Thủ tướng Ba Lan: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định
Theo hãng thông tấn PAP, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhận định cuộc chiến tại Ukraine đang bước vào giai đoạn quan trọng quyết định.
Ông Donald Tusk phát biểu tại phiên họp của Hạ viện Ba Lan ở Warsaw, sau khi được bầu làm Thủ tướng mới, ngày 11/12/2023. Ảnh: PAP/TTXVN
Phát biểu trên được ông đưa ra ngay tại Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Liên đoàn Giáo viên Ba Lan. Tại đây, ông nêu rõ: “Cuộc chiến ở phía Đông đang bước vào giai đoạn quyết định. Không ai biết cuộc xung đột sẽ kết thúc như thế nào”.
Ông cho biết mối đe dọa hiện tại thực sự nghiêm trọng và có thật. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh: “Đây là vùng đất chưa được khám phá đối với tất cả mọi người” nhằm lưu ý, ám chỉ đến nguy cơ của một cuộc xung đột toàn cầu.
Trước đó, theo hãng tin RT, vào ngày 21/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nước này bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Mỹ tại Ba Lan vào danh sách mục tiêu tấn công ưu tiên. Cơ sở này được xem là mối đe dọa làm suy yếu tới Moskva.
Tuyên bố trên được phía Nga đưa ra sau khi được yêu cầu bình luận về việc căn cứ chống tên lửa của Mỹ – NATO chính thức được khánh thành tại làng Redzikowo của Ba Lan vào tuần trước và việc Ba Lan khẳng định cơ sở này nhằm trực tiếp vào Nga.
Bà Zakharova cho rằng, việc khai trương căn cứ trên là một bước đi khiêu khích khác trong loạt hành động gây bất ổn sâu sắc của Mỹ và các đồng minh NATO trong lĩnh vực chiến lược.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nhận định, động thái này là một phần trong chính sách phá hoại kéo dài hàng thập kỷ nhằm đưa cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đến gần hơn biên giới Nga và từ đó làm suy yếu sự ổn định chiến lược, gia tăng rủi ro, cũng như mức độ nguy hiểm hạt nhân nói chung.
Cũng theo bà Zakharova , cơ sở ở Redzikowo rõ ràng có nguy cơ làm suy yếu khả năng răn đe của Nga và xét về bản chất tương đương mức độ đe dọa từ các cơ sở quân sự khác của phương Tây. Do đó, căn cứ này đã được đưa vào danh sách mục tiêu ưu tiên có khả năng bị phá hủy. Bà Zakharova nhấn mạnh thêm rằng Nga có thể phá hủy các cơ sở như trên bằng nhiều loại vũ khí mới nhất.
Những đề xuất ban đầu về việc xây dựng căn cứ phòng không Aegis Ashore nằm trên bờ biển Baltic đã được hình thành từ năm 2000, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM). Vào thời điểm đó, Washington đảm bảo với Moskva rằng các căn cứ trong tương lai ở Romania và Ba Lan không nhằm vào Nga, mà là chống lại các quốc gia bên thứ ba khác.
Phát biểu tại lễ khai trương căn cứ mới vào ngày 13/11, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thừa nhận cơ sở phòng thủ này không nhằm mục đích đánh chặn tên lửa đạn đạo từ Iran như từng tuyên bố, mà nhằm đưa Ba Lan ra khỏi vùng ảnh hưởng của Nga và sát gần hơn với Mỹ.
Moskva lâu nay khẳng định những tuyên bố của Washington về mục đích hoạt động của các căn cứ Aegis Ashore là không đúng sự thật, và mục tiêu thực sự là mở rộng cơ sở hạ tầng của NATO về phía Đông nhằm tìm cách kiềm chế Nga.
Ông Trump có thể sắp công bố các điều khoản hòa bình Ukraine
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể nêu tầm nhìn của ông về hòa bình Ukraine trong những ngày tới, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty).
Trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 10/11, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vẫn đang nghiên cứu lộ trình đối với việc giải quyết xung đột ở Ukraine.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ba Lan dự đoán Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ công khai một số yếu tố quan trọng trong kế hoạch nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong tương lai gần, như mốc thời gian cho một lệnh ngừng bắn tiềm năng, ranh giới mà lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực, cũng như các đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Ông Tusk khẳng định: "Đây chắc chắn sẽ là những giải pháp giúp Mỹ ít can thiệp hơn vào các vấn đề Ukraine".
Cùng ngày, Thủ tướng Tusk thông báo kế hoạch tổ chức các cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thư ký NATO Mark Rutte, Thủ tướng Anh Keir Starmer cũng như lãnh đạo các nước Bắc Âu và Baltic trong "bối cảnh chính trị mới" sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.
Ông giải thích rằng châu Âu đang phải đối mặt với một "thách thức nghiêm trọng trong bối cảnh chiến tranh Nga - Ukraine có thể kết thúc" theo cách mà họ mong muốn.
"Không ai muốn xung đột leo thang, nhưng cũng không ai muốn Ukraine suy yếu hoặc thậm chí đầu hàng", ông nói.
Ông Trump tái đắc cử sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11 trước ứng viên Dân chủ Kamala Harris. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần tuyên bố có khả năng chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ, nhưng không nêu giải pháp cụ thể.
Đội ngũ của ông Trump được cho là đã định hình chính sách đối ngoại cho chính quyền sắp tới, trong đó có chính sách với Ukraine.
Báo Wall Street Journal tuần trước dẫn nguồn tin ẩn danh cho biết, một trong những kế hoạch đang được xem xét bao gồm việc Kiev hoãn tham vọng gia nhập NATO trong vòng 20 năm và đóng băng cuộc xung đột dọc theo chiến tuyến hiện tại.
Ngoài ra, kế hoạch cũng bao gồm việc thành lập một khu phi quân sự dọc theo chiến tuyến hiện tại. Bài báo dẫn lời một cố vấn giấu tên của ông Trump lưu ý, các quốc gia châu Âu sẽ đảm nhận nhiệm vụ duy trì hòa bình ở khu vực đó thay vì quân đội Mỹ hay các tổ chức quốc tế do Mỹ tài trợ như Liên hợp quốc.
Chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky loại trừ bất kỳ nhượng bộ nào đối với Nga, bao gồm kịch bản nhượng bộ lãnh thổ. Tuy nhiên, ông có thể sẽ đối mặt sức ép lớn nếu ông Trump quyết định Kiev phải thực hiện thỏa thuận hòa bình với Nga.
Shelby Magid, Phó Giám đốc Trung tâm Á - Âu của Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định với Bloomberg, chiến thắng của ông Trump đã thay đổi thái độ của Ukraine đối với các cuộc đàm phán. Bà nói thêm rằng Kiev đang "đi theo hướng chấp nhận rằng các cuộc đàm phán là hiện thực".
Ông Trump từ lâu đã phản đối việc Mỹ đổ hàng tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông từng cảnh báo sẽ cắt viện trợ cho Ukraine hoặc viện trợ dưới dạng các khoản vay.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm qua cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden duy trì sự ủng hộ cho Ukraine trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ trước khi ông Trump nhậm chức. Washington dự kiến sử dụng toàn bộ nguồn lực đã được quốc hội phê duyệt để hỗ trợ Ukraine.
Trong 70 ngày tới, Tổng thống Biden cũng sẽ nỗ lực thuyết phục quốc hội và chính quyền kế nhiệm tiếp tục ủng hộ Ukraine bởi vì "bỏ rơi Ukraine có nghĩa là bất ổn hơn ở châu Âu".
Hàng rào và cánh cửa Liên minh châu Âu (EU) đang tỏ ra quyết tâm và quyết liệt nhằm giải quyết vấn đề người di cư, một chủ đề cũ bất ngờ nóng trở lại trong thời gian gần đây. Người di cư được giải cứu khi chiếc thuyền chở họ gặp sự cố trong hành trình vượt eo biển Manche từ Pháp tới Anh. Ảnh: Getty Images/TTXVN...