Thủ tục mua bán xe máy cũ mà ai cũng cần biết để tránh phiền phức
Mua bán xe máy cũ là một việc làm rất phổ biến hiện nay, chúng ta mua một chiếc xe, đi chán muốn đổi xe khác thì lại đem bán. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy trình, thủ tục pháp lý.
Dưới đây là 5 bước đơn giản để bạn có thể làm thủ tục mua – bán xe máy cũ một cách nhanh chóng và thuận lợi:
1. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
Việc mua bán 1 chiếc xe máy rất đơn giản, dễ nhất là người bán cho bạn là chính chủ của xe. Nếu nhờ người khác thì chủ xe phải làm Giấy ủy nhiệm và được địa phương xác thực.
Bên bán xe cần chuẩn bị: giấy tờ xe bản chính; CMND hộ khẩu bản chính. Một số nơi sẽ đòi hỏi có thêm Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình, hoặc giấy đăng kí kết hôn để loại trừ tranh chấp dân sự về sau (trường hợp này rất ít).
Với bên mua xe cũng cần chuẩn bị CMND hộ khẩu bản chính; tiền mua xe và lệ phí sang tên xe.
Cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khi mua, bán xe cũ
2. Công chứng hợp đồng mua bán xe
Video đang HOT
Việc này sẽ do các Phòng công chứng tư quản lý. Chúng ta có thể tới bất cứ phòng công chứng tư nào cũng được, miễn là tiện lợi cho 2 bên, không quan trọng là ở địa phương người bán hay địa phương người mua.
Tới đó, sẽ có bàn làm hợp đồng mua bán xe giữa bên mua và bên bán. Phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ là xác nhận hợp đồng này giữa 2 bên có giá trị, và thu một khoảng phí dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán. Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ 1 bản.
Công chứng hợp đồng mua bán xe
3. Rút hồ sơ gốc của xe
Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp bên mua và bên bán ở 2 tỉnh khác nhau, còn nếu trong cùng 1 tỉnh với nhau thì không cần.
Cả 2 bên sẽ cùng tới nơi mà chiếc xe đã được đăng kí lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để đi đăng kí sang tên cho xe.
Sau bước 3, giao dịch đã hoàn thành 1/2 và từ bước này thì Bên mua xe sẽ tự đi hoàn tất các việc còn lại. Bên bán sẽ giao cho bên mua các thứ như giấy đăng kí xe, hồ sơ gốc của xe, hợp đồng mua bán xe.
Chúng ta phải đóng thêm 1 lần thuế trước bạ cho chiếc xe nếu thực hiện sang tên đổi chủ cho nó
4. Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe
Chúng ta buộc phải đóng thêm 1 lần thuế trước bạ cho chiếc xe nếu thực hiện sang tên đổi chủ cho nó. Thuế trước bạ lần 2 cho xe máy khoảng 1% giá trị xe sau khi đã khấu hao theo thời gian.
Bên mua xe sẽ đến Chi cục thuế cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để đóng thuế trước bạ cho xe. Cần chuẩn bị các giấy tờ kể trên như giấy đăng kí xe, hồ sơ gốc của xe (nếu có), hợp đồng mua bán xe, CMND và tiền lệ phí, phiếu khai phí trước bạ xe (phát miễn phí).
5. Đi xét xe
Đây là bước cuối cùng, bên mua xe sẽ đến Công an giao thông cấp quận/huyện nơi mình sinh sống để làm thủ tục này. Chúng ta nộp Tờ khai đăng kí xe máy, môtô đi kèm với các giấy tờ kể trên.
Sau khi xét xe xong, chờ tới ngày hẹn và tới lấy giấy đăng kí xe mới.
Theo Cartimes
Kinh nghiệm không bị "cháy túi" khi mua xe máy mới
Nhiều người đi mua xe máy mới rơi vào tình trạng "dở khóc, dở cười", vì ngoài giá bán, người tiêu dùng còn phải chi trả các khoản thuế, phí, phụ tùng bổ sung khác...
Để sở hữu một chiếc xe máy mới, không ít người đã phải chắt bóp chi tiêu, tiết kiệm suốt cả năm trời. Thế nhưng, đến khi mua xong không những cháy túi mà còn phải vay thêm vì ngoài giá bán, người tiêu dùng còn phải chi trả các khoản thuế, phí, phụ tùng bổ sung khác...
Theo tìm hiểu, thông thường, ngoài giá niêm yết tại cửa hàng, chi phí bỏ ra để "rinh" một chiếc xe máy về nhà, khách hàng bị đội lên từ 1-2 triệu đồng, thậm chí là 5-7 triệu đồng.
Khi mua một chiếc xe máy mới, ngoài giá bán, người dùng còn phải chi trả các khoản thuế, phí, các phụ tùng lắp thêm khác
Chị Diệu Thuần (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa mua một chiếc xe Honda Vision, cho biết, sau khi tìm hiểu, hỏi người thân quen, chị mang theo 35 triệu đồng nhưng đến nơi lại không đủ để chi trả, vì chi phí phát sinh, buộc chị phải vay thêm đồng nghiệp gần 3 triệu đồng.
"Mình dự kiến mua chiếc xe tầm 33 triệu đồng, nhưng đến lúc thanh toán vẫn phải vay thêm khoảng 5 triệu đồng để làm biển số, đóng khung xe, lót thêm chân. Số tiền dôi ra này mình hoàn toàn chưa tính tới cho nên hơi bất ngờ. Sau khi mua xe, cộng với khoản vay thì cả nhà nhẵn túi, không còn một đồng", chị Thuần cho biết.
Trên thực tế, không ai đi mua xe mà chỉ mang "chằn chặn" số tiền bằng với giá xe. Đương nhiên họ còn phải tính đến tiền thuế trước bạ, tiền làm biển. Song, vì đến cửa hàng bán xe có đủ các dịnh vụ tiện lợi nên sinh ra lười mà quyết định chi thêm nhiều khoản khác.
Cần nắm rõ các khoản phải chi để chủ động hơn về tài chính khi đi mua xe
Anh Quý (Hà Đông - Hà Nội) người vừa "rinh" chiếc xe LEAD về tặng vợ cho biết: "Nói thật là HEAD của Honda giờ cũng giỏi làm dịch vụ và giỏi chào mời. Vừa quyết định lấy xe, ngồi làm thủ tục hóa đơn đã có người mời làm dịch vụ trọn gói đi đóng hộ thuế với làm biển, mời mua bảo hiểm. Ra nhận xe, mấy anh kỹ thuật, người "mời" lắp quây cho đỡ xước xe, anh "dọa" nếu không cuốn thêm đồng vào dây dẫn thì sẽ bị chuột cắn gây cháy xe. Rồi lắp thêm khóa điện chống trộm, giấu IC cho đỡ bị móc mất, phủ nanô, dán nilon... đủ thứ trên đời".
Theo anh Quý, nếu cứ "gật" hết với các dịch vụ, cứ "sợ" mà lắp cho đủ những thứ họ mời thì tiền chi thêm cho một chiếc xe máy mới lên tới cả chục triệu đồng như chơi.
Theo Cartimes
5 điểm yếu cần suy nghĩ của xe tay ga Xe tay ga tiện lợi, dáng đẹp... được nhiều phái đẹp ưa chuộng. Tuy nhiên, xe ga cũng có rất nhiều điểm yếu mà bạn nên quan tâm. Xe tay ga đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến của nhiều người tiêu dùng Việt vì tính tiện dụng, được trang bị những công nghệ hiện đại, kiểu dáng thời trang... Dòng...