Thủ tục với chính quyền là bức xúc lớn trong mỗi gia đình
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, môi trường đầu tư của Việt Nam rõ ràng chưa thông thoáng, người dân vẫn kêu nhiều về thủ tục. Cũng theo Phó Thủ tướng, ngay tại mỗi gia đình, bức xúc lớn nhất được phản ánh cũng là thủ tục với chính quyền.
Ngày 4/12, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra hội nghị trực tuyến toàn quốc về tổng kết, nhân rộng và triển khai khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Theo báo cáo của các địa phương, trong số 699 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước, hiện đã có 686 đơn vị triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định 93 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, đạt 98,14%. Cơ bản, mô hình này đã góp phần rút bớt thời gian đi lại và chờ đợi của người dân trong giải quyết hồ sơ hành chính liên quan.
Hội nghị giao ban trực tuyến tiến hành tại 63 đầu cầu là các tỉnh thành trong cả nước.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ mới đây, số thủ tục hành chính giải quyết tại bộ phận một cửa mới chỉ chiếm trên 50% tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp huyện. Bởi vậy, nếu được Chính phủ phê duyệt, kinh phí cần thiết để xây dựng một bộ phận một cửa liên thông theo hướng hiện đại cấp huyện khoảng 1,5 – 2 tỷ đồng và sẽ triển khai trong năm 2013 để nâng cấp phần mềm công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng và đào tạo đội ngũ cán bộ năng lực và chuyên nghiệp mới đáp ứng được mục tiêu đặt ra.
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, các địa phương, các ngành liên quan đều khẳng định cơ chế một cửa liên thông là một cơ chế mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên việc hướng dẫn thực hiện, bố trí cán bộ… là đang rất khó khăn, nhất là cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đất đai nên chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng nguyên nhân việc cải cách hành chính chưa đạt là do có một bộ phận cán bộ Đảng viên sa sút về đạo đức lối sống. Dẫn lại câu hỏi nhiều cử tri đã đặt ra với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa là là bộ phận này nằm ở đâu mà các địa phương cũng không phát hiện, phân tách được, đại diện tỉnh Quảng Ninh cho rằng, nhóm cán bộ thoái hóa, biến chất này cơ bản nằm ở bộ phận tiếp xúc với người dân và DN. Chính vì thế nên việc cải cách hành chính chưa đạt mục tiêu đề ra.
Video đang HOT
“Cũng có chuyện nhận thức của cán bộ chưa tốt. Nếu như bí thư, chủ tịch, giám đốc sở chuyển mạnh nhận thức thì vấn đề này sẽ chuyển mạnh. Vì vậy chọn đội ngũ là phải tinh nhuệ chứ không phải nhằm sắp xếp lại cán bộ. Cán bộ làm nhiệm vụ này phải có chế độ ưu đãi riêng, được tập huấn trong và ngoài nước, làm việc trong 1 thời gian nhất định có thể được bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo” – đại diện tỉnh Quảng Ninh phân tích.
Giải pháp cải thiện, lãnh đạo tỉnh cho rằng Quảng Ninh đang xây dựng mô hình cơ quan hành chính điện tử, thành lập một trung tâm dịch vụ hành chính công nhằm giải quyết tất cả các giao dịch dân sự. Trung tâm sẽ thực hiện đón tiếp lịch sự, tiện nghi… để đúng là bộ máy công quyền là phục vụ nhân dân. 2013 tỉnh dự kiến xây dựng 6 trung tâm với mô hình này.
Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Quang Tuấn quả quyết, xây dựng cơ chế một cửa được tỉnh xác định là hướng cải cách thủ tục hành chính hiệu quả nhất. Việc này cũng là bước công khai hoạt động của chính quyền, chống hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực, phiền hà… cũng giúp hạn chế khiếu nại tố cáo nhất là đất đai hiện nay.
2009, Nam Định đã thực hiện cơ chế một cửa ở tất cả các huyện, thành phố. Riêng thành phố Nam Định đã triển khai 1 cửa liên thông hiện đại nhưng tính việc thực hiện trên phạm vi cả tỉnh, ông Tuấn thú nhận là không làm được vì ngân sách, nguồn tài chính hạn hẹp.
