Thủ tướng Anh thừa nhận khác biệt với ‘đồng minh đặc biệt’ Mỹ
Thủ tướng Anh Theresa May đã dành những lời ca ngợi tốt đẹp nhất cho “sự thống nhất về mục đích” trong mối quan hệ “đồng minh đặc biệt” giữa Anh và Mỹ, song cũng thừa nhận sự “khác biệt” giữa hai nước trong việc nhận dạng và giải quyết các thách thức chung.
Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo chung bên ngoài Văn phòng Thủ tướng Anh số 10 phố Downing ở thủ đô London chiều 4/6, bà May cho biết trong hội đàm trước đó, bà và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cùng nhất trí củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước trên các lĩnh vực an ninh và kinh tế.
Bà May đánh giá cao việc hai nền kinh tế Anh – Mỹ đang có sự “gắn kết” hơn bao giờ hết. Hai nhà lãnh đạo Anh – Mỹ cũng nhất trí cam kết thúc đẩy một hiệp định thương mại song phương “đầy tham vọng” sau khi nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – Brexit.
Bà May đặc biệt đánh giá cao sự ủng hộ mà nước Mỹ đã thể hiện với Anh trong thời gian qua trong lĩnh vực an ninh. Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh cũng thảo luận và nhất trí trong các vấn đề an ninh khác như chính sách đối với Iran và yêu cầu tăng ngân sách quốc phòng lên mức 2% GDP đối với các đồng minh trong liên minh quân sự NATO mà Anh và Mỹ là hai thành viên chủ chốt.
Mặc dù vậy, bà May cũng thừa nhận, trong đánh giá nguồn gốc cũng như cách thức ứng phó đối với những thách thức an ninh mới, giữa Anh và Mỹ vẫn đang có những khác biệt.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh khá nhạy cảm về chính trị đối với nước Anh đang chia rẽ và khủng hoảng vì Brexit. Cũng trong ngày làm việc thứ hai, Tổng thống Mỹ còn gặp gỡ một số ứng cử viên hàng đầu đang chạy đua vào ghế Chủ tịch Đảng Bảo thủ Anh, cùng với đó là ghế Thủ tướng, sau khi bà May tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 7/6. Hiện đã có ứng cử viên Michael Gove, Bộ trưởng Môi trường Anh, xác nhận sẽ gặp riêng Tổng thống Mỹ tại London.
Video đang HOT
Ngày 5/6, Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng nước chủ nhà sẽ tham dự các hoạt động kỷ niệm 75 năm quân Đồng minh đổ bộ xuống Normandy trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai.
Theo Phương Hoa (TTXVN)
Brexit càng gỡ càng rối!
Ngày 21-3, Thủ tướng Anh Theresa May đến Brussels tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU). Đây sẽ là lần cuối cùng Anh đến Brussels với tư cách quốc gia thành viên, nếu tiến trình Brexit (Anh rời EU), diễn ra đúng lộ trình 29-3.
Tuy nhiên, không đúng với những gì được tính toán, sự hiện diện của London lần này tại diễn đàn lớn nhất châu Âu là để yêu cầu EU kéo dài thời hạn kích hoạt Điều 50, điều khoản mang tính pháp lý quy định quá trình Brexit.
Với đề nghị này, 27 nước thành viên để ngỏ điều kiện trì hoãn thời hạn Brexit. Tạm gác lại vấn đề nổi cộm hiện nay là sự thất bại của chính sách Brexit của Anh trong vòng 2 năm qua. Câu hỏi quan trọng là quá trình trì hoãn Brexit sẽ kéo dài bao lâu?
Đến lượt EU chia rẽ về Brexit?
Giới phân tích cho rằng, cho đến thời điểm này, khả năng Brexit diễn ra đúng lộ trình là khó có thể xảy ra, song bất kỳ sự trì hoãn Brexit nào, dù ngắn hạn hay dài hạn, cũng cần sự nhất trí thông qua của Hội đồng châu Âu, cơ quan ra quyết định tối cao của EU, dự kiến nhóm họp sau Hội nghị EU. Đây chính là nơi mà những khó khăn nảy sinh.
Kể từ khi khởi động toàn bộ tiến trình Brexit, những người ủng hộ đã khẳng định rằng khối thống nhất 27 nước EU rốt cục sẽ chia rẽ và Anh cuối cùng có thể đạt được mong muốn của mình. Nhưng, thực tế lại không diễn ra như vậy. Cho đến thời điểm này, EU đã luôn nhất quán với thỏa thuận Brexit mà khối này đạt được với Anh, khẳng định rằng EU chắc chắn về bản thỏa thuận và chỉ chờ Anh phê duyệt.
Với EU, cái khó nhất lúc này là dù trì hoãn dài hay ngắn, cũng đều dẫn đến những vấn đề phức tạp và đây mới chính là vấn đề gây bất đồng quan điểm ở 27 nước châu Âu. Nếu Anh không rời EU trước ngày 22-5, thì nước này có thể sẽ phải tham gia các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, vốn bắt đầu từ ngày 23-5.
Thủ tướng Anh Theresa May.
Nếu London không tham gia bầu cử thì có thể vi phạm nghĩa vụ của Anh với tư cách là thành viên khối. Còn nếu Anh tham gia bầu cử thì tồn tại một mối quan ngại thực sự ở Brussels rằng những người có quan điểm hoài nghi châu Âu theo đường lối cứng rắn có thể tham gia cuộc bầu cử này nhằm phản đối việc Anh chưa rời EU. Họ có thể tìm kiếm một lực lượng quần chúng dễ lĩnh hội tư tưởng của họ và gia nhập những người bạn mới ở Nghị viện châu Âu. Khi đó, các nhân vật cựu hữu có thể sẽ trở thành thành viên của Nghị viện châu Âu.
Vậy nên, sự trì hoãn ngắn hạn có vẻ là lựa chọn được ủng hộ nhiều hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi như vậy thì điều này cũng gây ra hàng loạt vấn đề. Thứ nhất, không có sự đảm bảo nào về việc Quốc hội Anh sẽ "gật đầu" đối với thỏa thuận Brexit của bà May cho đến khi kết thúc thời gian trì hoãn ngắn này. Thứ hai, trên thực tế, sự trì hoãn ngắn hạn có thể đồng nghĩa với sự trì hoãn cho một Brexit không thỏa thuận mà nhiều người không muốn xảy ra song vẫn là mặc định như vậy.
Trong khi đó, EU muốn Anh thông qua thỏa thuận Brexit. Đây chính là vấn đề mà một số người tính đến khả năng trì hoãn lâu dài. Trì hoãn lâu dài sẽ tạo cho Anh một cơ hội. Nếu Anh sẽ tham gia vào bầu cử Nghị viện châu Âu thì nước này phải ban hành luật để thực hiện điều này trước ngày 11-4.
Trong viễn cảnh đó, EU có thể đề xuất một thời hạn trì hoãn dài nhất là khoảng 2 năm với một thời điểm cố định để kết thúc giai đoạn trì hoãn này song với một điều khoản rời EU mang tính chặt chẽ. Nếu Hạ viện Anh thông qua thỏa thuận Brexit của bà May trong khoảng thời gian đó, thì Anh sẽ rời khỏi EU và sự gia hạn Điều khoản 50 sẽ trở thành một giai đoạn chuyển tiếp 2 năm, theo như thỏa thuận Brexit hiện hành. Nói cách khác, giới nghị sĩ Anh sẽ phải lựa chọn giữa việc bỏ phiếu cho việc rời EU với một thỏa thuận họ có thể không muốn hoặc vẫn ở lại EU như một thành viên đầy đủ.
Những điều trên càng trở nên rối rắm hơn vào hôm 18-3 khi Chủ tịch Hạ viện Anh John Bercow tuyên bố sẽ không cho phép tiến hành bỏ phiếu lần 3 trừ phi thỏa thuận rút khỏi EU của Thủ tướng May phải có những nội dung thay đổi lớn so với nội dung đã bỏ phiếu lần 2.
