Thủ tướng Ấn Độ: Nhật-Ấn sẽ định hình châu Á thế kỷ 21
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật Shinzo Abe ngày 1/9 đã nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng và an ninh, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 châu Á đề phòng một Trung Quốc đang mạnh lên.
Lãnh đạo Ấn Độ, Nhật Bản hội đàm thượng đỉnh tại Tokyo ngày 1/9.
Ông Modi và ông Abe hôm qua đã có cuộc hội đàm thượng đỉnh tại thủ đô Tokyo trong khuôn khổ chuyến công du Nhật Bản kéo dài 5 ngày của Thủ tướng Ấn Độ.
Hai nhà lãnh đạo đã cam kết đưa quan hệ song phương lên “cấp độ mới”, trong một cuộc gặp thượng đỉnh tràn đầy cam kết về một mối quan hệ mà hi vọng có thể làm đối trọng với Trung Quốc.
“ Thế giới biết rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á”, ông Modi nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Abe. “Nhưng hình thù và chất lượng của nó vẫn chưa rõ. Điều đó sẽ được quyết định bởi cách thức Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác ra sao. Tôi nghĩ mối quan hệ của chúng ta đang tiến tới một cấp độ mới”.
Về phần mình, ông Abe cũng ca ngợi mối quan hệ mà ông nói là “tiềm năng nhất thế giới”.
“Từ hôm nay trở đi, Thủ tướng Modi và tôi sẽ hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ trên tất cả các lĩnh vực và nâng quan hệ giữa hai nước lên đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt”, Thủ tướng Nhật nói.
Trong cuộc hội đàm, ông Abe và người đồng cấp Modi đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân, hoan nghênh điều mà họ gọi là “tiến bộ quan trọng” trong các cuộc đàm phán.
Hai nhà lãnh đạo còn nhất trí đẩy nhanh đàm phán về khả năng Tokyo bán các thủy phi cơ cho hải quân Ấn Độ. Đây có thể là vụ bán thiết bị quân sự ra nước ngoài đầu tiên của Nhật trong gần 50 năm qua.
Video đang HOT
Ông Abe và ông Modi cũng nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng, an ninh và ông Modi hoan nghênh việc Nhật Bản nới lỏng các giới hạn về xuất khẩu công nghệ và thiết bị quốc phòng.
Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tổ chức các cuộc tập trận hải quân thường niên, và rằng Nhật sẽ tiếp tục tham gia các cuộc tập trận Mỹ-Ấn.
Về kinh tế, ông Abe và ông Modi cũng đặt mục tiêu tăng gấp đôi đầu tư trực tiếp của Nhật vào Ấn Độ trong vòng 5 năm.
Chuyến thăm Nhật Bản là chuyến công du nước ngoài quan trọng đầu tiên của ông Modi kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 5.
Chuyến thăm được xem là một nỗ lực của 2 nền dân chủ nhằm đối trọng với sức nặng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên khắp châu Á.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Úc nhiều khả năng sẽ mua tàu ngầm tàng hình của Nhật
Úc nhiều khả năng sẽ mua một hạm đội tàu ngầm tàng hình của Nhật trong một thỏa thuận trị giá nhiều triệu USD, động thái có thể "chọc giận" Trung Quốc, các nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán cho hay.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật.
Theo 3 nguồn tin giấu tên, một thỏa thuận vẫn còn phải chờ nhiều tháng nữa, nhưng vụ mua bán chưa có tiền lệ các tàu ngầm dựa trên tàu ngầm lớp Soryu của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đang được xem là phương án có khả năng nhất.
Một thỏa thuận như vậy có thể báo hiệu một sự mở rộng lớn trong nỗ lực của Thủ tướng Abe về một nền quân đội năng động hơn sau nhiều thập niên hòa bình. Trung Quốc thường xuyên cáo buộc ông Abe muốn làm sống lại chủ nghĩa quân phiệt thời chiến của Nhật.