“Nhất là tỉnh chúng tôi vừa vướng cơn bão số 8 đi qua, để lại nhiều thiệt hại, hậu quả. Ngân sách tỉnh còn phải trông nhiều vào hỗ trợ của TƯ” – ông Tuấn phân trần.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị (ảnh: HL).
Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Thị Minh cũng nhận xét, việc thực hiện chế độ 1 cửa thời gian qua đạt nhiều kết quả tốt. TPHCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh… là những điển hình đáng ghi nhận. Tuy nhiên bà Minh cho rằng, cần nhất lúc này là sự vào cuộc của lãnh đạo địa phương, cần quyết tâm từ những người đứng đầu chính quyền.
Về vấn đề cơ chế tài chính liên quan cho hoạt động này trong thời gian tới, đại diện Bộ Tài chính phân trần, năm 2013, tình hình sẽ rất khó khăn trong khi dự toán chi ngân sách đã được xây dựng xong. Khả năng tăng thu cũng khó có… cửa. Vì vậy, Bộ chỉ có thể tập trung cho một số huyện miền núi, vùng sâu, xa. Con số 400 huyện xin đầu tư với suất đầu tư 2 tỷ đồng/đơn vị, sang năm 2014, 2015 mới có thể xem xét bố trí.
Phát biểu tổng kết Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, môi trường đầu tư của Việt Nam rõ ràng chưa thông thoáng, thủ tục của Việt Nam người dân vẫn kêu nhiều. Đi lại quá nhiều cửa hoặc một cửa nhưng nhiều khóa cũng là những biểu hiện “hành dân”. Ngay tại mỗi gia đình, thì bức xúc lớn nhất được phản ánh cũng là thủ tục với chính quyền.
Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường phục vụ của cơ quan hành chính với các dịch vụ cho người dân thông qua cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông hiện đại. Người cán bộ 1 cửa không phải văn thư bình thường mà phải là người rất am hiểu pháp luật để hướng dẫn cho người dân.
Việc triển khai 1 cửa, 1 cửa liên thông hiện đại 2013-2015 cần đề án tổng thể để các địa phương dùng làm cơ chế thực hiện. Ông Phúc cho biết, đến thời điểm này, đề án này cơ bản đã xong, chỉ chờ lấy ý kiến một số bộ nữa.
Ông Phúc chỉ đạo Bộ TT-TT cũng cần sớm đưa ra phần mềm dùng chung cho các địa phương triển khai. Bộ Tài chính trên cơ sở đề xuất của các địa phương, cần lập danh mục phê duyệt hỗ trợ, phân bổ kinh phí với các đơn vị cấp huyện nhưng không làm kiểu phân bổ đều 400 đơn vị, mỗi đơn vị 2 tỷ đồng.
Theo Dantri
CĐ GTVT Hà Nội: Bảo đảm chính sách cho người lao động
Khó khăn về kinh tế, nguồn vốn xây dựng giảm đã khiến ngành giao thông vận tải (GTVT) gặp nhiều biến động.
CNLĐ ngành GTVT Hà Nội yên tâm làm việc khi CĐ đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ.
Trong khó khăn, Công đoàn (CĐ) GTVT Hà Nội đã nhanh chóng thích nghi, phát huy truyền thống của ngành để khẳng định vai trò và vị trí của tổ chức CĐ ngành.
77,2% số DN ký thỏa ước lao động tập thể
Cuối năm 2008, sau khi thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, CĐ GTVT Hà Nội cũng đã tiến hành hợp nhất với CĐ GTVT Hà Tây (cũ) và nhanh chóng đi vào hoạt động. Hiện CĐ GTVT Hà Nội đang quản lý 35 CĐCS với tổng số trên 4.300 CNVCLĐ.
