tên Sóc Bom Bo, chúng ta trào dâng cảm xúc khi đứng tại nơi đây – nơi từ rất sớm khởi phát phong trào công nhân Việt Nam, đưa tinh thần Phú Riềng Đỏ đi vào lịch sử, Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng nói thêm: Hôm nay chúng ta chứng kiến những dự án đầu tư đầy tham vọng, là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ. Đất nước ta như lời bài hát, sáng bão dông-chiều nắng lửa… nhưng Bình Phước hầu như không có thiên tai, giàu tiềm năng rừng, một vùng đất bazan rộng lớn để canh tác cây công nghiệp.
Theo Thủ tướng, đầu thập niên 90, thời còn tỉnh Sông Bé là giai đoạn chuyển mình, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của Bình Phước. Về địa hình, Bình Dương nằm cạnh TP.HCM – một đầu tàu kinh tế của cả nước, thì nay Bình Phước cũng nằm bên cạnh Bình Dương, phải biết tận dụng yếu tố này.
TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đang trên đà phát triển vượt bậc. Ảnh: T.L
Rõ ràng, Bình Phước là yết hầu giữa Tây Nguyên và vùng lợi thế TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, có khả năng kết nối 2 khu vực này bằng hệ thống giao thông đường bộ. Tôi giao Bộ GTVT nghiên cứu khả năng kết nối Bình Phước với sân bay Long Thành, cả tới cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải.
Đặc biệt, trên phương diện địa lý, khu vực Đông Nam bộ – Tây Nguyên nối với Thái Lan, Lào và Campuchia… là hành lang kinh tế quốc tế. Bình Phước cần nhìn thấy lợi thế chính trị – kinh tế của mình trong hành lang này, một hành lang chiến lược, một cộng đồng ASEAN. Một ngày một người ở Bình Phước có thể đi lại cùng lúc bốn nước, một điều khó có tỉnh nào có được, Thủ tướng phân tích.
Video đang HOT
Theo Thủ tướng, Hoàng Anh Gia Lai và Chính phủ đã và đang thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao, sẽ lấy cửa khẩu Hoa Lư – Bình Phước kết nối với cảng Sài Gòn, Cát Lái… dự án kéo ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia gần lại với nhau, cùng phát triển kinh tế nông nghiệp khu vực Đông Dương qua cửa khẩu Hoa Lư.
Bình Phước muốn thu hút doanh nghiệp về đầu tư, một địa phương muốn mời đại bàng về làm tổ thì ngoài yếu tố thuận lợi về khí hậu… đặc biệt cần chú trọng nguồn lực con người. Đoàn kết toàn dân, toàn Đảng của Bình Phước là điều đáng mừng để phát triển, phải luôn sâu sát lắng nghe tiếng nói của nhà đầu tư, cùng thấu hiểu với nhà đầu tư, cùng lắng nghe tiếng nói đoàn kết của các dân tộc anh em trong tỉnh nhà, Thủ tướng nhắn nhủ.
Với lợi thế là tỉnh có thế mạnh về trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, nông sản công nghệ cao, Thủ tướng yêu cầu Bình Phước phải phát huy thế mạnh chế biến nông nghiệp, nông sản công nghệ cao, xây dựng thương hiệu nông nghiệp cà phê, cao su, hạt điều… phát huy hết tiềm năng của các nông sản này. Đến năm 2020, Bình Phước phải phấn đấu tăng gấp đôi số doanh nghiệp và thu nhập bình quân đầu người, phấn đấu làm sao đạt được chỉ tiêu 75 người dân/doanh nghiệp…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo tỉnh Bình Phước chứng kiến lễ ký kết đầu tư tại hội nghị. Ảnh: H.V
Tại Hội nghị, UBND tỉnh Bình Phước đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 315 triệu USD và 14 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 818 triệu USD. Tổng cộng đợt này, tỉnh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư cho 24 dự án, với số vốn 1,133 tỷ USD.
