Thủ tướng Armenia từ chức
Trong cuộc họp nội các ngày 8/9, Thủ tướng Armenia, Hovik Abrahamia đã tuyên bố từ chức để dọn đường cho thành lập một chính phủ liên minh.
Thủ tướng Armenia, Hovik Abrahamia tuyên bố từ chức.
Trong tuyên bố từ chức, ông Abrahamian không đề cập nhân vật cụ thể nào sẽ lãnh đạo chính phủ mới.
Tuy nhiên, hãng tin AFP của Pháp dẫn lời một quan chức hàng đầu giấu tên của Armenia cho biết cựu Thị trưởng Yerevan, Karen Karapetyan sẽ là người thay thế ông Abrahamian.
Đầu tháng 8 vừa qua, Tổng thống Armenia Serzh Sarkisian tuyên bố sẽ thành lập chính phủ “hòa hợp dân tộc và đồng thuận”, sau khi xảy ra vụ 30 tay súng bắt giữ con tin và chiếm giữ một đồn cảnh sát với yêu sách đòi trả tự do cho một thủ lĩnh đối lập và Tổng thống Sarkisian phải từ chức. Hành động của nhóm tay súng cực đoan này thậm chí còn nhận được sự ủng hộ của hàng nghìn người dân thủ đô trong các cuộc biểu tình được tổ chức rầm rộ sau đó. Xung đột giữa cảnh sát và nhóm tay súng này đã làm 2 cảnh sát thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Đây là cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất ở Armenia trong nhiều năm qua.
Ông Abrahamia, 58 tuổi, là Phó Chủ tịch đảng Cộng hòa Armenia. Ông nắm giữ trọng trách Thủ tướng Armenia từ tháng 4/2014.
Theo Báo Tin Tức
Chính sách ngoại giao quốc phòng của Nhật
Nhật muốn ngăn chặn tình hình ở "vùng xám" leo thang thành xung đột quân sự.
Trong những năm qua, Nhật đã củng cố quan hệ hợp tác với các nước ASEAN trong lĩnh vực an ninh.
Từ thời chiến tranh lạnh, Nhật đã thường xuyên tăng cường quan hệ với các nước ASEAN dưới nhiều hình thức trao đổi quốc phòng song phương, chủ yếu tập trung vào công tác tham vấn cấp cao và đàm phán công việc, đồng thời tổ chức đối thoại an ninh đa phương nhằm mục đích củng cố lòng tin lẫn nhau và cải thiện tình hình minh bạch.
Gần đây, Nhật đã chuyển sang cấp độ hợp tác cao hơn với một số nước ASEAN như tổ chức tập trận song phương, thỏa thuận về cung cấp thiết bị quốc phòng.
Video đang HOT
Với các bước phát triển vượt bậc như hội nghị bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên giữa Nhật với ASEAN ở Bagan (Myanmar) vào tháng 11-2014, ASEAN đã trở thành một trong những đối tác khu vực chủ chốt của Nhật về an ninh sau Mỹ, Úc, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Mở rộng sự hiện diện
Theo nhận xét của chuyên gia Tomohiko Satake ở Viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật đăng trên tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 26-8, chính sách ngoại giao quốc phòng của Nhật đối với ASEAN có thể được tóm tắt trong ba điểm: Mở rộng sự hiện diện, củng cố quan hệ đối tác và chia sẻ các quy chuẩn, nguyên tắc chung thông qua các quan hệ đối tác.
Nhật mở rộng sự hiện diện thông qua nhiều sáng kiến như các lực lượng phòng vệ Nhật đến thăm các nước thành viên ASEAN hoặc tham gia các cuộc tập trận song phương hay đa phương.
Tháng 3-2016, một tàu của lực lượng phòng vệ biển Nhật đã cập cảng Malaysia lần đầu tiên sau ba năm. Tháng sau, lực lượng phòng vệ biển Nhật đã tham gia diễn tập huấn luyện hữu nghị với hải quân hoàng gia Malaysia.
Tàu khu trục Ariake của Nhật đến cảng Cam Ranh ngày 12-4. Ảnh: JAPAN TIMES
Tháng 4-2016, tàu ngầm Oyashio cùng các tàu khu trục Ariake và Setogiri của Nhật đã cập cảng Subic (Philippines). Đây là chuyến thăm Philippines đầu tiên của lực lượng phòng vệ Nhật sau 15 năm. Sau đó hai tàu Ariake và Setogiri đã cập cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Trong thời gian này, tàu khu trục Ise của Nhật đã vượt biển Đông để lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận đa phương ở Indonesia. Ngoài ra, lực lượng phòng vệ biển Nhật cũng đã tham gia các cuộc tập trận chung với Mỹ và Úc vào tháng 2-2016 trong vùng biển giữa Singapore và Ấn Độ, kế tiếp đến tháng 4-2016 trong vùng biển Indonesia.