Bên cạnh biến động về tổ chức, bối cảnh kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành GTVT khiến đời sống, việc làm của NLĐ gặp nhiều khó khăn. Theo CĐ GTVT Hà Nội, khó khăn nhất là các đơn vị thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản chịu tác động do nguồn vốn xây dựng bị cắt giảm, công trình bị đình hoãn. CĐ ngành đã thường xuyên chỉ đạo các CĐCS quan tâm đến việc làm và đời sống của CNLĐ, nhất là các đơn vị đang gặp nhiều khó khăn sau cổ phần hóa DN nhà nước. Với sự vào cuộc tích cực của CĐ các cấp, nên dù khó khăn các đơn vị vẫn nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ chính sách đối với CNVCLĐ. Đặc biệt, CĐ ngành rất chú trọng chỉ đạo, tư vấn các CĐCS trong việc đàm phán thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). Bà Đào Lan Anh - Chủ tịch CĐ GTVT Hà Nội - cho biết: "CĐ đã chỉ đạo sát sao các CĐCS, giúp các đơn vị ký TƯLĐTT đạt 77,2%, số đơn vị tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ đạt trên 80%. Chất lượng TƯLĐTT cũng được nâng cao rõ rệt với các điều khoản cao hơn luật và gắn với 3 thật: Ký thật, nội dung thật và thực hiện thật". Tỉ lệ ký TƯLĐTT mà CĐ ngành GTVT Hà Nội làm được là cao - không phải nơi nào cũng đạt được.
Chuyên môn đánh giá cao CĐ
Trong các năm của nhiệm kỳ IV vừa qua, CĐ GTVT Hà Nội đã chủ động phối hợp với chuyên môn khắc phục khó khăn, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành về quy hoạch phát triển GTVT thủ đô giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2050. Quy chế phối hợp với chuyên môn cũng được CĐ xây dựng từ đầu nhiệm kỳ. Chính vì vậy, các năm qua đã có 100% đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức hội nghị CBCC, 100% DNNN, Cty CP có vốn nhà nước chi phối tổ chức đại hội CNVC và trên 60% đơn vị ngoài nhà nước tổ chức hội nghị NLĐ. Sự chủ động của CĐ còn thể hiện trong việc phối hợp với lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách của đơn vị và có biên bản nhắc nhở kịp thời những nơi chưa thực hiện đầy đủ theo quy định pháp luật. Hoạt động của CĐ đã mang lại kết quả đáng ghi nhớ, đó là suốt nhiệm kỳ qua đã không xảy ra vụ tranh chấp lao động nào trong các đơn vị ngành GTVT Hà Nội. Hiện, dù còn nhiều khó khăn nhưng các đơn vị thuộc ngành GTVT Hà Nội vẫn đủ việc làm: Khối giao thông liên tục triển khai các dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm, đặc biệt là các công trình chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Khối vận tải khắc phục mọi khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh, luồng tuyến vận tải hành khách và hàng hóa đảm bảo an toàn. Còn các đơn vị hành chính sự nghiệp thì việc làm ổn định, đời sống cho CBCNV, LĐ được nâng cao.
Kết quả phân loại CĐ hằng năm của ngành GTVT Hà Nội cho thấy, hằng năm trên 70% số CĐCS của ngành đạt vững mạnh, vững mạnh xuất sắc. Đó là minh chứng uy tín của CĐ đối với NLĐ và chuyên môn đồng cấp, đặc biệt vai trò của CĐ ngành được lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đánh giá cao. Nhiệm kỳ V, với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ, CĐ ngành đặt mục tiêu 100% DNNN, đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức đại hội CNVC, hội nghị CBCC, trên 60% số DN, đơn vị ngoài nhà nước tổ chức hội nghị NLĐ. Đồng thời, 100% đơn vị ký cam kết và thực hiện tốt nội dung không vi phạm tệ nạn xã hội, không vi phạm Luật Giao thông, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.
Một số thành tích của CĐ GTVT Hà Nội
-CĐ GTVT Hà Nội: Liên tục đạt vững mạnh xuất sắc từ 2008 đến nay; được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao Động hạng Nhất (2006-2010). Các năm 2008, 2009, 2010 được bình xét dẫn đầu khối các CĐ ngành, được Tổng LĐLĐVN tặng cờ thi đua xuất sắc.
-112 CBCĐ được tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức CĐ", nhiều CBCĐ đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua", "Người tốt việc tốt" cấp cơ sở, cấp ngành và TP, được tằng bằng khen của LĐLĐ TP.Hà Nội, CĐ GTVT VN, Tổng LĐLĐVN.
Theo laodong
Rất cần Luật Thủ đô để Hà Nội phát triển đúng tầm vóc Thủ đô Hà Nội là một đơn vị hành chính đặc thù, do đó dự án Luật Thủ đô nhận được sự quan tâm của rất nhiều ĐBQH. PV Báo ANTĐ đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch liên đoàn Luật sư Việt Nam về một số vấn đề, xung quanh dự luật này. - PV: Trong...