Thủ tướng Australia xin lỗi vì phát ngôn ‘không có chế độ nô lệ’
Thủ tướng Morrison xin lỗi vì nói “không có chế độ nô lệ” ở Australia, sau khi hứng chỉ trích phớt lờ lịch sử lao động cưỡng bức của đất nước.
“Những bình luận của tôi không có ý xúc phạm. Nếu có, tôi vô cùng hối hận và xin lỗi vì điều đó”, Thủ tướng Australia Scott Morrison nói tại cuộc họp báo ở Canberra hôm nay, khẳng định ông luôn ủng hộ quyền của người bản địa nước này.
Morrison cho biết nhận xét “không có chế độ nô lệ” của ông chỉ nhằm đề cập cụ thể tới thực tế là thuộc địa New South Wales đầu tiên của Australia đã được thành lập mà không sử dụng rộng rãi lao động nô lệ.
“Tôi chỉ đơn giản cố đưa ra quan điểm rằng Australia, đúng vậy, cũng có những vấn đề trong lịch sử, tôi và chúng ta đều thừa nhận và cần phải giải quyết chúng”, Thủ tướng Morrison nói thêm.
Video đang HOT
Thủ tướng Australia Scott Morrison tại cuộc họp báo ở Canberra hôm nay. Ảnh: AFP.
Phát ngôn gây tranh cãi của Thủ tướng Australia được đưa ra trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hôm 11/6, trong đó ông đã nhận xét về các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ cũng như toàn thế giới và kêu gọi dỡ các bức tượng của nhà thám hiểm người Anh James Cook, người đã tới Australia mở đường cho cuộc xâm lược thuộc địa của châu Âu.
Các cuộc biểu tình khởi phát từ Mỹ sau cái chết của George Floyd đã lan sang nhiều nước, trong đó có Australia. Phong trào “Mạng sống người da màu cũng quan trọng” ở Australia đã tập trung vào vấn đề phân biệt đối xử với người bản địa, bao gồm cả những cái chết của thổ dân bị giam.
Giới chức Australia đã cảnh báo các cuộc biểu tình thu hút hàng chục nghìn người có thể ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm nCoV. Nước này cũng cảnh cáo sẽ phạt tiền hoặc bắt những người biểu tình vi phạm các quy tắc cách biệt cộng đồng để ngăn Covid-19.
Australia tuyên bố không để Trung Quốc 'chèn ép'
Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố ông sẽ không để bị hăm dọa hay chèn ép trong quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc.
"Chúng tôi là quốc gia giao dịch mở, là đối tác, nhưng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi các giá trị trước sự chèn ép do bất cứ bên nào đưa ra", ông Morrison tuyên bố trên đài phát thanh thương mại 2GB hôm nay. "Australia cung cấp các sản phẩm giáo dục và du lịch tốt nhất thế giới. Việc công dân Trung Quốc chọn Australia là quyền quyết định của họ. Và tôi tin vào sự hấp dẫn của các sản phẩm Australia", ông khẳng định.
Tuyên bố được Thủ tướng Australia đưa ra sau khi Bắc Kinh có các động thái hạn chế thương mại với Canberra, đồng thời khuyến cáo người dân Trung Quốc không đến Australia, cũng như cảnh báo đối với các du học sinh nước này chọn đến Australia học tập.
Thủ tướng Australia Scott Morrison trong cuộc họp báo tại thủ đô Canberra hôm 14/5. Ảnh: Reuters.
Ba tuần trước, Trung Quốc áp thuế với lúa mạch Australia và dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn nhất nước này. Cuối tuần trước, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc khuyến cáo người dân không đến Australia vì "tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng đáng kể đối với người Trung Quốc và người châu Á" giữa đại dịch. Tuần này, Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra cảnh báo tương tự với các du học sinh chuẩn bị trở lại các trường đại học Australia khi học kỳ mới bắt đầu vào tháng 7.
Đề cập tới việc các quan chức Bắc Kinh cảnh báo người dân không đến Australia vì lo ngại "phân biệt chủng tộc", ông Morrison cho rằng điều này vô căn cứ. "Đó là chuyện nhảm, một khẳng định nực cười và không thể chấp nhận. Đó không phải là tuyên bố được đưa ra bởi lãnh đạo Trung Quốc", ông nói.
Khoảng 10% sinh viên đại học tại Australia đến từ Trung Quốc, mang lại cho nước này khoảng 12 tỷ đô la Australia (8,3 tỷ USD) tiền học phí mỗi năm. Các trường đại học tại Australia từ chối bình luận về cảnh báo của Bộ Giáo dục Trung Quốc, nói rằng đây là vấn đề của chính phủ hai nước.
Australia đã lên tiếng phản đối với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra, liên quan đến các cảnh báo từ phía Bắc Kinh. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, với giá trị thương mại hai chiều khoảng 235 tỷ USD/năm.
Quan hệ song phương bắt đầu rạn nứt hồi năm 2017 khi Australia đưa ra luật an ninh mới nhằm ngăn sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị trong nước. Trung Quốc cho rằng luật này nhắm thẳng vào họ. Khi căng thẳng chưa được giải quyết, Australia kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc nCoV. Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye từng cảnh báo Australia có thể đối mặt làn sóng tẩy chay của Trung Quốc trong lĩnh vực du lịch, xuất khẩu rượu, thịt bò và nhiều sản phẩm khác nếu Canberra cố theo đuổi một cuộc điều tra về Covid-19
Australia cơ bản khống chế được Covid-19, sớm đón sinh viên quốc tế Australia đã khống chế dịch Covid-19 một cách hiệu quả tại một số khu vực và nhiều hạn chế xã hội sẽ được gỡ bỏ từ tháng 7 tới. Đây là nội dung mới được chính phủ Australia đưa ra sau cuộc họp của Nội các quốc gia vào ngày hôm nay (12/6). Sinh viên Trung Quốc ở Australia. Ảnh: DW. Thủ tướng...