Thủ tục ly hôn của quý tộc phong kiến Trung Hoa
Vào thời Đường, địa vị nam nữ tương đối bình đẳng, vợ chồng có thể thỏa thuận ly hôn và phải có chứng nhận từ người thân hai bên, nhà trai cũng phải bồi thường cho nhà gái.
Phóng thê thư (giấy bỏ vợ), tức văn bản chứng thực ly hôn của tầng lớp quý tộc vào thời Đường. Ảnh: People’s Daily.
Theo People Daily, vào thời cổ đại, việc ly hôn ở Trung Quốc còn khá tự do. Phải đến đầu thời Chu (1046-256 TCN), chế độ gia đình phụ quyền mới dần thiết lập. Từ thời kỳ Tây Chu (1046-771 TCN) đến Xuân Thu Chiến quốc (770-221 TCN), chế độ gia đình phụ quyền vẫn chưa được củng cố, trong Kinh Dịch thậm chí còn ghi lại chuyện vợ bỏ nhà đi.
Đến triều đại của Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN), chế độ gia đình mà người đàn ông làm chủ mới vững chắc hơn. Tới thời Đường – Tống (618-1279), ý thức phụ quyền trở nên mạnh mẽ, thân phận người phụ nữ trở nên thấp hèn. Phụ nữ thời này không được tự ý lấy chồng khác, chỉ khi chồng bỏ trốn mới được phép xin quan phủ cho ly hôn.
Việc ly hôn của giới quý tộc cổ đại có những thủ tục nhất định. Theo “Lễ ký”, hay còn gọi là “Kinh Lễ”, một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, ngoài nghi thức cho chồng bỏ vợ còn có nghi thức cho vợ bỏ chồng, cả bên bỏ và bên bị bỏ đều phải nhẹ nhàng tự kiểm điểm.
Phóng thê thư – chứng nhận ly hôn
Từ bản “Phóng thê thư” của một quý tộc thời Đường (618-907), có thể thấy địa vị nam nữ tương đối bình đẳng. Tờ giấy này có vai trò như đơn ly hôn thời nay nhưng có chút khác biệt. Nội dung của Phóng thê thư thường được chia làm ba đoạn.
Đoạn đầu nhắc lại về duyên phận vợ chồng đồng cam cộng khổ, như cá với nước, vui vẻ bên nhau tới khi bạc đầu. Đoạn thứ hai miêu tả tình trạng hôn nhân hiện tại, hai người tính cách không hòa hợp, thường xảy ra cãi vã khiến họ hàng hai bên trách móc, nay không thể tiếp tục bên nhau. Đoạn cuối cùng là lời chúc phúc sau ly hôn.
Nếu hai người đã không thể chung sống, chẳng thà vui vẻ nói lời từ biệt và chúc nhau hạnh phúc. Phía cuối đơn ly hôn ghi rõ, nhà trai phải gửi phí bồi thường cho nhà gái. Hơn nữa, đơn ly hôn cần được hai bên gia đình, họ hàng thân thích làm chứng.
Video đang HOT
Chế độ cổ đại Trung Hoa là xã hội nam quyền, phụ nữ phải “tam tòng tứ đức” nhưng đàn ông không được tùy ý bỏ vợ. Việc ly dị giữa vợ chồng phải chịu sắp xếp của gia tộc cũng như tuân theo pháp luật, chịu sự ràng buộc của lý và tình.
Một đôi vợ chồng người Trung Quốc cổ đại. Ảnh minh họa: Sina
Theo “Bạch Cư Dị tập”, trên đường mang cơm cho chồng cày cấy ngoài vườn, người vợ gặp cha mình đang đói bèn mời cha ăn cơm. Người chồng đợi lâu nên đói bụng, vô cùng phẫn nộ, khăng khăng đòi bỏ vợ. Người vợ không phục bèn thưa lên quan phủ.
Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Đường Bạch Cư Dị bình luận: “Theo tiêu chuẩn đức hạnh của phụ nữ, người vợ về lý phải thuận theo chồng, nhưng việc báo đáp ân nghĩa của cha mình là xuất phát từ thiên tính. Vậy nên vợ phải để cha ăn trước, chồng ăn sau. Việc hiếu thuận nặng hơn chuyện vợ chồng, nên người chồng không được bỏ vợ”.
Thời cổ đại vô cùng coi trọng trật tự quan hệ xã hội, việc ly dị không được ủng hộ nên tỷ lệ ly hôn rất thấp. Sau thời Tống (960-1279), kẻ sĩ thường cho rằng đàn ông bỏ vợ là vô đạo đức. Thậm chí ở vùng quê, tình trạng bỏ vợ ngày càng ít gặp. Do khó khăn về kinh tế, ly hôn khiến sức lao động trong gia đình giảm sút, trách nhiệm lấy vợ mới cũng rất nặng. Ngoài ra, quan niệm về danh phận cũng ảnh hưởng ít nhiều bởi tư tưởng “phu thê nghĩa trọng” khiến người ta không dễ dàng nói tới ly hôn.
Hải Yến
Theo VNE
Quá trình tịnh thân đau đớn của thái giám Trung Hoa
Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận sinh dục, vô cùng đau đớn.
Tượng đá mô tả quá trình tịnh thân, hay còn gọi là cắt bỏ bộ phận sinh dục nam ở Trung Quốc. Ảnh: Morning Post
Theo Morning Post, sử sách Trung Quốc ghi rằng, những người đàn ông hầu hạ trong cung vào trước đời nhà Tần (trước năm 221 TCN) và Tây Hán (202 TCN - 8) không nhất thiết phải là hoạn quan. Từ thời Đông Hán (25-220) trở đi, họ mới bị ép phải cắt bỏ bộ phận sinh dục, trở thành hoạn quan nhằm tránh phát sinh quan hệ với phụ nữ chốn cung đình.
