Thủ tướng Australia tiêm vaccine ngừa Covid-19
Hôm nay (21/2), Thủ tướng Scott Morrison là một trong số những người đầu tiên được tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Australia.
Diễn ra một ngày trước khi chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 chính thức bắt đầu, việc Thủ tướng và một số nhà lãnh đạo trong ngành y tế tiêm nước này tiêm vaccine là hành động góp phần thuyết phục người dân về sự an toàn của vaccine và tích cực tham gia chương trình này.
Thủ tướng Scott Morrison là một trong số những người Australia đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 của hãng Pfizer ngày hôm nay (21/2). Ảnh: 9News
Cùng với Thủ tướng Australia Scott Morrison, Giám đốc y tế Australia Paul Kelly, Y tá trưởng Australia Alison McMillan và một phụ nữ 84 tuổi là những người đầu tiên được tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Australia trong ngày hôm nay. Mặc dù chiến dịch tiêm chủng sẽ chính thức bắt đầu vào ngày mai song từ hôm nay, Thủ tướng và một số lãnh đạo ngành y đã đi tiêm chủng để khẳng định với người dân về sự an toàn của vaccine.
Video đang HOT
Thủ tướng Scott Morrison khẳng định, khi vaccine đã được các chuyên gia y tế cấp phép sử dụng thì có nghĩa là nó đảm bảo an toàn và vì thế người dân nên tích cực hưởng ứng.
“Điều tôi muốn cho mọi người thấy ngày hôm nay đó là sự tự tin. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào quá trình mà các chuyên gia đã dẫn dắt chúng ta đến ngày hôm nay. Từ ngày mai, hàng chục nghìn người dân Australia thuộc các nhóm ưu tiên sẽ tự tin bắt đầu đi tiêm chủng mỗi tuần để sẵn sàng cho việc chúng ta chuyển sang giai đoạn mới trong nỗ lực ứng phó với Covid-19″.
Theo kế hoạch, bắt đầu ngày mai, những người làm việc trên tuyến đầu chống dịch gồm những người làm việc tại cửa khẩu, trong các cơ sở cách ly, các trung tâm dưỡng lão và các nhân viên y tế phải tiếp xúc với nhiều người có nguy cơ… sẽ là những đối tượng đầu tiên được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Dự kiến trong tuần tới sẽ có khoảng 60.000 người ở khoảng 240 trung tâm dưỡng lão sẽ được tiêm vaccine. Vaccine được sử dụng trong đợt đầu tiên này là vaccine của hãng Pfizer. Ngoài vaccine này, Australia cũng đã đặt mua và cấp phép cho vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca.
Cho đến lúc này, Australia đã đặt mua tổng cộng hơn 150 triệu liều vaccine ngừa Covid-19, đủ để tiêm phòng cho gần 26 triệu dân và người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ nước này. Australia cũng có kế hoạch sử dụng một phần khá lớn lượng vaccine đã đặt mua để hỗ trợ các nước Đông Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương đối phó với đại dịch.
Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 200 triệu người đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Đây là chương trình tiêm chủng lớn chưa từng có trên thế giới nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng để tiến tới loại bỏ dịch Covid-19./.
Australia có thể đạt và vượt mục tiêu cắt giảm khí thải theo Thỏa thuận Paris
Bộ Năng lượng và giảm khí phát thải Australia hôm nay (10/12) vừa công bố báo cáo cho thấy, vào năm 2030, Australia không những sẽ đạt mà còn có thể vượt quá mục tiêu giảm khí phát thải như đã đề ra trong Thỏa thuận Paris.
Báo cáo Dự báo phát thải năm 2020 mà Bộ Năng lượng và giảm khí phát thải của Australia công bố hôm nay (10/12) cho thấy, Australia đang theo đúng kế hoạch để có thể đạt được mục tiêu cắt giảm khí phát thải như thỏa thuận Paris đề ra. Cụ thể báo cáo này cho biết, với tốc độ như hiện nay, đến năm 2030, Australia hoàn toàn có thể đạt được và thậm chí là vượt qua cả mục tiêu cắt giảm 403 triệu tấn khí thải vào bầu khí quyển.
Nhà máy nhiệt điện Baywater tại bang New South Wales của Australia. Nguồn: Taras Vyshnya Alamy Stock Photos
Một trong những yếu tố để Australia đạt được mục tiêu này đó là thúc đẩy việc sử dụng công nghệ mới, chứ không phải dùng thuế để làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong hai kế hoạch ngân sách vừa qua, chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison đã cam kết chi 5,3 tỷ AUD cho các biện pháp nhằm giảm phát thải trong đó bao gồm 1,9 tỷ AUD đầu tư vào các công nghệ làm giảm khí hiệu ứng nhà kính, cắt giảm chi phí cho các hộ gia đình và cải thiện độ tin cậy của các nguồn cung cấp năng lượng. Việc áp dụng năng lượng tái tạo cũng đang giúp Australia giảm lượng khí thải.
Trong khuôn khổ Quỹ Mạng lưới tin cậy, Australia cũng cam kết chi hơn 1 tỷ AUD nhằm giúp người dân tiếp tục áp dụng các công nghệ năng lượng mới. Nhờ những nỗ lực này mà nếu tính trên đầu người, Australia đang phát triển năng lượng tái tạo nhanh hơn 25% so với các nền kinh tế lớn ở châu Âu như Đức, Anh, Pháp và Italy và nhanh hơn 10 lần so với mức trung bình toàn cầu.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong thời gian tới, trong khuôn khổ Lộ trình Đầu tư Công nghệ, chính phủ Australia tiếp tục chi 18 tỷ AUD trong 10 năm tới để đầu tư cho công nghệ năng lượng mới. Cũng theo kịch bản phù hợp với Lộ trình Đầu tư Công nghệ, vào năm 2030, lượng khí phát thải mà Australia giảm được sẽ nhiều hơn 145 triệu tấn so với mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris./.
Những tranh cãi khiến quan hệ Australia - Trung Quốc 'rơi tự do' Cáo buộc gián điệp, nguồn gốc Covid-19 và lệnh chống bán phá giá rượu là những vấn đề khiến Bắc Kinh và Canberra lún sâu vào căng thẳng. Trong bài phát biểu tại diễn đàn Trao đổi Chính sách Anh hôm 23/11, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định Australia muốn có quan hệ "đôi bên cùng có lợi" với cả Trung Quốc, đối...