Thủ tướng Ấn Độ hối thúc người dân tiêm vaccine Covid-19
Thủ tướng Modi kêu gọi người dân chấm dứt ngần ngại và tiêm vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt do lo ngại biến thế Delta tiếp tục hoành hành.
Thế giới đã ghi nhận 181.795.230 ca nhiễm nCoV và 3.937.410 ca tử vong, tăng lần lượt 253.498 và 4.641, trong khi 164.550.738 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 30.278.912 ca nhiễm và 396.753 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 46.592 và 973 ca.
“Hãy đi tiêm chủng. Đó là lá chắn an toàn rất tốt. Hãy nghĩ về điều đó”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói trên đài phát thanh hôm 27/6, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Người dân Ấn Độ tiêm vaccine tại thủ đô New Delhi hôm 26/6. Ảnh: AFP .
Lời kêu gọi được được đưa ra trong bối c ảnh Ấn Độ chạy đua tiêm chủng cho 940 triệu người dân giữa tình trạng nguồn cung giới hạn và nguy cơ bùng phát dịch lần thứ ba. Những biến chủng nCoV đang gây lo ngại tại nước này, khi hơn một nửa dân số chưa được tiêm chủng.
Nước này phải tiêm ít nhất 10 triệu liều vaccine mỗi ngày để đạt mục tiêu tiêm đủ cho toàn bộ người trưởng thành trong năm nay, nhưng đến với mới có chưa đầy 6% dân số được tiêm đủ hai liều.
Thủ tướng Modi kêu gọi các lãnh đạo cấp làng xã nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của vaccine, cũng như chặn đứng các tin đồn về tác động xấu của chúng. Ông cam kết chính phủ sẽ mua 75% vaccine từ các hãng dược và phân bổ miễn phí cho các bang.
Video đang HOT
Nước này đã giảm ước tính sản lượng vaccine trong giai đoạn tháng 8-12 năm nay từ 2 tỷ liều xuống còn 1,35 tỷ liều. New Delhi quyết tâm đạt mục tiêu tiêm chủng và đang đàm phán với các nhà cung cấp như Pfizer, Johnson & Johnson và Moderna để tăng nguồn cung.
Chính quyền các bang đã nới lỏng phong tỏa sau khi số ca nhiễm mới giảm xuống, nhưng giới khoa học lo ngại sự hiện diện của biến chủng Delta và tốc độ tiêm chủng chậm chạp có thể dẫn tới đợt bùng phát dịch thứ ba.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.493.985 ca nhiễm và 619.434 ca tử vong do nCoV, tăng 4.048 ca nhiễm và 92 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Tổng thống Joe Biden hôm 24/6 khuyến khích người dân tiêm chủng khi biến chủng Delta đang lan rộng và được dự đoán trở thành chủng trội tại Mỹ, khiến ca nhiễm tăng vào mùa thu. “Biến chủng mới và nguy hiểm này tiếp tục lây lan. Nó là biến chủng phổ biến nhất ở Mỹ và những người không được tiêm chủng sẽ rất dễ bị tổn thương”, Biden nói.
Biden khẳng định vaccine là cách tốt nhất để chống lại virus, sau khi Nhà Trắng thừa nhận chính quyền không thể đạt mục tiêu tiêm chủng 70% dân số vào ngày 4/7. “Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi virus và các biến chủng là tiêm phòng đầy đủ. Vaccine hiệu quả, miễn phí, an toàn, dễ dàng và tiện lợi”, Tổng thống Mỹ nói.
Anh thông báo thêm 14.876 ca nhiễm và 11 ca tử vong trong 24 giờ qua, tổng số người nhiễm và tử vong lần lượt là 4.732.434 và 128.100.
Biến chủng Delta lây lan nhanh chóng tại Anh khiến chính phủ nước này phải trì hoãn việc mở cửa trở lại hoàn toàn. Hàng nghìn người biểu tình chống lệnh phong tỏa ngày 26/6 xuống đường ở London để bày tỏ sự thất vọng của mình.
Nga là vùng dịch lớn thứ năm thế giới với 5.451.291 ca nhiễm và 133.282 ca tử vong.
Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin yêu cầu các doanh nghiệp phải cắt giảm 30% nhân viên làm việc tại văn phòng từ ngày 28/6, khi thủ đô Nga ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 hàng ngày cao kỷ lục. Các nhân viên đã tiêm chủng vaccine Covid-19 sẽ được miễn quy định này, trong khi tất cả người lao động trên 65 tuổi và người có bệnh lý nền sẽ phải làm việc tại nhà.
Nga cung cấp vaccine Covid-19 miễn phí từ đầu tháng 12/2020, song phần lớn dân chúng nước này vẫn chần chừ tiêm chủng. Tính tới 24/6, gần 20,7 triệu người Nga tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 và gần 16,3 triệu người hoàn thành liệu trình, chiếm 14,17% và 11,16% dân số.
Trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng bị đình trệ, Thị trưởng Sobyanin hồi đầu tháng 6 yêu cầu hơn hai triệu dân Moskva làm việc trong các ngành dịch vụ, tương đương 60% nhân sự, tiêm vaccine bắt buộc trước ngày 15/8. Lãnh đạo cơ quan giám sát sức khỏe Nga Rospotrebnadzor Anna Popova cho biết 18 khu vực trên khắp cả nước đã áp dụng một số hình thức tiêm chủng bắt buộc.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 2.115.304 ca nhiễm, tăng 21.342, trong đó 57.138 người chết, tăng 409.
Indonesia chủ yếu triển khai tiêm vaccine Trung Quốc Sinovac. Tháng này, hơn 300 bác sĩ và nhân viên y tế đã tiêm chủng ở Trung Java bị phát hiện nhiễm nCoV, hơn 10 người phải nhập viện. Phản ứng trước tình trạng này, Sinovac cho biết vaccine Covid-19 không thể bảo vệ người tiêm 100% khỏi nguy cơ nhiễm virus, nhưng có thể giảm các triệu chứng nghiêm trọng và ngăn ngừa khả năng tử vong.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...