Thủ tướng Angela Merkel từ chức chủ tịch CDU
Ngày 7/12, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từ chức Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đồng thời lên tiếng bảo vệ các giá trị “Cơ đốc giáo và dân chủ” cốt lõi của đảng này trong bối cảnh các đảng theo đường lối dân túy đang vươn lên mạnh mẽ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Đại hội của đảng CDU ở Hamburg, Đức, ngày 7/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu dài 10 phút đầy xúc động tại Đại hội CDU đang diễn ra tại thành phố Hamburg, bà Merkel nói: “Tôi mong muốn rằng vào những thời điểm khó khăn, chúng ta sẽ không quên lập trường Cơ đốc giáo và dân chủ của mình”.
Bà bày tỏ niềm vinh dự được phụng sự CDU trong 18 năm trên cương vị người đứng đầu của đảng, trong đó có 13 năm bà đảm nhiệm vai trò Thủ tướng, Nữ chính khách khẳng định: “Trong năm 2018, CDU không được phép nhìn lại quá khứ mà phải hướng lên phía trước với những con người mới… nhưng với những giá trị không thay đổi.”
Dự kiến, các đại biểu dự Đại hội CDU sẽ bỏ phiếu bầu chủ tịch mới thay bà Merkel. Theo nhận định của giới truyền thông Đức, hai ứng cử viên sáng giá trong cuộc đua giành ghế Chủ tịch CDU hiện chỉ còn Tổng thư ký CDU, bà Annegret Kramp- Karrenbauer, và cựu lãnh đạo nhóm nghị sĩ CDU tại Quốc hội Liên bang, ông Friedrich Merz.
Trước đây, bà Merkel và ông Merz từng là đối thủ chính trị trong đảng. Năm 2002, ông Merz đã từ chức Chủ tịch nhóm nghị sĩ CDU tại Quốc hội Liên bang và rút khỏi chính trường trong những năm gần đây để tập trung vào việc kinh doanh.
Trong khi đó, dù tuyên bố rút khỏi vị trí Chủ tịch CDU nhưng bà Merkel vẫn muốn đảm trách cương vị Thủ tướng đến khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2021.
Kết quả thăm dò của ARD cho thấy 57% cử tri Đức ủng hộ điều này, trong khi 39% cho rằng bà Merkel nên sớm nhường ghế cho người kế nhiệm.
Khảo sát cũng được tiến hành trong các đảng chỉ ra kết quả trái ngược khi đảng ủng hộ Thủ tướng Merkel tiếp tục tại vị gồm CDU 70%, đảng Xanh 66%, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) 59%, đảng Cánh tả 54%, trong khi đảng Dân chủ Tự do (FDP) và Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) cho rằng bà Merkel nên nhường lại vị trí Thủ tướng với tỷ lệ lần lượt là 55% và 82%.
Video đang HOT
Minh Châu (TTXVN)
Theo Tintuc
Vắng bóng bà Merkel, nước Đức sẽ mang màu Nâu hay Xanh?
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 29/10 tuyên bố bà sẽ không tranh cử chức Chủ tịch đảng CDU và cũng sẽ không tái tranh cử Thủ tướng vào năm 2021.
Trong cuộc họp báo ngày 29/10 tại Berlin, bà Merkel nói: "Tôi sẽ không tìm kiếm bất cứ vị trí chính trị nào sau khi nhiệm kỳ (Thủ tướng) của tôi kết thúc (vào năm 2021)". Bà cũng cho biết sẽ không tái tranh cử lãnh đạo đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) trung hữu vào tháng 12 tới, vị trí mà bà nắm giữ từ năm 2000.
Thủ tướng Merkel tuyên bố sẽ không tranh cử Chủ tịch CDU vào tháng 12 tới và cũng không tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng nữa vào năm 2021. Ảnh: CBS
"Với tư cách là Thủ tướng và là lãnh đạo CDU, tôi phải chịu trách nhiệm về mọi thứ, cả về thành công cũng như thất bại của đảng", bà nói.
"Khi ai đó nói với chúng tôi những gì họ nghĩ về việc chính phủ được thành lập như thế nào và đã hoạt động ra sao suốt 7 tháng qua, đó chính là tín hiệu rõ ràng cho thấy mọi thứ đã không diễn ra đúng hướng. Đã đến lúc mở ra một chương mới".
Ai sẽ kế nhiệm bà Merkel trong CDU?
Bà Merkel cũng tuyên bố sẽ không đề cử người kế nhiệm trong đảng CDU và bà sẽ chấp nhận mọi quyết định dân chủ mà đảng của bà đưa ra.
Các ứng cử viên nổi bật để thay thế bà Merkel trong CDU có Annegret ramp-Karrenbauer, Jens Spahn, Friedrich Merz.
Annegret Kramp-Karrenbauer sẽ là sự lựa chọn rõ ràng của những người trung thành với bà Merkel trong đảng. Hiện bà Karrenbauer đang giữ chức Tổng thư ký của CDU.
Bộ trưởng Y tế Jens Spahn là người vẫn thường chỉ trích chính sách mở cửa nhập cư của bà Merkel. Trong khi đó, Friedrich Merz lại là đối thủ cũ của bà Merkel trong CDU.
