Thủ tướng Áo từ chức do áp lực về chính sách nhập cư
Ông Werner Faymann hôm nay từ chức sau khi đảng Dân chủ xã hội thua trước đảng Tự do có quan điểm chống chính sách nhập cư.
Ông Faymann tuyên bố từ chức thủ tướng. Ảnh: AP
Sau cuộc bỏ phiếu vòng đầu của cuộc bầu cử tổng thống hai tuần trước, đảng Tự do cựu hữu (FPO) đã giành điểm cao kỷ lục so với liên minh cầm quyền, gồm cả đảng Nhân dân, gây nên sự phản đối trong nội bộ đảng Dân chủ xã hội (SPO) của ông Faymann, theo Reuters.
“”Tôi có đủ sự ủng hộ mạnh mẽ trong đảng không? tôi phải nói rằng câu trả lời là không. Tôi đã gây ra những hậu quả do sự ủng hộ ở mức thấp và tôi rời khỏi vị trí lãnh đạo đảng và thủ tướng liên bang”, ông Faymann nói trong tuyên bố.
Video đang HOT
Tuy nhiên ông không cho biết khi nào quyết định này có hiệu lực.
Ông Faymann, người làm thủ tướng Áo từ cuối 2008, hôm 1/5 đã phải đối diện với cuộc biểu tình ở đó những người phản đối mang áp phích kêu gọi ông từ chức. Ông cũng phải chịu áp lực từ một số người trong đảng về chính sách hạn chế chặt chẽ hơn với người nhập cư và những người tị nạn, điều được thực hiện một phần để ngăn FPO chiếm được ưu thế. FPO có quan điểm chống chính sách nhập cư.
Trong năm ngoái, Áo đã tiếp nhận khoảng 90.000 người tị nạn, sau khi nhận một lượng lớn người di cư, khoảng 8,5 triệu người, chủ yếu từ Syria, Iraq và Afghanistan.
Phó thủ tướng Reinhold Mittelehner sẽ tạm thời đảm nhận vị trí của ông Faymann, theo phát ngôn viên của Tổng thống Heinz Fischer.
Khánh Lynh
Theo VNE
Đức và Áo: Cần tổ chức ngay cuộc họp thượng đỉnh EU
Các nhà lãnh đạo EU cần nhóm họp khẩn cấp vào tuần tới để bàn về cuộc khủng hoảng di cư đang "nóng" tại châu lục này. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Đức, Angela Merkel, và Thủ tướng Áo, Werner Faymann, tại cuộc họp báo chung chiều qua ở Brussels.
Họp báo chung giữa Thủ tướng Đức và Áo. (Ảnh: Euronews).
Tại buổi họp báo, bà Angela Merkel bày tỏ sự thất vọng về sự bất đồng tại cuộc họp của Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp Liên hiệp châu Âu (EU) vừa qua mà chưa đạt được những điểm thống nhất cần thiết về việc phân bổ người tị nạn cho các nước thành viên. Đây là một thất bại của cả khối này.
Về việc Đức đóng cửa biên giới và siết chặt kiểm soát an ninh khu vực biên giới, theo bà Angela Merkel, đó là nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ những trường hợp di cư vào Đức.
Đức, Áo và Thụy Điển là những nước tiếp nhận được số lượng đông nhất những người tị nạn. Thực tế, dòng người di cư vào lãnh thổ Đức những ngày qua gây nhiều áp lực và ảnh hưởng tới trật tự xã hội ở các thành phố lớn của nước này, trong đó có Munich.
Trước tình hình di cư đang "lung bung", thậm chí là "hỗn loạn" tại nhiều khu vực, nhất là khu vực biên giới Hungari - cửa ngõ vào không gian Shengen, cùng với những bất đồng hiện nay, các nhà lãnh đạo EU sẽ không thể ngồi yên và sẽ có thể phải sớm nhóm họp để tìm giải pháp cho vấn đề người tị nạn.
THĂNG LONG (Theo Euronews)
Theo_Báo Nhân Dân
Áo, Đức mở cửa biên giới cho người di cư từ Hungary vào Áo và Đức cho phép người di cư và tị nạn vào nước từ cửa khẩu Hungary, theo Thủ tướng Áo Werner Faymann thông báo ngày 5.9. Dòng người di cư đi bộ từ Hungary đến biên giới Áo ngày 4.9 - Ảnh: Reuters Thủ tướng Áo Werner Faymann đăng tải trên Facebook rằng Áo và Đức đồng ý cho phép người tị...