Thủ tướng Abe: Nhật – Nga cần nỗ lực tiến tới một hiệp ước hòa bình
Thủ tướng Nhật Bản cho rằng, nếu không có một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước thì vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ tiếp tục bế tắc.
Theo AP, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay đưa ra tuyên bố cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin cần thiết phải diễn ra để hai nước có thể tiến tới ký kết một hiệp ước hòa bình.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Trên thực tế, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến nay, Nhật Bản và Nga vẫn chưa ký kết hiệp ước hòa bình vì mâu thuẫn liên quan đến các đảo ở khu vực phía bắc đảo Hokkaido mà phía Nhật Bản gọi là “lãnh thổ phương Bắc”.
Trả lời báo giới trong một cuộc họp báo về khả năng gặp Tổng thống Putin, ông Abe cho biết, “chúng ta đều nhận ra rằng 70 năm sau khi chiến tranh kết thúc, việc không có một bản hiệp ước hòa bình là điều bất thường. Nếu không có một cuộc gặp thượng đỉnh thì vấn đề lãnh thổ phương Bắc không thể được giải quyết”.
Thủ tướng Abe cũng cho biết, ông đánh giá cao vai trò xây dựng của Nga trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và trong các vấn đề về Iran hay Syria.
Kể từ khi nhậm chức hồi cuối năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản đã tìm cách cải thiện quan hệ với Nga, nhưng cuộc xung đột ở Ukraine và một số vấn đề khác đã làm phức tạp thêm nỗ lực này của ông Abe. Theo nhận định của giới phân tích, Tokyo xem đây là thời điểm tốt để tiến hành đàm phán với Moscow về vấn đề tranh chấp lãnh thổ bởi hiện tại, Nga đang mong muốn thúc đẩy đầu tư, phát triển vùng Viễn Đông.
Video đang HOT
Quan hệ giữa Nhật Bản và Nga căng thẳng trong nhiều thập kỷ qua vì quy chế quản lý của 4 hòn đảo phía Nam thuộc quần đảo Kuril (theo cách gọi của Nga) mà phía Nhật Bản gọi là Lãnh thổ Phương Bắc./.
Hùng Cường
Theo VOV
"Phá băng" để hết "căng"
Từ khi Trung Quốc chính thức trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới, khu vực Đông Bắc Á với sự "góp mặt" của hai nền kinh tế nằm trong Nhóm 10 là Nhật Bản, Hàn Quốc, đã trở thành một trong những khu vực có tiềm lực kinh tế, sức ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới.
Tổng thống Hàn Quốc (giữa), Thủ tướng Trung Quốc (phải) và Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc gặp lịch sử tại Seoul ngày 1/11. (Ảnh:THX/ TTXVN)
Thế nhưng, sức mạnh của các quốc gia Đông Bắc Á chưa thực sự được hội tụ thành sức mạnh khu vực. Sức mạnh Đông Bắc Á luôn bị phân tán, bị "xé lẻ", bởi những lý do từ trong quá khứ cho tới hiện tại, làm cho ba quốc gia trên không thể gắn kết.
Làm thế nào để tạo dựng lòng tin; "phá băng" giảm căng thẳng; hợp tác về an ninh, thương mại; xây dựng khu vực Đông Bắc Á hòa bình và thịnh vượng, là chủ đề được lãnh đạo ba bên bàn thảo tại cuộc gặp thượng đỉnh Hàn Quốc-Trung Quốc-Nhật Bản vừa diễn ra ở Seoul, Hàn Quốc.
Rõ ràng, các nhà lãnh đạo của ba nước đã nhận ra nguyên nhân của sự "rời rạc". Lãnh đạo ba nước đang phải chịu áp lực ở cả trong và ngoài nước buộc phải khôi phục cuộc đối thoại này. Rõ ràng, giữa ba nước có quá nhiều vấn đề chung cần phải thảo luận một cách toàn diện. Vì vậy, cả ba nước đều muốn phải ngồi lại cùng nhau để tìm hướng giải quyết.
Nỗi lo chung, áp lực chung, ham muốn chung đã giúp ba bên gặt hái thành công. Hầu hết mục tiêu mà ba bên đề ra đều đạt được thống nhất. Các chuyên gia đánh giá, đây là chiến thắng của chính sách thực tế về chính trị, đặc biệt là kinh tế. Thành công ấy lấn át tâm lý nặng nề về lịch sử và tranh chấp lãnh thổ lâu nay.
Cả thế giới đã được chứng kiến khuôn mặt tươi cười của ba nhà lãnh đạo, điều hiếm thấy ở tất cả những nơi họ cùng xuất hiện trong vòng ba năm qua. Rõ ràng, kết quả tốt đẹp của cuộc gặp thượng đỉnh ba bên đã cho thấy lãnh đạo ba nước sẵn sàng gạt sang một bên những vấn đề trong lịch sử, cùng hướng tới cái đích chung, vì khu vực an ninh và thịnh vượng cũng chính là vì quyền lợi an ninh và kinh tế của mỗi nước.
