Thủ tướng Anh Keir Starmer tìm cách thiết lập lại quan hệ Brexit với EU
Thủ tướng Anh Keir Starmer nhậm chức với lời hứa đưa mối quan hệ Anh và Liên minh châu Âu (EU) trở lại quỹ đạo hợp tác.
Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu tại London, ngày 27/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, khi năm 2025 bắt đầu, nỗ lực thiết lập lại Brexit của ông Keir Starmer đang đối mặt với nhiều thách thức phức tạp hơn mong đợi, dù cả London và Brussels đều bày tỏ thiện chí cải thiện quan hệ.
Quan hệ giữa London và Brussels tiếp tục vướng mắc bởi hàng loạt vấn đề chưa được giải quyết, từ tranh chấp về thị thực dành cho giới trẻ, quyền tiếp cận ngư trường, đến các vụ kiện tụng với Ủy ban châu Âu.
Video đang HOT
Để tháo gỡ bế tắc, Thủ tướng Keir Starmer đã lên kế hoạch dày đặc cho các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo EU, trong đó có hội nghị thượng đỉnh quan trọng dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm 2025. Song song đó, Bộ trưởng Brexit Nick Thomas- Symonds đang tích cực đối thoại với người đồng cấp EU Maro efčovič theo lịch trình định kỳ, với hy vọng khởi động một “giai đoạn mới” cho quan hệ Anh-EU.
Dù cả cả hai bên đều khẳng định thiện chí cải thiện quan hệ nhưng các bước cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong số các hướng hợp tác tiềm năng, một thỏa thuận quốc phòng giữa Anh và EU đang dần trở thành điểm sáng, với kỳ vọng sẽ được thảo luận chi tiết hơn tại cuộc họp ở Brussels vào tháng 2/2025. Nếu đạt được đồng thuận trong lĩnh vực này, đây có thể là động lực để thúc đẩy cho những thỏa thuận khác.
Tuy vậy, các vấn đề phức tạp như chính sách thị thực cho giới trẻ và quyền tiếp cận ngư trường vẫn là những rào cản lớn. Brussels coi việc triển khai chương trình di chuyển thanh niên, một sáng kiến cho phép thanh niên Anh và EU dễ dàng xin thị thực ngắn hạn để học tập, làm việc hoặc du lịch qua lại giữa hai bên, là điều kiện tiên quyết để cải thiện quan hệ. Tuy nhiên, chính quyền Anh lo ngại rằng chương trình này có thể bị hiểu như một hình thức nhập cư từ EU – một vấn đề nhạy cảm về chính trị tại quốc gia này. Thủ tướng Starmer đã nhấn mạnh rằng quyền tự do đi lại là “ranh giới đỏ” của chính phủ, nhưng vẫn để ngỏ khả năng đàm phán. Song song đó, yêu cầu của EU về việc mở rộng quyền tiếp cận cho các đội tàu đán.h cá châu Âu tiếp tục là một thách thức khó nhượng bộ đối với London.
Những cam kết của chính phủ bao gồm việc đạt được thỏa thuận về sản phẩm nông nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nghệ sĩ Anh lưu diễn tại EU đang gặp phải những rào cản đáng kể. Một trong những yêu cầu từ phía EU để tiến tới các thỏa thuận này là sự giám sát chặt chẽ hơn của Tòa án Công lý Châu Âu đối với các hoạt động liên quan – một điều gây tranh cãi lớn trong nội bộ Anh, đặc biệt đối với những người ủng hộ Brexit. Điều này đã khiến các sáng kiến của chính phủ Anh phải đối mặt với áp lực chính trị và thách thức ngoại giao trong việc cân bằng lợi ích đôi bên.
Áp lực đang gia tăng đối với ông Starmer từ cả trong nước lẫn quốc tế. Tại Anh, phe đối lập cáo buộc ông “từ bỏ Brexit”, trong khi ở châu Âu, các đối tác EU bày tỏ sự hoài nghi về cam kết của chính phủ Anh trong việc thiết lập lại quan hệ. Các nhà lãnh đạo EU yêu cầu London đưa ra lập trường rõ ràng hơn, trong khi nội bộ đảng phái chính trị tại London lo ngại rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào quá mức với Brussels cũng có thể khiến chính phủ mất điểm trong công chúng.
Hội nghị thượng đỉnh EU – Anh sắp tới được kỳ vọng sẽ đán.h dấu một bước ngoặt quan trọng, dù thời gian và hình thức cụ thể của cuộc họp vẫn chưa được thống nhất. Trong bối c ảnh này, cả hai bên cần nỗ lực vượt qua các bất đồng hiện tại để xây dựng một nền tảng hợp tác ổn định và bền vững, mở ra tương lai mới cho quan hệ Anh và EU.
Anh, Pháp kiên định ủng hộ Ukraine
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ về việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc hội đàm tại Paris ngày 11/11.
Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc gặp ở Paris ngày 11/11/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, đây là dấu mốc quan trọng khi Thủ tướng Starmer trở thành nhà lãnh đạo Anh đầu tiên tham dự lễ kỷ niệm Ngày đình chiến ở Pháp kể từ thời Thủ tướng Winston Churchill năm 1944.
Tuyên bố từ Điện Élysée khẳng định quyết tâm của hai nước trong việc hỗ trợ Ukraine lâu dài và nhất quán. Bên cạnh đó, Tổng thống Macron nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nước châu Âu chủ động trong những vấn đề an ninh và quốc phòng.
Trong khi đó, Văn phòng Thủ tướng Anh nêu rõ vấn đề Ukraine là ưu tiên hàng đầu của hai nhà lãnh đạo, trong bối cảnh ông Donald Trump vừa tái đắc cử tổng thống Mỹ và có xu hướng hạn chế sự can dự của Mỹ vào các cuộc xung đột quốc tế.
Sự lo ngại của các nước châu Âu về chủ nghĩa biệt lập của ông Trump và các ch.ỉ tríc.h về chi tiêu quốc phòng đã thúc đẩy Anh và Pháp đẩy mạnh sự hợp tác, nhằm đảm bảo sự hỗ trợ cho Ukraine, đồng thời củng cố an ninh của châu Âu. Cuộc gặp cũng thể hiện nỗ lực của Anh và Pháp trong việc duy trì sự thống nhất của châu Âu, đặc biệt khi hai quốc gia này là thành viên chủ chốt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cũng trong ngày 11/11, bà Hanna Maliar - cựu Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine - đã công bố kế hoạch thành lập cơ quan nhà nước về khắc phục hậu quả chiến tranh.
Ukraine cũng đã ký các thỏa thuận quốc phòng trị giá hơn 570 triệu USD với Đan Mạch để mua thêm vũ khí, bao gồm các hệ thống pháo tự hành và máy bay không người lái, nhằm tăng cường khả năng tự vệ và giảm thiểu thiệt hại trong cuộc xung đột với Nga.
Anh, Mỹ lo ngại Nga chia sẻ bí mật hạt nhân với Iran Anh và Mỹ lo ngại Nga đã chia sẻ bí mật hạt nhân với Iran để đổi lấy việc Tehran cung cấp tên lửa đạn đạo cho Moskva. Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ hai từ trái sang) và Thủ tướng Anh Keir Starmer, ngoài cùng bên phải, hội đàm tại Washington hôm 13/9. Ảnh: AFP Trong hội nghị thượng đỉnh tại Washington...