Nhật cũng đã thực hiện các biện pháp tăng cường sự hiện diện trong khu vực thông qua nhiều hoạt động khác trong khuôn khổ đa phương như cử một đơn vị lớn tham gia diễn tập an ninh hàng hải chung trong khuôn khổ hội nghị bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ) ở Brunei và Singapore. Lực lượng của Nhật là lực lượng lớn thứ ba trong các nước tham gia diễn tập.
Củng cố quan hệ đối tác
Nhật củng cố quan hệ đối tác với các nước ASEAN thông qua hỗ trợ xây dựng năng lực và hợp tác thiết bị quốc phòng.
Nhật sử dụng nguồn vốn ODA tặng 10 tàu đa năng cho Philippines. Nhật cũng cho Philippines thuê máy bay huấn luyện TC90 căn cứ "Thỏa thuận giữa chính phủ Nhật và chính phủ Cộng hòa Philippines về chuyển giao thiết bị quốc phòng và công nghệ" đã ký hồi tháng 2-2016.
Tháng 7-2016, Nhật đã bắt đầu cung cấp khoản viện trợ đầu tiên về củng cố năng lực hàng hải cho Philippines. Khoản viện trợ này liên quan đến bảo trì các động cơ diesel máy tàu.
Đối với Việt Nam, Nhật đã viện trợ sáu tàu đã qua sử dụng và đang thảo luận về cung cấp tàu mới trong tương lai gần.
Ngoài ra, trong khuôn khổ tham vấn 2 2 của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của Nhật và Indonesia vào tháng 12-2015, hồi tháng 3-2016, Nhật đã xúc tiến chương trình viện trợ củng cố năng lực hàng hải cho hải quân Indonesia qua bản đồ hàng hải.
Mới đây, Nhật đã mở rộng quan hệ đối tác về an ninh với các nước thành viên ASEAN không tiếp giáp biển như Lào, Thái Lan, Myanmar.
Bộ Quốc phòng Nhật đã tổ chức cuộc hội thảo đầu tiên về đối phó thảm họa cho quân đội Lào vào tháng 2-2016. Trong tháng 4 và 5-2016, Nhật đã hỗ trợ xây dựng năng lực qua luật hàng không quốc tế và an toàn bay cho nhân viên Bộ Quốc phòng Thái Lan.
Đến tháng 6-2016, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nakatani Gen đã hội đàm với Cố vấn quốc gia Aung San Suu Kyi, bộ trưởng Ngoại giao Myanmar. Hai bộ trưởng nhất trí lực lượng phòng vệ biển Nhật sẽ hỗ trợ cung cấp năng lực trong các lĩnh vực như viện trợ nhân đạo, cứu hộ trong thảm họa đồng thời tăng cường trao đổi giáo dục song phương.
Đây là lần đầu tiên bà Aung San Suu Kyi hội đàm với bộ trưởng quốc phòng một nước khác.
Vì đâu Nhật mở rộng sự hiện diện?
Chuyên gia Tomohiko Satake ghi nhận tình hình biển Đông căng thẳng chắc chắn là nguyên nhân khiến Bộ Quốc phòng và lực lượng phòng vệ biển Nhật mở rộng sự hiện diện của Nhật cũng như tăng cường củng cố quan hệ đối tác trong khu vực.
Ngày 12-7 vừa qua, Tòa Trọng tài ở La Haye (Hà Lan) đã công bố phán quyết khẳng định "đường chín đoạn" của Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Nhật đã tuyên bố quan điểm rằng phán quyết mang tính chất chung cuộc và ràng buộc về pháp lý. Tại đối thoại chiến lược ba bên Nhật - Mỹ - Úc trong tháng 7, ba nước đã công bố tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc và Philippines tôn trọng phán quyết trọng tài.
Chuyên gia Tomohiko Satake ghi nhận Nhật củng cố ngoại giao quốc phòng với các nước ASEAN không có nghĩa Nhật ủng hộ một nước nào tham gia tranh chấp ở biển Đông. Trong lúc củng cố quan hệ với một số nước tranh chấp như Việt Nam và Philippines, Nhật cũng viện trợ cho các nước không tham gia tranh chấp.