Mọi điều sẽ còn phụ thuộc vào việc ai sẽ là người kế nhiệm bà Merkel giữ chức Chủ tịch CDU. Nếu đó là một người trung thành như Annegret Kramp-Karrenbauer, nước Đức sẽ chứng kiến một cuộc chuyển giao suôn sẻ, và bà Merkel có thể sẽ vẫn tại vị đến hết nhiệm kỳ Thủ tướng của mình.
Tuy nhiên, nếu đó là một đối thủ cũ trong đảng CDU như Friedrich Merz, việc bà Merkel tiếp tục làm Thủ tướng sẽ không mấy thoải mái và có thể bà sẽ không ở lại đến hết nhiệm kỳ của mình.
Những bất ổn trên chính trường Đức
Lần đầu tiên trong ít nhất 1 thập kỷ qua, không ai có thể nói chính trị Đức tẻ nhạt. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người phải lo ngại về tương lai chính trị của nước Đức sau tuyên bố của bà Merkel.
Những dấu hiệu bất ổn trên chính trường Đức bắt đầu thấy rõ từ cuộc tổng tuyển cử liên bang tháng 9/2017. Khi đó, bà Angela Merkel vẫn duy trì ghế Thủ tướng cho nhiệm kỳ thứ 4. Liên minh cầm quyền Dân chủ Thiên chúa giáo/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của bà vẫn giành nhiều ghế nhất trong quốc hội, nhưng kết quả bầu cử khi đó là tồi tệ nhất trong 70 năm qua của liên minh này. Trong khi đó, các đảng phái dân tộc chủ nghĩa giành số ghế chưa từng có. Đáng chú ý, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) cánh hữu lần đầu tiên giành được ghế trong Quốc hội.
Hai cuộc bầu cử quan trọng tại Baravia (giữa tháng 10) và Hessen (28/10) vừa qua, các đảng trong chính phủ liên minh của Đức đều nhận được kết quả tệ hại nhất.
Trong cuộc bầu cử tại bang Baravia giữa tháng 10, đảng Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) trong liên đảng bảo thủ cầm quyền của bà Merkel, mất thế đa số ở bang này. Đây được coi là "thất bại lịch sử" bởi Bavaria được coi là thành trì của đảng CSU trong liên đảng bảo thủ cầm quyền của đương kim Thủ tướng Angela Merkel. Trong khi đó, đảng Xanh giành vị trí thứ 2 tại Bavaria.
Kết quả sơ bộ ban đầu của cuộc bầu cử tại bang Hessen ngày 28/10 cho thấy đảng Dân chủ Cơ đốc giáo - CDU của bà Angela Merkel giành được khoảng 27-28% tổng số phiếu. Với kết quả này, CDU vẫn về nhất tại bang Hessen nhưng kém kết quả kỳ bầu cử năm 2013 đến hơn 10% số phiếu (38,3%). Đảng liên minh trong chính phủ của bà Merkel là đảng Dân chủ xã hội - SPD cũng nhận kết quả tệ hại nhất tại bang Hessen kể từ năm 1946.
Tương lai nước Đức sẽ mang màu Nâu hay Xanh?
Trái với sự tụt dốc của các đảng lớn, chính trường Đức lại chứng kiến sự nổi lên của các đảng nhỏ, như AfD và đảng Xanh.
Chỉ vài năm trước AfD là một đảng nhỏ không có nhiều ảnh hưởng. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2017, lần đầu tiên AfD - một đảng bài ngoại, phản đối chính sách nhập cư mở cửa (được gọi là đảng Nâu), có ghế trong nghị viện Liên bang và sau cuộc bầu cử tại bang Hessen, đảng này đã có ghế tại tất cả 16 nghị viên bang của Đức.
Sự nổi lên của một đảng nhỏ khác là đảng Xanh cũng phần nào làm mờ đi hình ảnh cầm quyền không thể thay đổi của các đảng lớn tại Đức. Hàng chục năm từ khi được thành lập năm 1980, đảng Xanh đã dần dần vượt xa hơn nền tảng ban đầu là những nhà bảo vệ môi trường. Đảng Xanh đã thay đổi và mở rộng chính sách sang các vấn đề kinh tế và xã hội, sự phát triển của lực lượng lao động và vấn đề nhập cư. Và sự thay đổi chiến lược này có vẻ như đã đem lại hiệu quả trong tỷ lệ ủng hộ của đảng Xanh.
Thất bại của CDU hay SPD trong cuộc bầu cử tại bang Hessen, diễn ra chỉ 2 tuần sau thất bại của CSU ở Baravia. Đây có thể là dấu hiệu nữa cho thấy, chính phủ liên minh của bà Merkel đang ở bên bờ sụp đổ. SPD, vốn đã miễn cưỡng về việc tham gia chính phủ liên minh của bà Merkel, đổ lỗi về sự thất bại tại Hessen là do đảng này đã thỏa hiệp để cứu vãn chính phủ liên minh.
Chính trường Đức được cho là chắc chắn sẽ có những biến động trong thời gian sắp tới.
Theo Thùy Linh
VOV
Ông Putin tiết lộ cuộc nói chuyện ngắn với ông Trump ở G20 Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận ông đã có cuộc gặp ngắn với người đồng cấp Mỹ Donald Trump hôm 1-12 để trao đổi vắn tắt về khủng hoảng Ukraine. Ông Putin nói rằng ông đã giải thích về lập trường của Moscow khi hai nhà lãnh đạo nói chuyện tại bữa tối của thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát...