Thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản như thế nào?
Về nguyên tắc, hoạt động khoáng sản trong đó có hoạt động khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Hỏi: Doanh nghiệp tôi đang có nhu cầu khai thác vàng tại địa phương của mình. Cho tôi hỏi, để được cấp Giấy phép khai thác vàng cần điều kiện gì và trình tự, thủ tục như thế nào?
Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật TRẦN THỊ HẬU – CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Về nguyên tắc, hoạt động khoáng sản trong đó có hoạt động khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Để được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản, doanh nghiệp của anh/chị cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010, cụ thể: Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy định pháp luật. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Doanh nghiệp anh/chị cần nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ tại Khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản 2010, Khoản 1 Điều 31 Nghị định 15/2012/NĐ-CP, ngày 09/03/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (Nghị định 15/2012/NĐ-CP)) sau: Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; Bản chính Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản; Bản chính hoặc bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Bản chính dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm Quyết định phê duyệt và bản sao Giấy chứng nhận đầu tư; Bản chính hoặc bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Bản chính hoặc bản sao chứng thực Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu.
Video đang HOT
Về thủ tục cấp: Doanh nghiệp anh/chị gửi hồ sơ đến Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trực thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường hoặc đến Sở Tài nguyên Môi trường trường hợp khai thác khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên Môi trường khoanh định và công bố (Điều 82 Luật Khoáng sản 2012, hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 15/2012/NĐ-CP). Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định thì ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng quy định pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chỉ thực hiện 01 lần. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản là tối đa 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thực hiện theo các giai đoạn quy định cụ thể tại Điều 37 Nghị định 15/2012/NĐ-CP.
Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản được quy định cụ thể tại Biểu mức thu lệ phí ban hành kèm Thông tư 129/2011/TT-BTC, ngày 15/09/2011 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lạ kỳ nhà "siêu mỏng, siêu méo" vẫn "mọc" giữa lòng Thủ đô
Mặc dù UBND TP. Hà Nội đã có văn bản quy định tính hợp pháp của những nhà "siêu mỏng, siêu méo" nhưng lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy lại "ngó lơ"?
Theo bạn đọc Chất lượng Việt Nam phản ánh, tại thửa đất số 4 hẻm 81/24/3 đường Lạc Long Quân (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) mặc dù không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng, nhưng vị Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, phụ trách lĩnh vực xây dựng vẫn đặt bút ký giấy phép xây dựng trái luật, phá vỡ quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội.
Theo tìm hiểu, sau khi thu hồi đất thực hiện dự án tuyến đường vành đai 2 (đoạn qua Nhật Tân - Xuân La (Cầu Giấy), với tổng mức đầu tư 6.400 tỷ đồng), UBND quận Cầu Giấy rà soát có 27 thửa đất có diện tích nhỏ hơn 15m2 hoặc có một cạnh nhỏ hơn 3m thuộc diện "siêu mỏng, siêu méo", không đủ điều kiện xây dựng theo quy định. Trong đó, thửa đất của gia đình tại số 4 hẻm 81/24/3 đường Lạc Long Quân (thuộc địa phận phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) có hình dạng tứ giác méo, diện tích 21,5m2, cạnh nhỏ nhất chỉ 1,63m.
Cụ thể, tại Thông báo số 141/TB-UBND (Về việc thực hiện hợp khối phần diện tích đất còn lại sau giải phóng mặt bằng không đủ điều kiện xây dựng khi thu hồi thực hiện dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 2, đoạn Nhật Tân - Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy, thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, thuộc địa phận phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội), ngày 25/8/2014 do ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy ký tên có nội dung:
"... Để đảm bảo nghiêm túc các quy định của nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo mỹ quan đô thị, thực hiện nghiêm túc chỉ thị 24/CT-UBND ngày 2/12/2010 của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về tăng cường đảm bảo trật tự xây dựng, kịp thời ngăn chặn các công trình xây dựng "siêu mỏng, siêu méo" và văn bản số 5608/SXD-KHTH ngày 4/8/2014 của Sở Xây dựng về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, xử lý công trình siêu mỏng, siêu méo...".