Lãnh đạo tỉnh Bình Phước trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp. Ảnh: H.V
Tính đến nay, toàn tỉnh có 6.425 doanh nghiệp và vốn đăng ký kinh doanh 53.506 tỷ đồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2018, số doanh nghiệp thành lập mới là 568 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 7.465 tỷ đồng. Dự án đầu tư nước ngoài (FDI) khi mới tái lập, tỉnh chỉ có duy nhất 1 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 20,58 triệu USD, thì đến nay đã có 185 dự án với vốn đăng ký 1 tỷ 850 triệu USD, tăng gấp 90 lần. Riêng 7 tháng đầu năm 2018, thu hút được 22 dự án với số vốn đăng ký 314 triệu USD, trong đó, có 7 dự án đầu tư vào khu công nghiệp Becamex Bình Phước với số vốn đăng ký 272 triệu USD. Trong tổng số 185 dự án FDI thu hút được, đến nay đã có 125 dự án đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho 48.500 lao động, trong đó 60% là lao động tại chỗ của địa phương, còn lại 40% là lao động từ nơi khác đến.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vui mừng trước thành tích phát triển của Bình Phước. Ảnh: H.V
Trong thời gian tới, tỉnh Bình Phước sẽ tập trung thu hút những dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; các dự án chế biến nông, lâm sản thuộc thế mạnh của địa phương như chế biến sản phẩm từ cao su, điều, tiêu, cây ăn trái; chế biến thực phẩm từ gia súc, gia cầm; các dự án công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ làm nguyên liệu đầu vào cho các dự án đầu tư tại các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo Danviet
Bình Phước: Lái Trung Quốc mua gom cả dê già yếu, không chê con nào
So với đầu năm, giá dê thương phẩm ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản, Bình Phước, tăng thêm từ 10 - 15 ngàn đồng/kg, khiến người chăn nuôi phấn khởi. Thương lái địa phương cho biết, họ thu mua dê xuất cho thương lái Trung Quốc, mua cả dê đực già, ốm yếu, dê bầu, dê cái... không chê con nào.
Tuy nhiên, hiện giá vẫn chưa phải quá cao, và theo người dân Thanh An, thời gian gần đây có thương lái Trung Quốc đến "gom" dê thương phẩm đủ mọi loại.
Nếu đúng, thì cơn sốt giá này có tính nhất thời, vẫn phải thận trọng khi tăng đàn.
Nhộn nhịp lái dê
Ông Phạm Văn Sinh, ở ấp Trung Sơn, xã Thanh An cho biết, ông vừa xuất bán một lúc 5 con dê tơ đực thương phẩm, mỗi con từ 24 - 26kg với giá 90 ngàn đồng/kg, tăng 15 ngàn đồng/kg so với đầu năm. Hiện đàn dê của ông còn gần 3 chục con và ngày nào cũng có lái đến nhà hỏi mua nhưng ông không bán.
Ông Phạm Văn Sinh bên chuồng dê có giá cao
Theo ông, đang là mùa mưa, nguồn thức ăn dồi dào, nên để cuối mùa mưa, thức ăn khan dần, lúc đó dê cũng đạt loại I, giá cao hơn, xuất chuồng cũng chưa muộn.
Tương tự, nhiều hộ nuôi dê ở Thanh An dù không có nhu cầu bán nhưng thương lái đến hỏi mua liên tục. "Ngoài nuôi dê, em còn buôn dê mà hôm nay có 4 - 5 lái đến nhà em hỏi mua. Đúng ăn mày gặp ăn xin. Thanh An giờ không còn dê bán nữa", anh Chung, một thương lái nói. Chị Thị Xa Ri, ấp Lồ Ô cho biết: "Dê tăng giá 10 ngàn đồng/kg so với trước. Nhà em còn mấy con, hiện thức ăn dồi dào, dê chưa đạt loại 1 em chưa muốn bán mà một tuần lái tới hỏi 3 lần".
Anh T, một thương lái lớn ở Thanh An cho biết: Hiện nguồn cung tại tỉnh không đủ cầu nên anh phải tìm kiếm nguồn hàng từ các tỉnh khác như Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Nai, Đăk Lăk. "Tôi chủ yếu mua lại của các lái nhỏ, đến nhà dân mua rất khó. Bình quân tôi mua 4 tấn/tuần, các lái khác mua nhiều nữa. Hàng ngày có khoảng 30 thương lái lùng mua dê ở Thanh An, từ 7 giờ sáng lái chở sọt phía sau chạy rầm rập trên đường. Người nuôi dê cũng trở thành lái. Có mối hàng do không đủ nguồn cung nên tôi phải từ chối".
Vợ chồng bà Bùi Thị Mai, ông Trần Văn Chung, ở ấp 2, xã An Khương còn 20 con dê trong chuồng, dù chưa đạt tiêu chuẩn loại 1 nhưng đã có lái đến đặt vấn đề ký hợp đồng bao tiêu với giá 90 ngàn đồng/kg đối với dê đực loại 1. Dê loại 2 cũng mua với giá cao hơn giá thị trường từ 10 - 15 ngàn đồng/kg. Thương lái còn nhờ bà Mai đưa hợp đồng cho các hộ xung quanh.
