Thủ tướng Angela Merkel nói gì trong thông điệp Năm mới?
Ngày 30/12, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi người Đức giữ vững các giá trị dân chủ trong cuộc đối đầu với khủng bố và chống lại những kẻ giết người đầy lòng hận thù bằng sự gắn kết và tình thương.
Trong thông điệp Năm mới được đọc chỉ chưa đầy 2 tuần sau khi một đối tượng người Tunisia đâm xe tải vào khu chợ Giáng sinh đông đúc ở Berlin làm 12 người thiệt mạng, bà Merkel chia sẻ “thật đau xót và ghê tởm” là vụ tấn công này và các vụ tấn công khác hồi tháng Bảy lại do những người di cư tiến hành.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 15/12. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Mặc dù vậy, bà vẫn bảo vệ quyết định hồi tháng 9/2015 tiếp nhận hàng chục nghìn người chạy trốn chiến tranh từ các nước Arab và Hồi giáo.
Bà nhấn mạnh :”Khi chúng ta trông thấy những hình ảnh Aleppo bị dội bom, chúng ta phải nói lại một lần nữa rằng đối với chúng ta điều quan trọng và đúng đắn là đã giúp đỡ những người cần sự bảo vệ của chúng ta để tìm con đường tại đây và hội nhập.”
Bà Merkel khẳng định chính nhờ những giá trị nhân đạo và cởi mở mà nước Đức có thể chiến thắng những kẻ theo đuổi hận thù.
Thủ tướng Đức cam kết Chính phủ trong năm 2017 sẽ thực hiện mọi thay đổi cần thiết về luật pháp và chính sách để loại bỏ mọi lỗ hổng an ninh sau vụ tấn công bằng xe tải ở Berlin.
Bà Merkel đã bị chỉ trích về chính sách người di cư sau khi việc tiếp nhận khoảng 1 triệu người di cư trong 2 năm qua đã gây chia rẽ xã hội sâu sắc ở Đức, nhất là sau các cuộc tấn công kể trên.
(Theo Vietnam )
Thông điệp năm 2017 của Tập Cận Bình: Sẽ không thương lượng về vấn đề biển Đông
Tập Cận Bình gói gọn năm 2016 của Trung Quốc bằng hai từ "xuất sắc" và "khó quên" với sự khởi đầu thành công của kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020).
Video đang HOT
Thông điệp năm 2017 của Tập Cận Bình: Sẽ không thương lượng về vấn đề biển Đông
Ngôn từ đồng cảm
Giống những năm trước, thông điệp năm mới 2017 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục gây sự chú ý đối với dư luận Trung Quốc khi sử dụng những cụm từ thường xuất hiện trên mạng xã hội nước này như "nhấn like", "vô cùng nỗ lực" v.v...
Theo giới quan sát, cách dùng từ của ông Tập đã làm tăng bầu không khí vui vẻ, thân thiết và rất có hiệu quả trong việc kéo gần khoảng cách với người dân.
Đặc biệt, ông dễ lấy thiện cảm của người dân khi đề cập chi tiết đến những vấn đề thiết thực, liên quan đến lợi ích sát sườn của họ như: ăn ở, an sinh xã hội v.v...
"Tôi bận tâm nhất vẫn là tầng lớp lao động nghèo, họ ăn có ngon, ở có yên, có thể ăn tết ngon không. Tôi cũng hiểu những khó khăn mà bộ phận dân chúng đối mặt như về công việc, giáo dục con cái, y tế...", ông Tập thể hiện sự đồng cảm.
Thành tựu đối nội "xuất sắc"
Mở đầu bài phát biểu, ông Tập gói gọn năm 2016 của Trung Quốc bằng hai từ "xuất sắc" và "khó quên" với sự khởi đầu thành công của kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020).
Dù bị đánh giá là một trong những thị trường chứng khoán diễn biến tệ nhất năm 2016 với chuỗi bong bóng tài sản ngày càng gia tăng cùng với sự tăng trưởng kinh tế bấp bênh nhưng trong bài phát biểu, ông Tập khẳng định nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở top đầu thế giới.
Năm 2016, Trung Quốc cạnh tranh với Bồ Đào Nha - quốc gia ngập trong "núi nợ" - ở vị trí cuối cùng trong danh sách xếp hạng các thị trường chứng khoán năm 2016 của hơn 40 nước do tờ Wall Street Journal (Mỹ) tổng kết.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhắc đến những thành tựu xuất sắc khác: Cải cách quốc phòng, quân đội mang tính đột phá; cải cách sâu rộng hệ thống hành chính tư pháp công và thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch chống tham nhũng, thanh lọc tác phong, lối sống trong nôi bộ đảng.
