Thủ tướng Anh tức giận vì cầu thủ bị lăng mạ chủng tộc
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chỉ trích hành vi lăng mạ chủng tộc “khủng khiếp” nhằm vào ba cầu thủ sút hỏng luân lưu trong chung kết Euro.
“Đội tuyển Anh lứa này xứng đáng được ca ngợi như những người hùng, không phải bị lăng mạ chủng tộc trên mạng xã hội”, Johnson đăng Twitter hôm nay. “Những người chịu trách nhiệm về hành vi lăng mạ khủng khiếp này nên tự xấu hổ về bản thân”.
Marcus Rashford, Jadon Sancho và Bukayo Saka, ba cầu thủ da màu sút hỏng luân lưu trong trận chung kết bóng đá châu Âu giữa Anh và Italy hôm 11/7, đã trở thành nạn nhân bị lăng mạ trên Twitter và tài khoản Instagram của họ. Họ phải nhận loạt biểu tượng cảm xúc là con khỉ, trong khi một số người hâm mộ khác dùng ngôn từ phỉ báng chủng tộc để đổ lỗi cho ba cầu thủ này vì thất bại của đội tuyển.
Cầu thủ Marcus Rashford ôm mặt tiếc nuối sau khi sút hỏng luân lưu trong trận chung kết Euro 2020 giữa Anh và Italy hôm 11/7. Ảnh: Time .
Cảnh sát London đăng Twitter rằng họ đã biết một số bình luận trên mạng xã hội mang tính xúc phạm và phân biệt chủng tộc nhằm vào các cầu thủ bóng đá sau trận chung kết Euro 2020.
Video đang HOT
“Sự kỳ thị này hoàn toàn không thể chấp nhận, không được dung thứ và sẽ bị điều tra”, cảnh sát cho hay.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Tom Tugendhat yêu cầu các công ty mạng xã hội phải hành động.
“Mạng xã hội có các thuật toán nhắm mục tiêu quảng cáo đến bạn nhưng lại không ngăn chặn được hành vi kỳ thị, phân biệt chủng tộc đối với một số thanh niên mẫu mực”, Tugendhat đăng Twitter. “Người viết ra những câu đó thật đáng khinh, phải được xác định danh tính và phải đối mặt với hậu quả. Những người để nội dung đó được đăng tải đang trục lợi từ sự thù ghét”.
Bất chấp dịch Covid-19 hoành hành, Anh sẽ kết thúc lộ trình phong tỏa vào ngày 19/7
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 5/7 xác nhận đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ không còn là quy định bắt buộc trong giai đoạn cuối cùng của lộ trình dỡ bỏ phong tỏa tại nước này, dự kiến vào ngày 19/7 tới.
Giai đoạn cuối cùng trong lộ trình 4 bước dỡ bỏ phong tỏa của Anh đã bị lùi lại từ ngày 21/6 sang ngày 19/7 do các ca mắc Covid-19 với biến chủng Delta tăng cao tại nước này. (Nguồn: Reuters)
Người dân Anh được kêu gọi tự nguyện đeo khẩu trang tại các nơi công cộng và kết thúc thời gian làm việc tại nhà.
Các quy định mới sẽ không có giới hạn về tiếp xúc xã hội. Hiện tại, Anh chỉ cho phép tụ tập trong nhà với phạm vi 6 người và 30 người đối với các sự kiện ngoài trời. Đồng thời, sẽ không có giới hạn về số lượng khách mời tại các sự kiện như đám cưới hay đám tang. Các quy tắc giãn cách xã hội như đi cách nhau hơn 1 mét sẽ được dỡ bỏ ở mọi nơi.
Tất cả quy định về số người tại các nhà hát, nhà thi đấu thể thao và phòng hòa nhạc sẽ được dỡ bỏ. Người dân có thể xếp hàng tại quầy bar, không cần đeo khẩu trang và quy định đăng nhập bằng mã QR sẽ bị hủy bỏ.
Các cơ sở kinh doanh còn lại sẽ được phép mở cửa, bao gồm cả các câu lạc bộ đêm. Đáng chú ý, người nhập cảnh vào Anh sẽ không cần phải xuất trình giấy tiêm phòng hay xét nghiệm.
Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào ngày 12/7 sau khi Chính phủ Anh đánh giá dữ liệu mới nhất. Giai đoạn cuối cùng trong lộ trình 4 bước dỡ bỏ phong tỏa của Anh đã bị lùi lại từ ngày 21/6 sang ngày 19/7 do các ca mắc Covid-19 với biến chủng Delta tăng cao tại nước này.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh BBC Radio 4 Today , Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết, con số ca bệnh có thể lên tới 100.000 ca/ngày vào tháng Tám.
Anh đang trong cuộc chạy đua nước rút trong chiến dịch tiêm chủng cho người dân nhằm kiểm soát biến thể Delta đang lây lan nhanh. Cho đến nay, 64% người trưởng thành tại Anh đã tiêm đủ hai liều vaccine.
Tỷ lệ này, theo một số nhà khoa học cảnh báo là chưa đủ lớn để dỡ bỏ hầu như tất cả các hạn chế hiện nay - khi có hàng triệu người vẫn chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Thủ tướng Boris Johnson thông báo, chương trình tiêm chủng vaccine sẽ được đẩy nhanh cho những người dưới 40 tuổi, giảm khoảng cách giữa các liều từ 12 tuần xuống còn 8 tuần.
Nhà lãnh đạo Anh cũng nhấn mạnh, ông sẽ tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi đông người như "một phép lịch sự" ngay cả khi đây không còn là quy định bắt buộc.
Giám đốc Y tế Anh, Giáo sư Chris Whitty, cũng đồng tình rằng ông sẽ đeo khẩu trang tại nơi đông người, trong không gian kín, hoặc khi được yêu cầu bởi cơ quan có thẩm quyền, trong bối cảnh các ca mắc Covid-19 vẫn gia tăng.
Anh đánh cược thả cửa trước biến chủng Delta Giữa lúc số ca nhiễm biến chủng Delta tăng nhanh, quyết định nhanh chóng dỡ bỏ hạn chế của chính phủ Anh được cho là tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 5/7 nêu chi tiết kế hoạch dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế chống Covid-19 của chính phủ vào giữa tháng 7, bất chấp những...