Thủ tục hải quan đối với bưu kiện xuất nhập khẩu
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định.
Ảnh minh họa
Thông tư nêu rõ, thư xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính chịu sự giám sát hải quan theo hình thức niêm phong hải quan đối với bao bì chuyên dụng hoặc xe chuyên dụng của doanh nghiệp để đóng chuyến thư quốc tế.
Bưu gửi trong túi ngoại giao, túi lãnh sự xuất khẩu, nhập khẩu được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan. Nếu có căn cứ khẳng định các bưu gửi này vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc kiểm tra, xử lý các đối tượng này.
Người khai hải quan đối với bưu gửi là doanh nghiệp, chu hang hoăc ngươi đươc chu hang uy quyên; đại lý làm thủ tục hải quan là người thực hiện khai hải quan.
Khai hải quan thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp được thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Video đang HOT
Doanh nghiệp được áp dụng hình thức khai theo từng ca làm việc của doanh nghiệp trên 1 tờ khai hải quan cho nhiều chủ hàng kèm Bảng kê bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu không có thuế, miễn thuế đối với gói, kiện hàng hóa thuộc trường hợp miễn thuế hoặc thuộc đối tượng được chịu thuế suất 0% đối với thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng.
Chi cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với bưu gửi nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định hiện hành. Trường hợp bưu gửi không đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu thì Chi cục Hải quan thông báo lý do để doanh nghiệp có cơ sở làm thủ tục hoàn trả cho chủ hàng, riêng bưu gửi thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu được xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
Thông tư số 49 của Bộ Tài chính cũng quy định rõ địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng bưu gửi phải đáp ứng điều kiện: Có diện tích phù hợp với mô hình hoạt động của doanh nghiệp và tối thiểu 1000 m2; Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (máy soi, …), kho chứa tang vật vi phạm; Khu vực phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera, cân điện tử, máy soi.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 29/5/2015.
Khánh Linh
Theo_Báo Chính Phủ
Bố trí thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc
Cơ quan hải quan sẽ thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc để đảm bảo kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở thông báo trước qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Hải quan.
Ảnh minh họa
Thông báo phải được gửi đến cơ quan hải quan trong giờ làm việc theo quy định. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan hải quan có trách nhiệm phản hồi cho người khai hải quan qua Hệ thống hoặc bằng văn bản về việc bố trí làm thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc.
Đây là nội dung nêu tại Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tư cũng nêu rõ, trường hợp cơ quan hải quan đang kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ làm việc thì thực hiện kiểm tra tiếp cho đến khi hoàn thành việc kiểm tra và không yêu cầu người khai hải quan phải có văn bản đề nghị. Thời hạn kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.
Đối với các cửa khẩu biên giới đất liền, việc thực hiện thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc phải phù hợp với thời gian đóng, mở cửa khẩu theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới.
Thời hạn nộp thuế
Thông tư quy định, thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và được hướng dẫn cụ thể như sau: Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu, để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế phải đáp ứng các điều kiện như phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam, có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai...
Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập-tái xuất, người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu, các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập. Trường hợp chưa nộp thuế, nếu được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì việc bảo lãnh thực hiện theo quy định. Thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập-tái xuất (không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhập-tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh. Trường hợp tái xuất ngoài thời hạn bảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn bảo lãnh đến ngày tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực tái xuất)...
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 thì người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng...
N ộp dần tiền thuế nợ
Thông tư 38 cũng nêu rõ, các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ thì được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo mức sau: Tiền thuế nợ từ trên 500 triệu đồng đến một tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng; Tiền thuế nợ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 6 tháng.
Tiền thuế nợ trên 2 tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12 tháng; Trường hợp người nộp thuế không nộp đúng số tiền thuế và thời hạn nộp (theo tháng) đã cam kết thì không được tiếp tục nộp dần tiền thuế nợ, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay người nộp thuế tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.
Khánh Linh
Theo_Báo Chính Phủ
Thanh tra Chính phủ kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra tại Vinaconex Thanh tra Chinh phu vưa công bô quyêt đinh kiêm tra viêc thưc hiên Kêt luân thanh tra sô 2744/KL-TTCP năm 2008 về việc cổ phần hóa tại Tổng công ty xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex). Buôi lam viêc giưa Thanh tra Chinh phu va Vinaconex (Anh: TTCP). Theo quyêt đinh cua Thanh tra Chinh, đoan kiêm tra se lam viêc tai...