Bên cạnh đó, là thành tự về lĩnh vực khoa học, thể thao và các vấn đề an ninh xã hội.
Giới phân tích nhận định, cách nhấn nhá cụm từ "tích cực" đằng trước mỗi thành tựu trên cho thấy, ông Tập dường như bày tỏ rằng, những nỗ lực trong thời gian nắm quyền của ông đã đạt được thành công "rực rỡ" và rất đáng được ghi nhận.
Sự ghi nhận này có ý nghĩa củng cố vị thế "lãnh đạo hạt nhân" cũng như uy tín của ông trong thời gian nắm quyền tiếp theo.
Thành tựu đối ngoại "nổi bật"
Thành tựu đối ngoại duy nhất được ông Tập nhắc đến chính là Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) được tổ chức tại Hàng Châu hồi tháng 9 vừa qua.
"Chúng ta đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 11 nhóm lãnh đạo các nước G20, thể hiện cho thế giới thấy trí tuệ và cách làm của Trung Quốc, để lại ấn tượng và phong thái tuyệt vời của Trung Quốc", Tập Cận Bình nói.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, bên cạnh thành công ngoại giao như người đứng đầu Trung Nam Hải đề cập, Trung Quốc năm qua cũng đã vướng không ít những "bê bối" ngoại giao như sự việc một quan chức nước này có thái độ thô lỗ với đoàn tháp tùng của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay trước Hội nghị G20.
Sự kiện người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị, mắng dữ dội một nữ phóng viên trong buổi họp báo tại Canada cũng để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp.
Đặc biệt, ông Tập đề cập sự kiện mà các binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở Liên hợp quốc bị báo cáo của phương Tây cho là "vứt vũ khí bỏ chạy thục mạng" khi làm nhiệm vụ, để mặc nhân viên Liên Hợp Quốc bị hãm hiếp tại Nam Sudan.
Theo Chủ tịch Trung Quốc, những người lính này đã "dâng hiến sinh mạng, hy sinh anh dũng để bảo vệ hòa bình cho thế giới".
Vấn đề cần nỗ lực
Ông Tập Cận Bình cho hay, xã hội nước này đang cần phải nỗ lực xây dựng một xã hội tiểu khang (xã hội khá giả).
"Trên con đường xây dựng xã hội tiểu khang, một cá nhân cũng không được lạc đội", ông Tập nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong bài phát biểu còn xuất hiện cụm từ "thế giới đại đồng" - tư tưởng nằm trong chiến lược Giấc mộng Trung Hoa do Tập Cận Bình khởi xướng.
Theo ông, do thế giới còn chiến tranh, loạn lạc, nghèo đói, bệnh tật và tai ương đeo bám nên xã hội quốc tế cần phải chung tay xây dựng nên một tinh cầu hòa bình và phồn vinh hơn.
Bài phát biểu năm nay của Tập Cận Bình đề cập khá ít đến các vấn đề quốc tế, vấn đề biển Đông - chủ đề khiến Trung Quốc bị dư luận thế giới chỉ trích mạnh mẽ vì những hành động gây hấn, leo thang căng thẳng của nước này cũng đã bị ông "lờ đi".
Tuy nhiên, ông lại đưa ra một lời cảnh cáo, ám chỉ về vấn đề này.
"Chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải. Ai muốn &'thương lượng' về vấn đề này, người Trung Quốc đều không đáp ứng", Tập Cận Bình nói.
Giới phân tích chỉ ra rằng, cái "chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải" mà ông Tập nói đến chính là ám chỉ biển Đông, Hoa Đông và vấn đề Đài Loan.
Theo đó, người đứng đầu Trung Quốc đang muốn thị uy, cảnh cáo các nước, các bên liên quan rằng, "không được &'thương lượng' về cái mà Trung Quốc coi là &'chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải'".
(Theo Soha News)
Thủ tướng Đức chỉ trích Donald Trump rút khỏi TPP Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua chỉ trích việc tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố từ bỏ TPP, đồng thời cảnh báo các thỏa thuận trong tương lai có thể còn tồi tệ hơn. Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters Trước bối cảnh Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đang...