Thủ tục hưởng bảo hiểm cần nắm khi xe bị ôtô bị ngập nước sau mưa lũ
Trước những thiên tai bất ngờ như mưa lớn, lũ lụt tại miền Trung trong những ngày vừa qua, những chiếc xe ôtô bị ngập nước là điều khó tránh khỏi dù không chủ xe nào mong muốn xảy ra.
Sau trận “đại hồng thủy”, hàng loạt xe ôtô ùn ùn chết máy khắp đường phố Đà Nẵng. Ảnh: Thùy Trang.
1. Quy trình yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe ôtô
- Gửi thông báo tai nạn bằng văn bản tới công ty bảo hiểm trong thời gian sớm nhất, đây là bước bắt buộc để khởi động quy trình yêu cầu bồi thường với bên bảo hiểm.
- Xử lý tai nạn ban đầu: Căn cứ vào mức độ tổn thất và xác định có lỗi của bên thứ 3 hay không, chủ phương tiện cần có xác nhận của CSGT hoặc chính quyền tại nơi xảy ra sự cố dẫn đến thiệt hại.
- Phía bảo hiểm tiến hành giám định cùng các bên liên quan. Kết quả giám định phải có chữ ký của giám định viên, từ đó quyết định sửa chữa hay thay thế tổn thất.
- Xử lý bồi thường bảo hiểm xe ôtô: Công ty bảo hiểm sẽ bảo lãnh thanh toán tại nơi sửa chữa khi nhận đầy đủ giấy tờ, hồ sơ. Chủ xe ký biên bản nghiệm thu, ký hợp đồng và nhận xe về.
2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe ôtô
Công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ chủ xe kết nối các bên liên quan (người bị thiệt hại, cảnh sát giao thông,…) hoàn thiện hồ sơ yêu cầu bồi thường. Theo đó, những giấy tờ cần có trong hồ sơ gồm:
Video đang HOT
- Các giấy tờ liên quan đến xe: Đăng ký xe, giấy phép lái xe.
- Giấy tờ tùy thân khác của chủ xe: Căn cước công dân, hộ chiếu…
- Giấy tờ chứng minh thiệt hại về người (bản sao của bệnh viện/cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm): Giấy chứng nhận bảo hiểm, chứng nhận thương tích, chứng nhận phẫu thuật, giấy ra viện, giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong),…
- Giấy tờ chứng minh thiệt hại về tài sản (bản gốc): Hóa đơn/chứng từ về việc sửa chữa hoặc thay mới phần bị thiệt hại do chủ xe thực hiện tại các xưởng sửa chữa được sự đồng ý/chỉ định của công ty bảo hiểm; Giấy tờ chứng minh chi phí mà chủ xe đã chi ra theo sự hướng dẫn của công ty bảo hiểm, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về sự cố (bản sao, biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có); Biên bản khám nghiệm phương tiện có liên quan, thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu, các tài liệu khác có liên quan đến sự cố.
3. Quy trình giám định và yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản
Quy trình giám định và yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản bao gồm 4 bước tương tự như bảo hiểm xe ôtô. Một bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm những chứng từ sau:
- Văn bản thông báo tổn thất
- Danh sách tài sản được bảo hiểm
- Phiếu yêu cầu bồi thường theo mẫu
- Chứng từ của tài sản được bảo hiểm kể cả giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm:
Đối với máy móc/thiết bị: Sách hướng dẫn vận hành, thông số kỹ thuật, giấy bảo hành, sổ theo dõi vận hành, bản thiết kế, hóa đơn mua hàng…Đối với nhà xưởng: Thiết kế công trình, bản vẽ…Đối với tài sản bên trong: Bản vẽ thông số kỹ thuật, hóa đơn mua hàng, báo cáo kiểm kê trước và sau sự cố…Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: Vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, biên bản giao nhận, chứng từ hàng hải…
- Chứng từ giải trình số tiền khiếu nại: Báo giá, hóa đơn, lệnh sản xuất, phiếu yêu cầu và phiếu xuất phụ tùng, đơn đặt hàng, biên bản hủy phụ tùng…
Trong trường hợp khẩn cấp, tai nạn xảy ra vào ngày nghỉ hoặc ngày cuối tuần, người đóng bảo hiểm vẫn có thể liên hệ với đơn vị bảo hiểm.
Sáng 15-10, Huế vẫn mưa xối xả, nhiều người chạy lũ trong đêm
Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã chìm trong biển nước do mưa lớn, nước sông lên cao.
Công an Thừa Thiên Huế hỗ trợ người dân ở khu vực phường An Tây (TP Huế) chạy lũ trong đêm - Ảnh: TRẦN HỒNG
Đến sáng 15-10, địa bàn Thừa Thiên Huế vẫn ghi nhận mưa rất to. Tại TP Huế, mưa lớn làm nhiều trục đường chính như Trường Chinh, Bà Triệu, Phan Chu Trinh, Hùng Vương, Bến Nghé... bị ngập nước.
Nước lên quá nhanh khiến nhiều khu vực ở TP Huế bị cô lập. Ở khu vực phường An Tây (TP Huế), nước lũ lên quá nhanh khiến nhiều nhà dân ở khu vực thấp trũng không kịp trở tay, chìm trong bể nước. Lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phải huy động xuồng hơi cùng nhiều cán bộ chiến sĩ để đưa người dân chạy lũ trong đêm.
Chị Nguyễn Hiền (trú TP Huế) cho biết, dù đã được thông báo mưa lớn sẽ gây ngập lụt nhưng không ngờ mưa lại kéo dài liên tục mấy tiếng đồng hồ đến thế.
"Mưa liên tục mấy tiếng đồng hồ không dứt làm nước không kịp rút, ngập ứ. Đến sáng nay nước vẫn còn ngập rất cao", chị Hiền nói.
Theo ông Phan Thanh Hùng - chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 24 giờ qua trên địa bàn có mưa rất to với lưu lượng trung bình 450-500mm. Mưa lớn khiến lũ trên sông Hương, sông Bồ đều vượt mức báo động 3 gây ngập lụt diện rộng.
Mưa lớn khiến hơn 11.200 nhà dân bị ngập từ 0,3-0,8m.
Hiện nay do mưa lớn nên quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tạm thời bị chia cắt. Đoàn tàu SE7 đi từ Hà Nội đến TP.HCM có 183 hành khách hiện vẫn phải dừng lại ở ga Huế vì mưa lũ.
"Hiện nay chúng tôi vẫn đang tiếp tục thống kê thiệt hại do trận mưa lớn này gây ra. Chúng tôi cũng đã công bố số điện thoại khẩn cấp là 19001075 và đề nghị người dân chỉ gọi khi thực sự cần thiết", ông Hùng nói.
Công viên Thương Bạc bên sông Hương chìm trong nước - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Hàn Quốc chỉ định 'vùng thiên tai đặc biệt' để hỗ trợ các khu vực bị mưa lũ Ngày 10/8, đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền và Chính phủ Hàn Quốc đã nhất trí xem xét chỉ định các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lớn những ngày qua là "vùng thiên tai đặc biệt". Nhiều tuyến đường bị phá hủy sau trận mưa lớn tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 9/8/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại...