Thủ tướng Anh: Phụ nữ Hồi giáo không học tiếng Anh sẽ bị trục xuất
Phụ nữ Hồi giáo nếu không học để có vốn tiếng Anh đạt tiêu chuẩn sẽ bị trục xuất khỏi Anh, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố vào ngày 18.1.
Thủ tướng Anh David Cameron yêu cầu phụ nữ Hồi giáo nhập cư phải học để có vốn tiếng Anh đạt tiêu chuẩn – Ảnh: AFP
Thủ tướng Cameron cho biết kỹ năng sử dụng tiếng Anh nghèo nàn có thể khiến nhiều người dễ bị mắc bẫy những thông điệp của những nhóm cực đoan như tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), theo AFP.
Ông Cameron đưa ra phát ngôn trên khi chính quyền Anh công bố quỹ 26 triệu euro (28,5 triệu USD) để dạy tiếng Anh cho những phụ nữ nhập cư.
Video đang HOT
Luật nhập cư hiện hành của Anh buộc vợ/chồng có thể sử dụng tiếng Anh trước khi đến Anh sinh sống. Ông Cameron nói những người vợ/chồng nhập cư sẽ phải thi tiếng Anh sau 2,5 năm sống ở Anh nhằm đảm bảo kỹ năng ngôn ngữ của họ luôn được trau dồi.
“Không ai có thể đảm bảo có thể ở lại Anh nếu không cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Những người đến sinh sống tại đất nước chúng tôi, họ cũng phải có trách nhiệm”, ông Cameron nói.
Chính quyền Anh ước tính khoảng 190.000 phụ nữ Hồi giáo ở Anh không sử dụng thành thạo tiếng Anh hoặc hoàn toàn không biết tiếng Anh, và có khoảng 2,7 triệu người Hồi giáo ở Anh với dân số khoảng 53 triệu người.
Thủ tướng Cameron nói thiếu kỹ năng ngôn ngữ có thể khiến những người Hồi giáo ở Anh dễ bị các nhóm cực đoan lôi kéo.
Các tổ chức Hồi giáo và đảng đối lập đã lên tiếng chỉ trích phát ngôn trên của ông Cameron. Ông Mohammed Shafiq, giám đốc Tổ chức Ramadhan, cho hay: “Ông David Cameron và chính quyền Đảng Bảo thủ của ông ta một lần nữa sử dụng những người Anh theo Hồi giáo làm quả bóng chính trị để ghi điểm với dân chúng một cách rẻ tiền”.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Làm cao ở thế yếu
Sau hai lần trì hoãn, Thủ tướng Anh David Cameron giờ bị EU buộc phải đưa ra những yêu cầu hoặc điều kiện để nước này không rời khỏi khối.
Dự kiến trong năm 2017, Anh sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc ra đi hay ở lại EU - Ảnh minh họa: AFP
Dự kiến trong năm 2017, Anh sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc đi hay ở đối với EU. Tuy nhiên, chuyện London "đỏng đảnh" với EU hiện đã bị vấn đề tị nạn và nhập cư lấn át với tác động tích cực lẫn tiêu cực tới ý định của ông Cameron sau cuộc trưng cầu.
Thực chất đòi hỏi của Thủ tướng Cameron là EU phải ưu ái Anh nhiều hơn nữa. Ông cần kết quả như thế để tranh thủ cử tri và vô hiệu hóa sự chống đối trong nước. Vị thủ tướng này ý thức được rằng tương lai của Anh phụ thuộc vào EU và nước này không thể "dứt áo ra đi". Nhưng để xoa dịu và vô hiệu hóa sự chống đối trong nội bộ đảng Bảo thủ, trên chính trường và trong xã hội nhằm giữ vững vị thế cầm quyền thì ông Cameron phải làm cao, phải đòi EU nhượng bộ hơn nữa cho London. Nếu không, chắc chắn trong cuộc trưng cầu năm 2017, cử tri sẽ lựa chọn ra khỏi EU, nhất là khi họ thấy EU bối rối, bị động, bế tắc và bất lực như thế nào trong cuộc khủng hoảng tị nạn và nhập cư.
Đối với EU, việc giải quyết vấn đề tị nạn và nhập cư hiện cấp thiết và quan trọng hơn chuyện của Anh. Cho nên Thủ tướng Cameron vẫn làm cao nhưng ở thế ngày càng yếu. Tuy nhiên, giữ được nước Anh vẫn hơn nên EU rồi sẽ có nhượng bộ nhất định, không thực chất nhưng đủ để ông Cameron và dân Anh giữ thể diện mà tiếp tục trong hàng ngũ EU.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Đặc nhiệm Anh đóng giả phụ nữ Hồi giáo diệt chỉ huy IS Binh sĩ đặc nhiệm Anh mặc đồ phụ nữ Hồi giáo đóng giả làm vợ các thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo giúp diệt một chỉ huy của nhóm phiến quân ở Syria. Phụ nữ Hồi giáo mặc burqa. Ảnh: AFP. 8 binh sĩ lực lượng đặc nhiệm không quân Anh (SAS) mặc burqa Hồi giáo màu đen, che kín từ đầu đến...