Úc muốn mua các tàu ngầm diesel ít tiếng ồn từ Nhật Bản, sau khi Canberra từ bỏ một cam kết của chính phủ nhằm chế tạo các tàu ngầm ở trong nước.
"Đó là phương án tốt nhất lúc này", nguồn tin cho hay.
Hồi tháng 7, ông Abe và người đồng cấp Úc Tony Abbott đã nhất trí "tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh", trong đó có việc chuyển giao công nghệ và thiết bị quân sự.
Các cuộc thảo luận kể từ đó đã tiến triển nhanh chóng từ việc chuyển giao công nghệ động cơ tới việc chế tạo hoàn chỉnh tàu ngầm tại Nhật Bản, với mục tiêu thay thế 6 tàu lớp Collins cũ kỹ của Úc bằng 12 tàu ngầm của Nhật dựa trên tàu Soryu 4.000 tấn, tàu ngầm phi hạt nhân lớn nhất thế giới, vào những năm 2030.
"Các cuộc thảo luận giữa Nhật và Úc đang được đẩy nhanh tiến độ", một nguồn tin tiết lộ.
Đối với ông Abe, một thỏa thuận, có thể diễn ra ngay vào tháng tới, có thể gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng Tokyo sẽ ít bị kiềm chế hơn bởi hiến pháp hòa bình. Trong năm nay, ông Abe đã nới lỏng các quy định về xuất khẩu vũ khí, cho phép quân đội sử dụng quyền phòng vệ và tăng chi tiêu quốc phòng.
Đôi bên cùng có lợi
Việc bán một phi đội tàu ngầm sẽ đánh dấu lần đầu tiên kể từ cuối Thế chiến II Nhật Bản bán vũ khí hoàn chỉnh ra nước ngoài.
Các đơn đặt hàng lớn cho các hãng sản xuất vũ khí Nhật có thể giúp giảm chi phí chế tạo vũ khí cho Tokyo.
Đối với Canberra, thỏa thuận cũng giúp giảm bớt chi phí và rủi ro của việc phát triển tàu ngầm ở trong nước, sau khi tàu ngầm lớp Collins do Úc chế tạo bị cho "nghỉ hưu" vì nhiều tiếng ồn và dễ bị phát hiện.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nhật Hirofumi Takeda đã từ chối bình luận về thông tin trên, chỉ nói rằng "Nhật và Úc đang tiến hành các cuộc trao đổi khác nhau, trong đó về vấn đề chuyển giao công nghệ và thiết bị, cũng như thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương".
Hồi tháng 7, Úc đã lần đầu tiên thừa nhận rằng sẽ cho phép các chế tạo các tàu ngầm ở nước ngoài.
Chi phí là một vấn đề đối với Canberra. Bộ trưởng quốc phòng Úc David Johnston cho biết với hãng tin Reuters hồi tháng 6 rằng ông "rất lo ngại" về ước tính chi phí lên tới 37,3 tỷ USD đối với phương án tự chế tạo trong nước.
12 tàu ngầm Soryu, có giá 500 triệu USD mỗi chiếc, cộng với bảo trì và tân trang, sẽ giúp Úc tiết kiệm chi phí trong bối cảnh nước này vật lộn với chính sách khắc khổ.
Chính phủ của Thủ tướng Abbott dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về loại và số lượng tàu ngầm muốn mua trong báo cáo quốc phòng tổng thể vào đầu năm tới.
An Bình
Tổng hợp
Theo dantri
Nhật Bản đề xuất tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục lên 48,7 tỷ USD Các nhà hoạch định quốc phòng Nhật đang tìm kiếm khoản ngân sách quốc phòng kỷ lục cho tài khóa tới để mua sắm chiến đấu cơ tàng hình, tàu ngầm công nghệ cao, trong bối cảnh Thủ tướng Shinzo Abe đẩy mạnh quân đội giữa lúc có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các vũ khí của Nhật trong cuộc tập...