Thủ tướng Anh lấy tên 2 bác sĩ chữa trị Covid-19 đặt cho con trai
Hôn thê của Thủ tướng Anh, ngày 2/5 đã chia sẻ trên mạng xã hội bức ảnh đứa con trai của mình, với các lý giải tên gọi của cậu bé.
Thủ tướng Anh Boris Johnson và vợ chưa cưới của ông, bà Carrie Symonds đã quyết định đặt tên con trai mới sinh của họ là Wilfred Lawrie Nicholas – 1 phần tên của 2 bác sĩ đã trực tiếp điều trị Covid-19 cho Thủ tướng Anh mới đây như là 1 lời cám ơn chân thành dành cho họ.
Bà Carrie Symonds chia sẻ trên mạng xã hội bức ảnh đứa con trai của mình, với các lý giải tên gọi của cậu bé. (Ảnh: Instagram)
Bà Carrie Symonds – vị hôn thê của Thủ tướng Anh, 31 tuổi, ngày 2/5 đã chia sẻ trên mạng xã hội bức ảnh đứa con trai của mình, với các lý giải tên gọi của cậu bé.
Video đang HOT
Cụ thể Wilfred là tên của ông nội Thủ tướng Boris Johnson; Lawrie là tên ông nội của bà Carrie Symonds, còn Nicholas là 1 phần tên của 2 bác sĩ Nick Price và Nick Hart – những người đã cứu sống Thủ tướng khi ông bị mắc Covid-19.
Xúc động và hiểu được nỗi vất vả của các bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch, Thủ tướng Anh cũng từng cho biết: “Trong những ngày qua, tôi đã thấy áp lực của Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS). Tôi đã thấy sự can đảm của các cá nhân, không chỉ từ các bác sĩ và y tá mà còn là tất cả mọi người: người dọn dẹp, đầu bếp, nhân viên y tế, dược sĩ – những người đã tiếp tục làm việc, luôn tự làm hại mình khi mạo hiểm đương đầu với loại virus SARS-CoV-2 nguy hiểm. Nhờ vào sự can đảm đó, sự tận tâm đó, nghĩa vụ đó và tình yêu mà Dịch vụ Y tế quốc gia của chúng ta đã không thể bị đánh bại. Tôi cảm ơn các bác sĩ tuyệt vời, một vài người trong số họ được gọi là Nick – những người đã đưa ra một số quyết định quan trọng vài ngày trước mà tôi sẽ biết ơn suốt đời”.
Ngày 27/4 vừa qua, Thủ tướng Anh đã quay trở lại làm việc sau 1 thời gian dài điều trị Covid-19. Hai ngày sau đó (29/4), ông đón đứa con trai đầu lòng với vị hôn thê của mình, với những lời chúc mừng từ người dân và giới chức nước này./.
Anh từ chối đề nghị giúp đỡ Thủ tướng Johnson của Mỹ
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết việc quyết định phương pháp điều trị đối với ông Johnson sẽ do đội ngũ bác sĩ chăm sóc y tế của ông quyết định.
Hôm 7/4, người phát ngôn của Thủ tướng Boris Johnson từ chối lời đề nghị giúp đỡ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho biết "việc áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào đối với ông Johnson lúc này là vấn đề của đội ngũ chăm sóc y tế cho Thủ tướng".
"Về vấn đề này, chúng tôi biết ơn tất cả những lời chúc tốt lành mà Thủ tướng đã nhận được. Chúng tôi tin rằng Thủ tướng đang nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể từ Dịch vụ y tế quốc gia. Bất kỳ phương pháp điều trị nào đối với Thủ tướng lúc này là do bác sĩ của ông quyết định", người phát ngôn của Thủ tướng Boris Johnson cho hay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn giúp đỡ điều trị cho Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Ảnh: AP)
Sau khi biết tin tình trạng sức khỏe của Thủ tướng Boris Johnson xấu đi, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng người Mỹ đang cầu nguyện cho ông. Đồng thời cho biết, chính quyền Mỹ đã liên lạc với các bác sĩ của Thủ tướng Johnson để xem có thể hỗ trợ gì trong tình huống này.
"Chúng tôi đã liên lạc với tất cả các bác sĩ của Thủ tướng Johnson. Khi bạn được chăm sóc đặc biệt, điều đó rất nghiêm trọng. Chúng tôi đang làm việc với London với tất cả sự tôn trọng dành cho Thủ tướng Johnson", ông Trump nói.
Hôm 7/4, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết ông Johnson có tinh thần tốt, sức khỏe ổn định sau khi được chăm sóc đặc biệt do tình trạng bệnh diễn biến xấu.
"Sức khỏe của Thủ tướng đã ổn định và vẫn giữ tinh thần tốt. Ông đang được điều trị bằng oxy theo quy trình tiêu chuẩn và không cần bất cứ sự hỗ trợ nào khác để thở", phát ngôn viên của Văn phòng Thủ tướng Anh cho hay.
Ông Johnson, 55 tuổi, được đưa tới Bệnh viện St Thomas ở London tối 5/4 với các triệu chứng dai dẳng của virus corona chủng mới sau hơn 10 ngày kể từ khi bị nhiễm bệnh. Hôm 6/4, ông được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt do tình trạng sức khỏe xấu đi.
KÔNG ANH
Dược sĩ người Việt kể chuyện làm việc như thời chiến tại Mỹ để giúp cộng đồng Chưa bao giờ tôi thấy làm việc cực như lúc này, nhưng cũng chưa bao giờ thấy tự hào như bây giờ khi nhìn vào tờ giấy thông hành viết: người này cần phải đi làm bất kể giờ giấc vì công việc của họ "thiết yếu cho cơ sở hạ tầng nước Mỹ". Dược sĩ Nguyễn Nữ Phương Thảo - Ảnh: NVCC...