Sự hồ hởi trên khuôn mặt của ba nhà lãnh đạo: Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) được đánh dấu bằng tuyên bố rằng ba nước đã nhất trí khôi phục hoàn toàn cơ chế hợp tác 3 bên: "Chúng tôi chia sẻ quan điểm rằng hợp tác ba bên đã được hoàn toàn khôi phục trong cuộc họp thượng đỉnh này".
Sau những gì liên quan tới hàng loạt những căng thẳng giữa ba quốc gia đã diễn ra trong ba năm qua, đây là bước đột phá, là tin mừng cho khu vực Đông Bắc Á nói riêng, châu Á và thế giới nói chung.
Để đạt được nhận thức chung ấy, trong Tuyên bố chung hôm 1-11, các bên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phải "đối mặt" với lịch sử. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng thẳng thắn thừa nhận phải gác lại quá khứ để xây dựng tương lai, là điều quan trọng để ba bên cùng nhìn về một hướng: "Chúng tôi nhất trí nhìn lại lịch sử theo cách thẳng thắn và hướng về tương lai; giải quyết các vấn đề nhạy cảm một cách hợp lý, bao gồm cả các vấn đề mang tính lịch sử".
Nhìn vào thực tế trong một năm qua thấy rõ, khi kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, các vấn đề an ninh của khu vực chứa đựng nhiều bất ổn, rõ ràng, hợp tác là xu thế tất yếu.
Sau những năm phát triển nóng, nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại, nhiều mặt trái lộ ra, Trung Quốc cần có những đối tác đủ mạnh để tạo cân bằng chiến lược. Hai đối tác láng giềng Hàn Quốc và Nhật Bản với nhiều điểm tương đồng là sự lựa chọn tối ưu. Trong khi đó, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng rất muốn có quan hệ cả về an ninh và thương mại với Trung Quốc.
Lợi ích về an ninh, về kinh tế giữa ba nước là "chất keo" gắn kết các nhà lãnh đạo ba quốc gia. Kết quả của Hội nghị thượng đỉnh ba bên được Tổng thống nước chủ nhà Park Geun-Hye đúc kết: "Ba nước sẽ tiến bước trên con đường cùng tồn tại và hợp tác". Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Abe kêu gọi đẩy nhanh hơn đà hợp tác ba bên. Về phần mình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, bản thân cuộc họp này là bước đi ban đầu hướng tới sự hợp tác ba bên.
Thành công ban đầu đã nhìn thấy rõ, nhưng những "vật cản" ngáng trở quan hệ của ba nước trong khu vực này cũng không phải là ít. Đúng như lo ngại của Tổng thống Park Geun-Hye, cho dù ba nước đang cố gắng làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế, thì các cuộc tranh cãi liên quan đến vấn đề chính trị và an ninh đang cản trở ba nước láng giềng phát huy tối đa tiềm năng hợp tác. "Vật cản" ấy còn là việc phối hợp với nhau ra sao trong giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; còn là vai trò của mỗi quốc gia trong giải quyết các tranh chấp song phương liên quan tới chủ quyền...
Sự thành công của cuộc gặp thượng đỉnh này còn nằm ở chỗ nó tạo cơ hội để các bên hiểu nhau hơn, giải quyết những khúc mắc đã tồn tại trong thời gian dài. Trong cuộc gặp thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đã nhấn mạnh rằng, lòng tin là "yếu tố quan trọng nhất" trong ngoại giao. Và quan điểm của Tổng thống Park Geun-Hye là Hàn Quốc và Nhật Bản cần hàn gắn vết thương trong quá khứ.
Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đạt được thành tựu quan trọng khi hai bên nhất trí khởi động lại cuộc đàm phán cấp cao về vấn đề biển Hoa Đông. Thủ tướng Abe và Thủ tướng Lý Khắc Cường nhất trí rằng hai nước sẽ cùng làm việc để sớm đi đến cơ chế trao đổi thông tin về hàng hải và hàng không nhằm ngăn chặn xung đột, đồng thời nối lại các chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao hai nước.
Thành quả của cuộc gặp thượng đỉnh ba bên thật sự là bước đột phá và là một hành động thể hiện thiện chí giữa lãnh đạo ba nước có nhiều "duyên nợ" trong khu vực. Tuy nhiên, ở một khu vực phức tạp như Đông Bắc Á, đó mới chỉ là bước đầu, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để duy trì sự ổn định cho mối lương duyên tay ba này.
Theo Nguyễn Hòa
Quân đội Nhân dân
Tổng thống Ukraine tới Israel xin lỗi, xin tiền, xin chống Nga Trong chuyến thăm đến Israel từ ngày 23/12, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã cố gắng thuyết phục giới lãnh đạo nước này về mối đe dọa của Nga đối với Ukraine và Israel. Tuy nhiên, những nỗ lực "ve vãn" Israel của ông Poroshenko khó có thể đem lại kết quả gì. Các nỗ lực "ve vãn" Israel của Poroshenko Trong những nỗ...