Thủ tướng bác đề xuất “cơ chế hỗ trợ” của VNPT và Vinachem
Nhấn mạnh vai trò và sự điều tiết của cơ chế thị trường, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bác đề xuất xin cơ chế riêng về tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước của hai tập đoàn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi sơ kết
Trước đề xuất xin cơ chế đặc thù, ưu đãi để giảm bớt khó khăn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Công nghiệp Hóa chất ( Vinachem) tại cuộc họp Sơ kết hoạt động tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 7 tháng đầu năm ngày 6/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Không có cơ chế nào bằng cơ chế thị trường và các DN phải tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường, tự thân vận động”.
Theo báo cáo bước đầu kết quả thực hiện chủ chương tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN từ đầu năm đến nay đã có nhiều tiến bộ và điểm sáng đang chú ý. Đến ngày 31/07/2014 đã sắp xếp được 76 DNNN, trong đó cổ phần hóa 55 DN, giải thể 2 DN, bán 1 DN, sáp nhập 15 DN và đề nghị phá sản 3 DN. 7 tháng đầu năm, hoạt động thoái vốn đã đạt 2975 tỷ đồng. Các bộ như Giao thông Vận tải, Tập đoàn Dệt may và Vinalines là những đơn vị đi tiên phong trong tái cơ cấu các lĩnh vực ngành, thoái vốn khỏi ngoài ngành nhanh nhất.
Qua, kết quả bước đầu mục tiêu cổ phần hóa 432 DNNN còn lại từ nay đến hết năm 2015 là có thể thực hiện được.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, còn một số bộ ngành đang để xảy ra tình trạng chậm tái cơ cấu như: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, tỉnh Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Tây Ninh, Tập đoàn Hóa chất. Thậm chí có 84 doanh nghiệp NN chưa có bất cứ động thái nào, chưa thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở các DN này cần chủ động kịp thời, không để chậm trễ bởi các quy định và thủ tục cải cách đã đang và tiếp tục được hoàn thiện nhanh chóng.
Trong buổi làm việc, nhiều lãnh đạo bộ và địa phương đã nêu vướng mắc cho tái cơ cấu như: xác định giá trị DN công ích như cấp thoát nước, nghĩa trang, một số DN sắp phá sản nhưng lãnh đạo DN chần chừ muốn kéo dài gây khó khăn cho việc phát hành cổ phần dưới mệnh giá, khó khăn trong giải quyết lao động dôi dư.
Việc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp Hóa chất đề xuất cơ chế hỗ trợ để nâng cao hoạt động khó khăn trước mắt, Thủ tướng khẳng định: “Không có cơ chế nào bằng cơ chế thị trường và các dn phải tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường, tự thân vận động”.
Thủ tướng nhấn mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa, trong đó đặt trong tâm sắp xếp đội ngũ lãnh đạo chủ chốt lên hàng đầu và cho biết “thời hạn ba tháng” cho những chuyển biến: “Phải cải cách ngay, không chờ đến lúc tái cơ cấu mới làm. Cải cách từ cung cách quản lý doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, đầu tư và lao động. Quan trọng nhất là phải sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt. Ba tháng làm không tốt nhắc nhở, ba tháng sau tự nguyện từ chức đi làm việc khác”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở.
Coi tái cơ cấu là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tăng cường hơn nữa các biện pháp để thực hiện bằng được các mục tiêu đề ra. “Đây là nhiệm vụ chính trị phải quyết tâm và bày phương án làm. 81 DN chưa thành lập ban chỉ đạo tái cơ cấu, phải tìm hiểu nguyên nhân và bắt buộc thành lập ngay”, Thủ tướng nói.
Tại buổi sơ kết, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chuyên môn báo cáo 3 tháng 1 lần về tiến độ tái cơ cấu của các DNNN để thúc đẩy tiến độ và chống thất thoát tài sản Nhà nước.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Ngôi trường quê lần đầu tiên vinh dự có thủ khoa
Sau 10 năm thành lập, Trường THPT Trần Quang Diệu ở xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) lần đầu tiên có thủ khoa đại học. Tin vui về thành tích của cậu học trò Nguyễn Đình Triều khiến thầy trò nhà trường rất đỗi tự hào.
Với đam mê công nghệ và sáng tạo, em Nguyễn Đình Triều (học sinh Trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thi vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở đào tạo phía Nam tại TP Hồ Chí Minh). Triều đã lập dấu ấn khi đỗ thủ khoa của trường với 25 điểm (Toán 8; Vật lí 8,5; Hóa học 8,25).
Chân dung cậu học trò trường quê Nguyễn Đình Triều - thủ khoa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở đào tạo phía Nam tại TP Hồ Chí Minh).
Khi biết tin mình đỗ thủ khoa, cậu học trò trường quê hết sức bất ngờ. "Dù làm bài khá tốt, nhưng em cũng chỉ mong đủ điểm đậu. Khi xem điểm thi em thực sự bất ngờ khi 25 điểm và đó cũng là điểm thủ khoa trường. Em không tin đó là sự thật khi bạn bè gọi điện chức mừng em mới dám tin đó là sự thật", Triều chia sẻ.
Thầy Trần Đình Âu - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Diệu tự hào nói: "Tôi thật sự bất ngờ nhưng vui và tự hào về thành tích Triều đạt được. Từ khi thành lập trường đến nay đã 10 năm, nhưng đây là lần đầu tiên trường vinh dự có một thủ khoa đại học. Hồi giờ, số em đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh đại học cũng hiếm, nói gì đến thủ khoa đại học một trường lớn của cả nước. Vì vậy, thông tin Triều đỗ thủ khoa càng khiến thầy trò nhà trường tự hào hơn".
Thủ khoa Nguyễn Đình Triều là con út trong gia đình có 3 anh em ở thôn Phú Hữu 1 (xã Ân Tường Tây) - một vùng quê còn nghèo khó của huyện Hoài Ân. Nhà Triều nằm ở bên hồ Suối Rùn, cứ mưa đến là đường ngập, đi lại phải dùng xuồng. Ba mẹ mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá ở hồ, nhưng sức khỏe yếu không làm được việc nặng, nên sau giờ lên lớp, Triều dành nhiều thời gian phụ giúp đủ việc trong nhà. Đến năm lớp 12, việc học nhiều thời gian kín mít, Triều phải ra ở nhà anh trai cách đó 3 cây số để tiện việc học hành. Cuối tuần, vào chủ nhật em lại về nhà phụ giúp ba mẹ.
Được biết, Triều là học sinh có học lực đều đặn. 11 năm em là học sinh giỏi, riêng năm lớp 12 đạt học sinh tiên tiến. Năm lớp 9, em đạt giải Nhất môn Hóa học trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Triều luôn nỗ lực học tập theo phương châm "học nữa học mãi".
"Khi thầy cô giảng bài, em cố gắng chú ý lắng nghe và tiếp thu ngay trên lớp. Đặc biệt, phần nào thầy cô nhấn mạnh em không chỉ ghi trong vở mà con ghi vào những mảnh giấy nhỏ dán vào góc học tập để ghi nhớ. Ngoài ra, để bổ sung kiến thức em còn theo học các khóa học trực tuyến để bổ sung kiến thức cùng vào đó là cố gắng làm nhiều bài tập để củng cố các kiến thức học trên lớp", Triều chia sẻ.
Thủ khoa Nguyễn Đình Triều (phải) và một người bạn thân cùng lớp.
Để có thành tích tốt trong kỳ thi đại học vừa qua, Triều có một lên kế hoạch cụ thể cho từng môn. Với môn Toán, Triều đặt chỉ tiêu đạt 8 điểm và tập trung học các phần trọng tâm, làm nhiều bài tập, những gì chưa hiểu thì luôn chịu khó học hỏi bạn bè, thầy cô giáo. Riêng với hai môn trắc nghiệm Vật lí và Hóa học, Triều cố gắng học nắm vững phần lý thuyết để vận dụng vào làm bài tập.
"Để giải quyết bất cứ một bài toán nào quan trọng là phải tìm ra phương pháp, nhưng suy cho cùng là phải nắm vững kiến thức cơ bản. Để làm được điều đó thì mình không ngừng học tập, nghiên cứu nên lúc rảnh em tham gia các diễn đàn trên mạng để trao đổi học tập kinh nghiệm từ các bạn và các anh chị đi trước. Những bài tập khó, hay em đều ghi lại phương pháp giải vào một cuốn vở riêng. Em luôn tìm cách chứng minh các công thức và tìm các công thức mới để phục vụ cho quá trình làm bài tập", Triều chia sẻ.
Lê Hiền - Doãn Công
Theo Dantri
Hậu cổ phần hóa: Sếp dôi dư đi về đâu? Không chỉ chịu sức ép theo tiến độ cổ phần hóa Chính phủ đề ra, nhiều sếp DNNN còn có nỗi niềm riêng là không biết sẽ đi về đâu khi được xếp vào dạng dôi dư. Lo chậm, sợ ế Tại hội thảo mới đây của Đảng Uỷ khối doanh nghiệp Trung ương về DNNN, lãnh đạo một tập đoàn Nhà nước...