Theo Tomohiko Satake, Nhật cung cấp thiết bị cho các nước Đông Nam Á chủ yếu vì mục đích củng cố năng lực đối phó với cái được gọi là tình hình "vùng xám". Hoạt động này nhằm hướng dẫn về giám sát hàng hải và phòng, chống va chạm bất ngờ chứ không nhằm củng cố năng lực quân sự cho nước nhận viện trợ.
Đây là sáng kiến nhằm ngăn chặn tình hình ở "vùng xám" leo thang thành xung đột quân sự bằng cách rút ngắn khoảng cách giữa lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc và cảnh sát biển các nước ven biển.
Ngoài ra, mở rộng sự hiện diện của Nhật ở Đông Nam Á đã tạo thêm nhiều cơ hội cho Nhật hợp tác với Trung Quốc.
Trong cuộc diễn tập an ninh hàng hải chung trong khuôn khổ ADMM do Brunei và Singapore tổ chức từ ngày 2 đến 12-5, lần đầu tiên "Bộ quy tắc ứng xử cho những đụng độ ngoài ý muốn trên biển" (CUES) đã được áp dụng. Thỏa thuận này đã được nhiều nước Tây Thái Bình Dương ký kết, trong đó có Trung Quốc.
Nhật cũng đã sử dụng CUES trong các cuộc diễn tập hàng hải song phương với các nước như Philippines và Việt Nam. Trong tương lai, Nhật có thể tiến hành hình thức diễn tập như thế với hải quân Trung Quốc.
Ngoài thiết lập một cơ chế tiếp xúc trên biển giữa hải quân hai nước mà hai bên đang đàm phán, các cuộc diễn tập như thế chắc chắn sẽ góp phần thiết lập các cơ chế quản lý khủng hoảng giữa Nhật và Trung Quốc.
- Báo Philippine Star ngày 27-8 đưa tin phát biểu tại ĐH Philippines, Phó Chánh án Tòa án Tối cao Jose Antonio Carpio đề nghị Philippines có thể phối hợp với một số nước ASEAN để đưa ra một tuyên bố mạnh hơn về tranh chấp ở biển Đông. Ông nhấn mạnh: "Tôi không nghĩ rằng trong tương lai ASEAN sẽ đưa ra một tuyên bố chung làm mất lòng Trung Quốc nhưng chúng ta có thể cùng nhất trí về một tuyên bố chung với Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia".
- Theo báo Philippine Star, phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập bộ tư lệnh Đông Mindanao ở Davao hôm 26-8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố đàm phán song phương sắp tới với Trung Quốc về tranh chấp biển Đông cũng phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài. Ông cho biết đã nêu rõ quan điểm này với Đại sứ Trung Quốc Trình Giám Hoa.
Ông Duterte nhấn mạnh Philippines cũng phải chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột trong trường hợp đàm phán song phương không thành công, Trung Quốc rút khỏi đàm phán chính thức. Ông nói ông sẵn sàng chỉ huy quân đội và chấp nhận mất cân bằng ngân sách để tăng thêm quân. Ông giải thích: "Chắc chắn là tốt nếu có người ở đó, sẵn sàng chiến đấu và thà hy sinh còn hơn không có gì hết và buông tay như một chú cừu ngoan".
- Hãng thông tấn Philippines ngày 27-8 đưa tin tối hôm trước, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tiếp tục lặp lại rằng vấn đề tranh chấp biển Đông phải được giải quyết bằng con đường đàm phán hòa bình giữa các bên trực tiếp liên quan. Ông còn nhấn mạnh: "Đây là quyết định duy nhất của chính phủ Việt Nam để giải quyết vấn đề biển Đông. Đó là quyền chọn chiến tranh hay giải pháp hòa bình".
Tuyên bố này được viết trên trang Facebook của ông để trả lời một người dùng Việt Nam chỉ trích quan điểm của Campuchia về vấn đề biển Đông.
DẠ THẢO
Theo PLO
Quân đội Triều Tiên gài mìn ngăn chặn binh lính đào ngũ Hãng tin Yonhap ngày 23-8 dẫn nguồn tin giấu tên từ chính phủ Hàn Quốc ghi nhận quân đội CHDCND Triều Tiên đã gài mìn cá nhân gần làng đình chiến Bàn Môn Điếm nhằm cản trở các binh sĩ Triều Tiên đào ngũ sang Hàn Quốc. Nguồn tin nhận xét hồi tuần trước, quân đội Triều Tiên đã gài nhiều mìn cá...