Thủ tục vướng do chưa nghiêm túc thi hành Luật Đầu tư
Nhiều quy định không tương thích giữa Luật Đầu tư và các quy định của luật khác vẫn chưa được giải quyết gây khó cho các nhà đầu tư trong quá trình làm thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư hay giấy chứng nhận đầu tư.
Cho tới thời điểm này, theo thông tin mới được cập nhật của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Đầu tư, cuộc tranh luận giữa việc sử dụng quy định về đánh giá tác động của Luật Bảo vệ môi trường hay Luật Đầu tư đã chấm dứt. Như vậy, lo lắng về những rủi ro hay chi phí lớn mà nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra để có được bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường khi chưa được phê duyệtdự án, chưa chắc chắn địa điểm đầu tư đề xuất có được chấp nhận hay không cũng đã chấm dứt.
Nhà đầu tư sẽ tuân thủ quy định của Luật Đầu tư, nghĩa là chỉ thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường, thay vì phải có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường khi làm thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư hay giấy chứng nhận đầu tư.
“Phải tuyệt đối và dứt khoát tuân thủ quy định của pháp luật, theo đúng nguyên tắc về cùng một vấn đề thì văn bản ra sau, văn bản cao hơn đè văn bản trước, văn bản thấp hơn” – TS. Nguyễn Đình Cung
“Chúng tôi đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong suốt thời gian qua và đã đạt được sự thống nhất này”, ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thông báo.
Nhưng đây chỉ là một trong số chưa nhiều quy định không tương thích giữa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các quy định của luật khác được giải quyết. Danh mục các vấn đề khác biệt mà Tổ công tác đưa ra còn khá dài, bao gồm cả ngành y tế, giáo dục, công thương…
Video đang HOT
Nóng nhất có lẽ phải nhắc tới sự sốt ruột của nhà đầu tư nước ngoài khi Nghị định 23/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa được sửa đổi theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết 59/2015/NQ-CP, trong khi đáng ra việc này phải hoàn thành trong tháng 12/2015.
Vì theo Nghị định 23, các cơ quan đăng ký kinh doanh phải lấy ý kiến Bộ Công thương và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa nếu được Bộ Công thương chấp thuận bằng văn bản. Nhưng, Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật Đầu tư đã không còn yêu cầu này. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, việc thực thi khá lúng túng, khiến phần lớn hồ sơ của nhà đầu tư bị ách lại.
Tình trạng tương tự với các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, khi thủ tục xin ý kiến, thẩm tra của Nghị định 73/2012/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn treo trên đầu các cơ quan nhà nước có liên quan, làm khó cho nhà đầu tư.
Cũng phải nói thêm, mặc dù Luật Đầu tư đã có Điều 4 quy định, “nếu trong trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật này”, nhưng thực tế, việc thực hiện dường như rất khó khăn.
“Quan điểm của tôi là phải tuyệt đối và dứt khoát tuân thủ quy định của pháp luật, theo đúng nguyên tắc về cùng một vấn đề thì văn bản ra sau, văn bản cao hơn đè văn bản trước, văn bản thấp hơn. Chỉ có như vậy, các nhà đầu tư, doanh nghiệp mới cảm nhận được những thuận lợi mà chúng ta vẫn nói là có trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổ trưởng Ban thư ký Tổ công tác nói.
Theo Khánh An
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bộ Công Thương: 'Samsung là hàng Việt Nam'
Đó là khẳng định của ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trước câu hỏi "Sam sung có được coi là hàng Việt hay không?".
Ông Võ Văn Quyền cho biết, những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, dịch vụ cung ứng tại Việt Nam thì là hàng Việt Nam. Điều này đã được quy định ngay từ đầu cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cách đây từ 6 năm chứ không phải mới xuất hiện bây giờ.
Theo Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), Samsung và các doanh nghiệp FDI khác cũng được xem là hàng Việt.
Ông Quyền lấy dẫn chứng ngay tại cuốn tài liệu người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động người VN ưu tiên dùng hàng Việt Nam xuất bản cũng đã nêu rõ "hàng hóa lắp ráp, sản xuất và dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam không phải hàng nhập khẩu là hàng Việt Nam".
Bên cạnh đó, trong các Luật đầu tư, luật doanh nghiệp... cũng chỉ ra, các tổ chức cá nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam cũng như dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam không phải là hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ, theo đó bất luận là doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp FDI, nhà nước, hợp tác xã, hộ kinh doanh...được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, có sản phẩm hàng hóa sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam đều là hàng Việt Nam.
"Do đó, Samsung hay các doanh nghiệp FDI khác có những đóng góp quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam thì được coi là hàng Việt Nam", ông Quyền nói.
Trước đó, tại Hội thảo "Tự hào hàng Việt nam" kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất tới siêu thị diễn ra vào cuối tháng 7, ong Myoung, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam đã đề xuất "Từ bây giờ Samsung không muốn chỉ được gắn liền với cái tên là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam mà chúng tôi mong muốn được gọi là doanh nghiệp quốc dân Việt Nam".
Trước đề xuất của Samsung, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét đằng sau câu chuyện là gì, hay samsung lại muốn nhận được ưu đãi khác (?)
Còn theo GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE), không nên phân biệt hàng của DN trong nước và FDI vì những sản phẩm đầu tư nước ngoài với điều kiện như cơ sở hạ tầng, điện, chi phí giao thông của Việt Nam; sản phẩm góp phần GDP, xuất khẩu của Việt Nam thì không có lý gì coi đó là hàng ngoại.
Tương tự, ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) nêu ý kiến, hàng Việt không chỉ sản xuất bởi công ty 100% vốn Việt Nam mà còn là hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam của những doanh nghiệp nước ngoài. Đây là quan điểm cần nhất quán để không chỉ ở chủ trương, chính sách mà hành động cụ thể không có sự phân biệt giữa hàng hoá 100% vốn Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Theo_NDH
Tạo dựng khung pháp lý đầy đủ thi hành Luật đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư nhằm góp phần tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ và minh bạch cho việc thi hành Luật đầu tư. Ảnh minh họa Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự thảo Nghị...