Theo ông Sinh, hiện ở Thanh An, dê thịt khan hiếm do giảm đàn sau khi giá rớt thê thảm năm ngoái, nguồn thức ăn khan hiếm mùa khô. Vào thời điểm đầu năm, giá dê hơi đực loại 1 chỉ khoảng 60 - 70 ngàn đồng/kg.
"Nguyên nhân khan hiếm dê ở Thanh An hiện nay một phần do số dê già, dê nhỏ con, dê sinh sản nhiều lứa, chất lượng giống kém, nên người nuôi bán đi. Trong khi giá dê thương phẩm rớt thì thức ăn lại hiếm, nhiều hộ không cầm cự nổi nên bán cả chuồng, như trường hợp như hộ ông Phạm Văn Tuệ, tháng 3 vừa rồi, xuất bán cả chuồng 30 con, lỗ 20 triệu đồng", ông Sinh nói.
Nguồn thức ăn dự trữ cho đàn dê của ông Sinh
Thương lái Trung Quốc mua nhiều
Anh T cho biết, vài tháng trở lại đây, lái địa phương thu mua dê xuất cho thương lái Trung Quốc. Họ thu gom dê đực già, ốm yếu, dê bầu, dê cái... không chê con nào, họ cũng mua hết với giá chung 40 ngàn đồng/kg. Có lúc một tuần họ yêu cầu gom 12 đến 15 tấn. Chung tôi gom rồi bỏ cho họ, ăn chênh lệch. Có khi trong một bầy có vài con thải loại, chúng tôi xuất hết cho họ.
Bà Bùi Thị Mai kể: "Đợt này nghe nói xuất đi Trung Quốc nhiều. Hôm trước có lái mua dê đực già với giá 40 ngàn đồng/kg. Họ nói dê này Việt Nam không biết chế biến, có mùi hôi không ăn được, còn ở Trung Quốc họ biết cách làm. Tôi không biết họ đưa đi bằng cách nào".
Theo ông Vũ Văn Cường, trưởng ấp Trung Sơn, bên cạnh việc người dân bán cả chuồng dê do giá giảm, thì tình trạng thương lái gom hàng ồ ạt, gom hết các loại dê, sẽ khiến đàn dê trong xã, huyện giảm mạnh. Ngoài ra, hiện tượng này có thể dẫn đến việc người dân lại đổ xô vào đầu tư đàn dê. Vì vậy cần tỉnh táo trong việc đầu tư, cân nhắc thời điểm xuất bán.
Hiện nay, rất nhiều hộ chăn nuôi chạy theo thị trường, khi thấy hút hàng thì đổ vào đầu tư. Khi giá rớt lại bán đổ bán tháo, hậu quả là lỗ nặng. Nên nếu tính toán kỹ, có thể giữ đàn, gặp đúng thời điểm hút hàng, có thể bán giá cao. Như trường hợp gia đình ông Sinh, ông dự trữ thức ăn cho dê trong mùa khô bằng cách trồng 1 sào cỏ, rau lang, bắp, 100 bụi chuối. Tương tự, gia đình bà Mai cũng dự trữ được nguồn thức ăn nên giữ được đàn, không phải bán đổ bán tháo.
Theo bà Mai, người nuôi phải chủ động nguồn thức ăn dự trữ cho dê trong mùa khô, đủ khả năng nuôi dê đến khi đủ trọng lượng mới bán, như vậy không lo bị ép giá. "Nhưng ngoài thức ăn thô, chế biến sẵn, cần phải có thức ăn xanh, tươi, nếu không, dê thiếu chất, không tăng trọng được, chất lượng thịt kém. Chưa kể dê kháng bệnh kém, dễ bị bệnh", bà Mai chia sẻ.
Theo Dantri/Hồng Thuỷ (Nông nghiêp Viêt Nam)
Lực lượng công binh Bình Phước thu gom, xử lý an toàn 1.800kg bom, đạn, vật liệu nổ Lực lượng Công binh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước) vừa tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý hủy nổ 1.800kg bom, đạn pháo, vật liệu nổ các loại còn sót lại sau chiến tranh tại Trường bắn quốc gia khu vực III. Số bom, đạn pháo, vật nổ này được lực lượng Công binh thu gom tại địa...