Xuất thân của thái giám có thể là những người tự nguyện, người bị phạt, bị cống nạp, thậm chí bị lừa bán. Trải qua quá trình tuyển chọn, họ bị ép phải tịnh thân mới chính thức trở thành thái giám.
Thời cổ đại, có hai nơi chuyên phẫu thuật tịnh thân cho nam giới là "Nội vụ phủ" trong cung và "Cơ sở chuyên tịnh thân" bên ngoài. Dưới triều Thanh, "Thận Hình Ti" là tên gọi để chỉ bộ phận trong cung chuyên thực hiện quá trình này.
Tịnh sư là tên gọi của những người hành nghề tịnh thân. Đây là nghề hái ra tiền bởi quá trình thực hiện vô cùng đau đớn và tỉ lệ tử vong rất cao, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Loại dao chính dùng để cắt bỏ bộ phận sinh dục làm từ hợp kim vàng và đồng để tránh nhiễm trùng, trước khi sử dụng phải hơ qua lửa để sát trùng. Ngoài ra, người thực hiện còn kết hợp sử dụng một số loại dao khác.
Quá trình tịnh thân đòi hỏi phải chọn lựa thời tiết bởi nền y học cổ đại còn khá kém, chưa tìm ra loại thuốc sát trùng hiệu quả. Chính vì vậy, người ta thường tiến hành quá trình này vào cuối xuân đầu hạ, khi mà khí hậu ôn hòa và gần như không có ruồi muỗi.
Bộ dao được sử dụng trong phẫu thuật tịnh thân. Ảnh: QQ
Trước khi bắt đầu, người tịnh thân và tịnh sư sẽ phải ký một bản cam kết trước sự có mặt của người làm chứng. Bản cam kết sẽ ghi rõ người tịnh thân hoàn toàn tự nguyện, bất chấp mọi rủi ro hay tử vong sau tịnh thân. Người tịnh thân cũng phải nộp một khoản phí nhất định. Đa số những người này đều xuất thân nhà nghèo nên phải xin trả dần từng năm sau khi nhập cung.
Vài ngày trước khi phẫu thuật, người tịnh thân không được ăn uống để tránh đại tiểu tiện gây nhiễm trùng. Khi ở trên giường phẫu thuật, tịnh sư không gây tê cho bệnh nhân mà chỉ rửa sạch bộ phận sinh dục của họ bằng canh ớt nóng.
Theo cuốn sách "Cuộc sống cung đình Trung Quốc", trước khi tiến hành tịnh thân một đứa trẻ trở thành thái giám, tịnh sư sẽ lấy một quả trứng gà đã bóc vỏ nhét vào miệng nó, chặn ở cuống họng khiến nó không thể kêu thành tiếng mới bắt đầu hành sự.
Do cơ quan sinh dục vẫn có khả năng phát triển hoặc mọc dài ra, thái giám sau khi nhập cung sẽ được kiểm tra cơ thể mỗi năm một lần. Quá trình này được gọi là kiểm tịnh. Không ít thái giám có mùi khai trên người do tịnh thân chưa chuẩn, khiến nước tiểu rỉ ra.
Người tịnh thân xong sẽ không lộ yết hầu, giọng nói lảnh lót, cử chỉ động tác như đàn bà. Ngoài những thay đổi rõ nét về mặt sinh lý, họ còn dần biến đổi về mặt tâm lý. Họ mất đi bản năng tình dục, cảm thấy cuộc đời mình dường như kết thúc, chẳng còn bất cứ ý nghĩa thực tế nào nữa.
Chính vì vậy, họ thường sống với thái độ tiêu cực, thậm chí còn chủ động từ bỏ kế hoạch, lý tưởng và động lực cố gắng của bản thân. Phần lớn các thái giám thời xưa đều trải qua cuộc sống trầm mặc như vậy. Tuy nhiên, một khi có nhiều tiền hoặc nắm chút quyền hành nào đó trong tay, họ sẽ không còn sống trong lặng thầm nữa mà trở nên tham lam, độc ác và tàn nhẫn.
Nhiều người cảm thấy rất khó hiểu về những câu chuyện thái giám lấy vợ. Tuy nhiên, học giả Nhật Bản Terao Yoshio đã nghiên cứu vấn đề này và lý giải nó bằng "học thuyết tâm lý thoát khỏi tâm lý cô đơn" trong tác phẩm "Câu chuyện thái giám" của mình.
Ông cho rằng, thái giám kết hôn để thoát khỏi tâm lý cô đơn, họ luôn phải chịu ánh mắt khinh thường của người đời nên việc tìm kiếm sự ấm áp từ người vợ cũng là điều dễ hiểu.
"Vợ" của các thái giám phần lớn là cung nữ. Cuộc sống chốn cung đình vốn cách biệt với thế giới bên ngoài nên chỉ cung nữ mới có thể gả cho thái giám mà thôi.
Hải Yến
Theo VNE
Thánh thót tiếng đàn bầu trên đất Trung Hoa Ngoài đàn bầu, trong nhà ông Phát còn có rất nhiều sách viết các bài dân ca Việt Nam bằng chữ Nôm. Tại Trung Quốc có làng người Việt hay còn gọi là thôn dân tộc Kinh định cư đã 500 năm. Dân tộc Kinh ở đây đã được công nhận là 1 trong 56 dân tộc của Trung Quốc, nhưng họ vẫn...