Cũng tại Thông báo số 141 có nêu: Trong 30 ngày nếu không hợp khối, UBND quận sẽ ban hành quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng theo quy định.
Tuy nhiên, văn bản chỉ đạo của vị Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy này thực chất chỉ nằm trên giấy, bởi các thửa đất thuộc diện "siêu mỏng, siêu méo" đều không được thu hồi triệt để như đã thông báo.
Đến ngày 28/11/2014, UBND quận Cầu Giấy đã có Văn bản số 210 báo cáo Tổ Công tác liên ngành TP. Hà Nội do Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì, kiểm tra tình hình thực hiện quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc, cấp phép xây dựng và xử lý "siêu mỏng, siêu méo" dọc tuyến đường Vành đai 2.
Tại Văn bản số 210 này, thửa đất thuộc diện "siêu mỏng, siêu méo" không đủ điều kiện xây dựng tại số 4 hẻm 81/24/3 đường Lạc Long Quân được UBND quận Cầu Giấy đề nghị đưa vào 2 trường hợp là đủ điều kiện hợp khối, hợp thửa hoặc cấp phép có điều kiện 1 tầng?
Theo đó, trên cơ sở đề xuất của UBND quận Cầu Giấy, Tổ Công tác liên ngành TP. Hà Nội đã thống nhất, có văn bản báo cáo và được chấp thuận tại Công văn số 1461/UBND- QHKT ngày 2/3/2015 do Phó Chủ tịch UBND T.P Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký, ban hành.
Nhà "siêu mỏng, siêu méo" ở số 4 hẻm 81/24/3 đường Lạc Long Quân
Tuy nhiên, thay vì vận động người dân hợp thửa, hợp khối hoặc cấp phép 1 tầng có điều kiện theo chấp thuận của TP. Hà Nội, ông Bùi Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy đã ký cấp phép xây dựng trái với Quyết Định của UBND TP. Hà Nội, đi ngược lại chủ trương chung của thành phố và Thủ tướng Chính phủ về xử lý trường hợp thuộc diện nhà "siêu mỏng, siêu méo".
Theo Giấy phép xây dựng số 581/GPXD do ông Bùi Tuấn Anh ký, UBND quận Cầu Giấy cấp cho thửa đất số 4 hẻm 81/24/3 đường Lạc Long Quân có mật độ xây dựng là 97,67%; diện tích xây dựng tầng 1 là 21m2, diện tích xây dựng tầng 2 là 21m2; diện tích sàn xây dựng tầng 3 là 17,47m2.
Sau khi được cấp giấy phép xây dựng 3 tầng, chủ công trình trên tiếp tục cho xây dựng sai phép lên tới 5 tầng, nhưng chính quyền vẫn không có động thái xử lý triệt để (!?).
Bức xúc về việc cấp giấy phép xây dựng trái luật của UBND quận Cầu Giấy cùng hành vi xây dựng trái phép của chủ đầu tư, người dân đã nhiều lần gửi đơn tố cáo các sai phạm của UBND quận Cầu Giấy, chủ đầu tư công trình tới cơ quan báo chí.
Trước sự việc gây bức xúc dư luận trên, đề nghị các cơ quan chức năng TP. Hà Nội tiến hành kiểm tra, xác minh tính pháp lý của phép xây dựng đã cấp cho công trình số 4 hẻm 81/24/3 đường Lạc Long Quân (thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội). Đồng thời, đề nghị UBND TP. Hà Nội kiểm tra, xem xét dấu hiệu vi phạm pháp luật của người cấp ký giấy phép cho công trình xây dựng trái phép trên tồn tại, trái với quy định của Nhà nước.
Hải Sơn
Theo_Vietq
Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Hỏi: Chúng tôi có doanh nghiệp ở Nhật Bản, hiện muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì cần phải thực hiện thủ...