Thủ tướng Australia: G7 có vai trò quan trọng trong nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19
Thủ tướng Australia Scott Morrsion cho rằng, G7 đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19 giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có kể từ Thế chiến I.
Hôm nay (9/6), trước khi lên đường tới Anh tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 với các đối tác, Thủ tướng Australia Scott Morrsion đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó khẳng định thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn chưa từng có kể từ khi Thế chiến I kết thúc. Việc hợp tác với các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới là biện pháp hữu hiệu để ứng phó với những thách thức này.
Thủ tướng Australia Scott Morrsion. Ảnh: AAP
Trong bài phát biểu tại thành phố Perth ngày hôm nay, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định, “thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn chưa từng có kể từ sau khi chiến tranh kết thúc vào những năm 1930, đó là đại dịch toàn cầu, suy thoái kinh tế, hệ thống thương mại thế giới và trật tự dựa trên luật lệ đang bị đe dọa”. Trong đó, Australia đang cố gắng tìm kiếm sự ổn định trong khu vực trong lúc chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nước lớn.
Video đang HOT
“Sự ổn định và an ninh của khu vực cũng như của chúng ta cùng với sự thịnh vượng, lối sống của chúng ta đang phụ thuộc và diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn từ việc hiện đại hóa quân đội diễn ra mạnh mẽ, căng thẳng trong các tranh chấp lãnh thổ, việc chèn ép kinh tế diễn ra mạnh mẽ, luật pháp quốc tế trong đó có luật biển bị phá hoại cho đến việc tăng cường thông tin sai lệch, sự can thiệp từ bên ngoài, các mối đe dọa tới an ninh mạng bằng các công nghệ tiên tiến”.
Trong bối cảnh này, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng, việc hợp tác với các đối tác, trong đó có các nước G7 là cơ hội để nước này cùng với các đối tác tìm cách ứng phó với các thách thức. Tại hội nghị sắp tới, Australia mong muốn làm việc với các quốc gia khác nhằm củng cố vai trò và hiện đại hóa các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để tổ chức này có thể phân xử các tranh chấp một cách khách quan và trừng phạt các hành vi xấu như là công cụ để chống lại sự chèn ép kinh tế.
Tại hội nghị, Australia cũng sẽ thảo luận về các thách thức chiến lược mà khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phải đối mặt. Tất nhiên, cuộc thảo luận giữa nhà lãnh đạo Australia với các đối tác G7 cũng sẽ đề cập chủ đề biến đổi khí hậu, vấn đề mà Australia đang chịu nhiều sức ép từ cộng đồng quốc tế. Mặc dù chưa đưa ra cam kết đối với mục tiêu không phát thải vào năm 2050, song Thủ tướng Scott Morrison cho biết trước Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của thế giới vào tháng 11/2021, Australia sẽ công bố Chiến lược cắt giảm khí hải nhà kính dài hạn.
Thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế, vì thế cần phải thảo luận về các biện pháp thoát ra khỏi đại dịch và phục hồi nền kinh tế với 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Australia cho rằng, các nền kinh tế G7 có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phục hồi của khu vực thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển song phương cũng như các định chế tài chính đa phương như Ngân hàng thế giới hay Ngân hàng phát triển Châu Á.
800 tội phạm trên toàn cầu bị bắt giữ vì dùng ứng dụng bẫy của FBI
Hơn 800 nghị phạm trên toàn cầu đã bị bắt giữ sau khi số này rơi vào bẫy, sử dụng một sứng dụng nhắn tin mã hóa do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nắm giữ.
Thủ tướng Australia Scott Morrison (trái) tại buổi họp báo công bố thông tin về chiến dịch Ironside giúp bắt giữ hàng trăm tội phạm trên toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Đây là chiến dịch do FBI và Cảnh sát Australia lên kế hoạch, mang mật danh Ironside, nhằm vào tội phạm ma túy và những đối tượng có liên quan đến băng đảng Mafia.
Điểm then chốt của kế hoạch này chính là việc cảnh sát và lực lượng thực thi pháp luật đã bí mật cài cắm được một ứng dụng trong giới tội phạm, từ đó giám sát nội dung nhắn tin, thư thoại về hoạt động buôn bán ma túy, rửa tiền, thậm chí là cả âm mưu giết người.
Thủ tướng Australia Scott Morrison nói rằng chiến dịch này đã giáng một đòn mạnh vào tội phạm có tổ chức trên toàn thế giới. Còn cơ quan Cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol) thì nhìn nhận đây là chiến dịch lớn nhất, "thành công mỹ mãn" mà lực lượng thực thi pháp luật thực hiện đánh vào thông tin mã hóa mà tội phạm sử dụng.
FBI dự kiến sẽ sớm công bố thông tin chi tiết về kế hoạch này.
Vũ khí được lực lượng chức năng thu giữ trong chiến dịch Ironside. Ảnh: Cảnh sát Australia
Mọi chuyện được khởi đầu từ việc FBI tháo dỡ hai thiết bị mã hóa khác hồi năm 2018. Từ đây, FBI lập ra công ty thiết bị mã hóa có tên gọi ANOM. Lúc đầu, chỉ có một số ít chóp bu trong mạng lưới tội phạm sử dụng ANOM, nhưng chính điều này khiến số còn lại cảm thấy tin tưởng hơn và ANOM được phân phối rộng trong giới tội phạm có tổ chức.
Cụ thể, một đặc vụ đã giới thiệu Hakan Ayik, một trùm buôn lậu ma túy tại Australia, thiết bị mã hóa này. Chính Ayik là người đã đi quảng bá ứng dụng này trong giới tội phạm mà không hay biết gì về khả năng bị theo dõi. Tổng cộng đã có tới 12.000 thiết bị mã hóa dạng này được lưu hành trong 300 băng đảng tội phạm ở hơn 100 nước trên thế giới. Từ đây, cảnh sát các nước có thể đọc hàng triệu tin nhắn theo thời gian thực về các kế hoạch giết người, buôn bán ma túy cùng nhiều âm mưu khác.
Theo Giám đốc cảnh sát Liên bang Australia Reece Kershaw, thông qua những tin nhắn này, cảnh sát đã ngăn chặn nhiều vụ buôn bán ma túy và các vụ việc khác như xả súng hàng loạt. Ông khẳng định đột nhập truy cập ứng dụng mã hóa truyền tin đã mang lại cho cơ quan thực thi pháp luật lợi thế chưa từng có và là điểm then chốt để đánh sập các băng đảng có tổ chức.
Australia - New Zealand nói không chia rẽ vì Trung Quốc Thủ tướng Australia, New Zealand ra thông cáo chung khẳng định đoàn kết, bác bỏ nguy cơ chia rẽ vì chính sách với Trung Quốc. "Canberra và Wellington luôn kiên quyết đứng cùng nhau với những nguyên tắc và giá trị chung. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp như vậy, nhưng tôi chắc chắn vẫn sẽ có những bên muốn phá hoại...