Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con ngoài giá thú
Theo quy định pháp luật, việc đăng ký khai sinh cho con không phụ thuộc vào cha, mẹ của người con đó có đăng ký kết hôn hay không. Việc không đăng ký kết hôn không mất quyền làm cha, làm mẹ.
Theo quy định của Nghị định số 58/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, để đảm bảo quyền được khai sinh cho trẻ em khi sinh ra, con trong giá thú và con ngoài giá thú đều bình đẳng về việc được đăng ký khai sinh mà không có bất kỳ sự phân biệt nào cả.
Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con ngoài dã thú – Ảnh minh họa
Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định chung như sau:
- Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha. Tuy nhiên, đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú nếu không xác định được người cha, phần ghi về người cha ghi trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp việc nhận con và đăng ký khai sinh.
- Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm: Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi đứa trẻ sinh ra cấp, nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, Giấy chứng sinh được thay thế bằng Giấy xác nhận của người làm chứng, nếu không có người làm chứng thì người làm giấy khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trường hợp cha mẹ có đăng ký kết hôn thì xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Quy định tại: Điều 15, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định:
“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha mẹ có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay thế bằng giấy xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người làm giấy khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Video đang HOT
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha ghi trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp việc nhận con và đăng ký khai sinh”.
Thủ tục nhận cha cho con được tiến hành theo 2 trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Việc nhận cha cho con do các bên tự nguyện và không có tranh chấp được thực hiện tại UBND cấp xã theo quy định tại Điều 34, Nghị định số 58 như sau:
- Người nhận cha cho con nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), trường hợp nhận cha cho con chưa thành niên phải có sự đồng ý của người đang là mẹ của đứa trẻ, trừ trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời phải xuất trình các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh của người con; Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha – con (nếu có).
- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha cho con là đúng sự thật và không có tranh chấp UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha cho con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
- Khi đăng ký việc nhận cha cho con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt và UBND xã sẽ cấp Quyết định công nhận việc nhận cha cho con.
Căn cứ vào Quyết định công nhận này, các bên có thể đề nghị UBND xã đăng ký bổ sung phần ghi thông tin người cha trên Giấy khai sinh cho trẻ em.
Trường hợp thứ hai: Các bên không tự nguyện trong việc nhận cha cho con, tức là có tranh chấp về việc nhận cha cho con, có thể là người cha không thừa nhận đứa con hoặc người mẹ không đồng ý về việc nhận cha cho con của mình đối với trường hợp con chưa thành niên hoặc người con không đồng ý nhận cha khi đã thành niên hoặc có người thứ ba cùng yêu cầu nhận cha cho con. Trường hợp này, người có yêu cầu nhận cha cho con phải làm đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện.
Đây là một loại án hôn nhân gia đình, cụ thể là tranh chấp về xác định cha cho con do TAND có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và Tố tụng dân sự.
Trường hợp này, người yêu cầu phải cung cấp các chứng cứ chứng minh quan hệ cha – con, ví dụ như: thư từ trao đổi giữa cha mẹ có tình cảm yêu đương, thời điểm quan hệ giữa hai người, thông báo việc có thai, trao đổi về trách nhiệm nuôi con… hoặc kết quả giám định ADN.
Quy định tại: Điều 34, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định:
“ 1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên“.
Luật Gia ĐỒNG XUÂN THUẬN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thủ tướng duyệt chi 3.200 tỷ đồng di dân làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Dự án di dân, tái định cư của các dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Gần 1.300 hộ dân với 4.900 nhân khẩu phải di chuyển với tổng chi phí trên 3.200 tỷ đồng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam cấp vốn thực hiện.
Khảo sát khu vực triển khai thi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Dự án nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ di dân, tái định cư, tái định canh cho người dân khu vực bị ảnh hưởng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Tạo điều kiện để người dân trong vùng dự án sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng dự án nói riêng, tỉnh Ninh Thuận nói chung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tổng số dân phải di chuyển là 1.288 hộ/4.911 nhân khẩu, trong đó, dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là 477 hộ/2.084 nhân khẩu; dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 là 811 hộ/2.827 nhân khẩu.
Dự kiến tiến độ di chuyển dân hoàn thành trong năm 2018. Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 bố trí 1 điểm tái định cư tại Thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận với diện tích 43,67 ha.
Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 bố trí 2 điểm tái định cư: Một điểm tại Khu Hòn Một, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận với diện tích 45 ha; và khu quy hoạch chỉnh trang khu dân cư hiện hữu tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận với diện tích 13,4 ha.
Về hệ thống kết cấu hạ tầng tái định cư, tại khu tái định cư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư tập trung, xây dựng khu nghĩa trang phục vụ khu tái định cư, xây dựng hệ thống cấp nước phục vụ khu tái định cư.
Còn tại khu tái định cư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư tập trung, xây dựng hạ tầng chỉnh trang khu dân cư hiện hữu, xây dựng khu nghĩa trang phục vụ khu tái định cư, xây dựng hệ thống cấp nước phục vụ khu tái định cư, xây dựng khu tái định canh.
Tổng mức đầu tư Dự án là 3.235,526 tỷ đồng, nguồn vốn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam cấp theo kế hoạch sử dụng sau khi thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
P.Thảo
Theo Dantri
Tâm sự chát đắng của đôi vợ chồng hai lần cho con vì đói Vượt gần 100km từ Hà Nội lên thị trấn Cao Phong, băng qua quãng đường hơn 4km, dốc ngoằn ngoèo vắt qua núi, chúng tôi mới đến được xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong, Hòa Bình). Ở cái thôn nghèo, bé nhỏ nằm trên đỉnh núi này vừa xảy ra chuyện "động trời": Cho con vì đói. Bên trong căn nhà đơn...