Mặc dù mỗi người hiểu tuyên bố này theo cách khác nhau, song dường như thể hiện rõ rằng nếu EU trao cho bà May điều gì đó đáng kể, ví dụ một khung thời gian Brexit mới, thì điều đó sẽ đủ để tiến hành một cuộc bỏ phiếu thứ 3 ở quốc hội. Ở mức độ nào đó, tuyên bố này đã đẩy bóng về sân của EU.
"Dông bão" Brexit bủa vây nước Anh
Những khó khăn về thủ tục, bất đồng nội bộ... đang là yếu tố cản trở Brexit. Giới phân tích cho rằng ngay cả khi Anh rời "ngôi nhà chung" một cách suôn sẻ, chưa chắc xứ sương mù hết dông bão. Một trong những rào cản lớn mà nước Anh đang đau đầu là thỏa thuận giữa London với Liên minh Hải quan miền Nam châu Phi (SACU) và Mozambique.
Trong bối cảnh đàm phán Brexit chưa đạt được các kết quả khả quan, đàm phán cấp bộ giữa phái đoàn Anh (do Bộ trưởng Thương mại thuộc Văn phòng Thủ tướng Anh George Hollingbery dẫn đầu), SACU (gồm 5 nước Botswana, Lesotho, Namibia, Nam Phi và Eswatini) cùng Mozambique tiếp tục diễn ra nhằm đảm bảo thương mại giữa các bên liên quan không bị gián đoạn thời kỳ hậu Brexit.
Dù đạt được những tiến bộ rõ rệt nhưng các bên vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng, bao gồm 2 vấn đề lớn là thiết lập Thỏa thuận đối tác kinh tế (EPA) song song với thỏa thuận đã có với EU, hướng tới thương mại ưu đãi sau khi Anh rời khỏi EU. Hiện quy định vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) đang là điểm bất đồng chính cản trở các bên đi đến điểm chốt cuối cùng. Giới phân tích cho rằng ngay cả khi Vương quốc Anh đạt được thảo thuận với SACU và Mozambique, tiến trình Brexit chưa ngã ngũ sẽ khiến thỏa thuận khó có hiệu lực.
Sự gia hạn không chỉ phụ thuộc vào những gì người Anh muốn mà còn phụ thuộc vào những gì EU có thể chấp thuận. Nếu Brexit được gia hạn đến cuối tháng 6-2019 thì Quốc hội mới của Nam Phi (nhiệm kỳ VI) sẽ có thời gian để tổ chức họp và xem xét thỏa thuận. Bên cạnh đó, SACU và Mozambique sẽ tiếp tục thảo luận về điều khoản tổng hợp cũng như sự xác nhận của Bộ Nông nghiệp Anh về những danh sách được các bên chấp thuận (EL) để đưa ra quyết định đàm phán tiếp theo với Anh.
Ngày 13-3, Vương quốc Anh đã công bố biểu thuế quan mà nước này sẽ áp dụng đối với các thành viên EU trong tình huống Brexit "không thỏa thuận". Nhóm SACU và Mozambique phân tích sơ bộ về biểu thuế quan trên, khẳng định ngoài 469 sản phẩm hoặc dòng thuế, các sản phẩm còn lại của nhóm, trong đó có nông sản (như trái cây), sẽ được xuất khẩu miễn thuế vào Anh.
Trong kịch bản Brexit không thỏa thuận, mức thuế nhập khẩu vào Anh sẽ cao hơn mức được tính theo EPA. Điều này có đáng để các nước trong nhóm SACU hay Mozambique tiếp tục đàm phán?
Bảo Trân (tổng hợp)
Theo CAND
Hơn 4 triệu chữ ký đòi hủy Brexit Website của Quốc hội Anh đã lập kỷ lục khi có tới hơn 4 triệu chữ ký của người dân Anh yêu cầu hủy bỏ Brexit và tiến hành lại cuộc trưng cầu dân ý. Theo quy định, khi Quốc hội nhận được thư kiến nghị từ trên 100.000 chữ ký thì sẽ phải đưa vấn đề này ra Quốc hội thảo luận....