Thủ tướng Armenia nêu thời điểm dự kiến từ chức
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Chánh văn phòng Chính phủ Armenia, ông Arsen Torosyan ngày 30/3 cho biết Thủ tướng Nikol Pashinyan sẽ chính thức từ chức từ ngày 20/4 – 5/5 để giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử Quốc hội sớm dự kiến vào ngày 20/6.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: AFP/TTXVN
Chánh văn phòng Torosyan cũng cho hay trụ sở bầu cử của đảng Thỏa ước Dân sự cầm quyền sẽ do Bộ trưởng Quản lý Lãnh thổ và Cơ sở hạ tầng Suren Papikyan đứng đầu. Công việc của trụ sở sẽ do chính ông Torosyan, Bộ trưởng Môi trường Romanos Petrosyan và phụ tá chính của Thủ tướng Arayik Harutyunyan điều phối. Khi được hỏi về tính chính xác của quyết định tổ chức bầu cử sớm, ông Torosyan đã khẳng định điều này sẽ diễn ra. Ông cho biết quyết định chính trị đã được đưa ra, nó đã được thảo luận với Quốc hội và một số lực lượng ngoài Quốc hội và bầu cử được tiến hành xuất phát từ lợi ích quốc gia.
Theo luật Armenia, các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức nếu Quốc hội hai lần liên tiếp không bầu được thủ tướng sau khi người đứng đầu chính phủ đương nhiệm từ chức. Trong trường hợp này, ông Pashinyan sẽ tiếp tục giữ chức quyền Thủ tướng.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Armenia bắt đầu sau khi ông Pashinyan ký thỏa thuận ngừng bắn với Azerbaijan ở Nagorny-Karabakh hồi tháng 11/2020 dưới sự trung gian của Nga nhằm chấm dứt xung đột tại đây. Những người chỉ trích ông Pashinyan đã phát động các cuộc biểu tình thường xuyên đòi ông từ chức do cách giải quyết cuộc xung đột ở Nagorny-Karabakh.
Thủ tướng Armenia cáo buộc quân đội âm mưu đảo chính
Ngày 25/2, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã tố cáo các lực lượng vũ trang nước này đã tổ chức một vụ đảo chính nhằm hạ bệ ông.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn Interfax, tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi đại diện các lực lượng vũ trang Armenia yêu cầu Thủ tướng Pashinyan và giải tán chính phủ, trong nỗ lực chấm dứt làn sóng biểu tình bùng phát từ tháng 11/2020 tại nước này tới nay.
Thủ tướng Pashinyan tuyên bố sa thải Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Armenia Onik Gasparyan. Quyết định sa thải cần phải được Tổng thống Armenia ký. Ông Pashinyan cũng kêu gọi những người ủng hộ tập trung tại thủ đô Yerevan và sẵn sàng có bài phát biểu gửi người dân cả nước.
Trên trang mạng Facebook cá nhân, ông Pashinyan nêu rõ: "Tôi coi tuyên bố của Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang là một âm mưu đảo chính quân đội. Tôi kêu gọi tất cả những người ủng hộ tập trung tại Quảng trường Cộng hòa. Tôi sẽ sớm có bài diễn phát trực tiếp gửi nhân dân cả nước".
Các cuộc biểu tình đã diễn ra suốt từ tháng 11/2020 tại Armenia tới nay, khi Thủ tướng Pashinyan nhất trí một lệnh ngừng bắn với Azerbaijani nhằm tìm lối thoát cho cuộc xung đột tại vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, quyết định này của ông Pashinyan bị nhiều người phản đối và không ít người dân Armenia coi đó là một thất bại trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh.
Các đảng phái đối lập đã đồng thời lên tiếng Thủ tướng Pashinyan từ chức, đồng thời chỉ định cựu Thủ tướng Vazgen Manukyan đứng ra lãnh đạo chính phủ.
Tháng 12/2020, Thủ tướng Pashinyan đã mời các lực lượng chính trị ngồi lại với nhau để tiến hành tham vấn về khả năng tổ chức bầu cử quốc hội trước thời hạn, dự kiến trong năm 2021, song phe đối lập không thay đổi lập trường và muốn ông từ chức trước khi bầu cử diễn ra.
Ngày 5/12, phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Pashinyan tuyên bố ông không có ý định từ chức liên quan tới xung đột vũ trang tại khu vực Nagorny-Karabakh. Nhà lãnh đạo Armenia khẳng định ưu tiên hàng đầu của chính phủ hiện nay là khắc phục hậu quả cuộc xung đột, cụ thể là đưa công dân Armenia bị bắt làm tù binh chiến tranh cũng như những người đã chết tại đây về nước.
Trước đó, ngày 9/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Pashinyan đã ký thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh sau hơn một tháng xảy ra giao tranh. Theo thỏa thuận này, Armenia nhất trí trả lại 15-20% lãnh thổ vùng Nagorny-Karabakh mà lực lượng Azerbaijan đã giành quyền kiểm soát trong thời gian bùng phát xung đột vừa qua, trong đó có thị trấn lịch sử Shusha.
Trong tháng 12, thực hiện tuyên bố ba bên của các nhà lãnh đạo Nga, Azerbaijan và Armenia, các cuộc trao đổi tù nhân đã diễn ra. Kết quả, lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã bàn giao hai người Azerbaijan bị giam giữ cho Baku và trao trả bốn tù binh cho Yerevan bằng máy bay của Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga". Tình hình tại khu vực Nagorny-Karabakh cũng dần trở lại yên ổn.
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia. Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng. Căng thẳng tái bùng phát tại khu vực này từ ngày 27/9/2020 khiến con số thương vong ước tính lên tới hàng nghìn người.
Armenia ấn định thời điểm tổ chức bầu cử Quốc hội Armenia sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 20/6. Thủ tướng Nilkol Pashinyan thông báo như trên qua trang cá nhân Facebook ngày 18/3, đồng thời cho biết quyết định đưa ra sau các cuộc đàm phán với phe đối lập và Tổng thống. Ông khẳng định bầu cử sớm là cách tốt nhất để đưa Armenia thoát khỏi cuộc khủng...