Thủ tướng Australia từ chối lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh NATO
Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã từ chối lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) diễn ra tuần tới tại Washington, Mỹ.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong thông báo ngày 2/7, Chính phủ Australia cho biết Thủ tướng Albanese sẽ không có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington từ ngày 9-11/7, đúng dịp kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh quân sự này.
Ông Albanese cùng với lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand được mời tham dự hội nghị này. Tuy nhiên, theo thông báo của Chính phủ Australia, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles sẽ đại diện nước này tham dự sự kiện. Ông Marles dự kiến sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự về an ninh, kinh tế và thương mại của Australia tại hội nghị.
Video đang HOT
Theo báo Nine Entertainment, lý do ông Albanese từ chối lời mời là để tập trung vào chính sách đối nội.
Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 75 dự kiến thông qua kế hoạch để NATO lãnh đạo việc hỗ trợ và huấn luyện an ninh cùng cam kết viện trợ tài chính dài hạn cho Ukraine.
NATO cũng sẽ thống nhất các biện pháp tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ khi chi tiêu quốc phòng có xu hướng đi lên trong toàn liên minh; tăng cường quy mô sản xuất trong ngành công nghiệp quốc phòng tại các nước thành viên, nhất là các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu.
Thủ tướng Australia trông đợi chuyến thăm Trung Quốc 'vào cuối năm nay'
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Australia Anthony Albanese và người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường tại Jakarta, Indonesia là dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ nồng ấm hơn giữa Canberra và Bắc Kinh.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese (trái) gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á ở Jakarta, Indonesia ngày 7/9. (Nguồn: Twitter)
Theo Bloomberg, nhà lãnh đạo Australia ban đầu có ý định gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ vào cuối tuần này. Tuy nhiên, do ông Tập Cận Bình không tham dự cuộc họp, ông Anthony Albanese gặp người đứng thứ hai của chính phủ Trung Quốc vào sáng nay, 7/9 bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á tại Indonesia.
Chia sẻ với phóng viên sau cuộc gặp "tôn trọng" và "mang tính xây dựng", Thủ tướng Albanese cho biết, ông thông báo với người đồng cấp Trung Quốc về việc chấp nhận lời mời thăm Bắc Kinh của Chủ tịch Tập Cận Bình "vào cuối năm nay".
Cá nhân ông cũng mong đợi chuyến thăm sắp tới "để đánh dấu lễ kỷ niệm 50 năm chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Whitlam".
Ông Gough Whitlam (1916-2014) đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Australia tới Trung Quốc vào năm 1973, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ hai nước.
Nhà lãnh đạo Australia nói thêm: "Sự hợp tác và gắn kết giữa hai nước chúng ta luôn được cải thiện khi có đối thoại, khi có thảo luận, đó là cách đạt được thỏa thuận chung, tôn trọng lẫn nhau và thúc đẩy lợi ích của cả hai nước".
Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã được cải thiện kể từ cuộc bầu cử quốc hội liên bang vào tháng 5/2022, trong đó có việc nối lại các cuộc họp cấp bộ trưởng và nới lỏng một số lệnh trừng phạt thương mại do Bắc Kinh áp đặt ở đỉnh điểm căng thẳng vào năm 2020.
Nếu diễn ra, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Australia tới Trung Quốc kể từ năm 2016.
Nỗ lực của Australia giúp ông chủ WikiLeaks tự do như thế nào? Chính sách ngoại giao và vận động hành lang tích cực của chính phủ Australia đóng một vai trò quan trọng giúp ông Julian Assange được tự do sau nhiều năm bị giam cầm ở Anh. Nhà sáng lập Wikileaks, ông Julian Assange. Ảnh: NilePost/TTXVN Sau khi được tòa án vùng lãnh thổ Saipan của Mỹ ở Thái Bình Dương tuyên bố trả...