Thứ trưởng Y tế: ‘Không đóng cả nhà máy nếu phân xưởng có F0′
Khi nhà máy có ca F0 tại một phân xưởng sản xuất, Bộ Y tế cho biết hướng xử lý là tách ca nhiễm, khử khuẩn và đưa phân xưởng hoạt động lại sau 24 giờ.
Quan điểm này được Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định tại họp báo Chính phủ chiều 2/10 khi nói về Hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ đang được cơ quan này dự thảo.
Hướng xử lý khi cơ sở sản xuất có ca nhiễm F0 là một trong những băn khoăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong thời gian chờ cơ quan chức năng ban hành Hướng dẫn về thích ứng an toàn với dịch.
“Bộ Y tế hướng dẫn nếu doanh nghiệp có 1 trường hơp F0 ở một phân xưởng thì không đóng cửa toàn bộ nhà máy, mà chỉ phân vùng cách ly tập trung ca nhiễm, F1 liên quan; phun khử khuẩn phân xưởng. Sau 24 giờ, doanh nghiệp có thể đưa lực lượng lao động mới vào làm việc thay thế, để hoạt động sản xuất không bị gián đoạn”, ông Tuyên nói.
Phương án sản xuất này đã từng được Bộ Y tế hướng dẫn Bắc Ninh thực hiện hồi tháng 5, và ông cho biết “kết quả hoàn toàn tốt”.
Video đang HOT
Ông cũng thông tin thêm, hiện dự thảo hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ đang được lấy ý kiến các bộ, ngành và thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống Covid-19 để ban hành trong thời gian sớm nhất.
Hôm nay (2/10) Chính phủ cũng thảo luận về biện pháp thích ứng an toàn với Covid-19 tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ.
Trước câu hỏi liệu sau khi hướng dẫn tạm thời được ban hành thì các quy định phòng, chống dịch tại Chỉ thị 15, 16 hay 19 có được gỡ bỏ hay không, Thứ trưởng Y tế cho hay cơ quan này đang rà soát, đánh giá tình hình dịch bệnh trong điều kiện mới để tham mưu, báo cáo Thủ tướng.Hướng xem xét có thể là sửa đổi, bổ sung hoặc có chỉ thị mới thay thế Chỉ thị 15, 16.
Trong các góp ý về dự thảo hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn với Covid-19, các hiệp hội, doanh nghiệp cho rằng dự thảo cần làm rõ nội hàm “sống chung với Covid-19″, cũng như quyền đi lại, hoạt động của người đã tiêm đủ vaccine hay các F0 đã điều trị khỏi (sau 180 ngày) để phát huy giá trị của chiến dịch vaccine.
Ngoài ra họ mong muốn hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 không làm phát sinh thêm các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính.
Đề xuất sửa Chỉ thị 15, 16
Bộ Y tế cùng các đơn vị đang rà soát, đánh giá tình hình dịch bệnh hiện nay để nghiên cứu, trình Thủ tướng xem xét sửa đổi Chỉ thị 15, 16.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 2/10, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hai chỉ thị trên có thể sẽ được sửa đổi hoặc thay thế bằng chỉ thị mới phù hợp hơn.
Trước việc Hà Nội đề nghị Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vaccine để tiêm mũi hai, ông Tuyên nói thời gian tới "Hà Nội tiếp tục được ưu tiên". Bộ đã có khung dự kiến phân bổ vaccine theo từng tuần, từng tháng, theo tiến độ nhập vacicne.
Việc phân bổ vaccine căn cứ diễn biến dịch bệnh. Thời gian qua, những nơi dịch bệnh phức tạp là TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Long An, Đồng Nai đã được ưu tiên.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Ảnh: Ngọc Thành
Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ dưới 18 tuổi. Dự thảo hướng dẫn đã được hoàn thiện, đang xin ý kiến nhà khoa học, cơ quan chuyên môn. "Chúng tôi sẽ sớm ban hành để đảm bảo vaccine về đến đâu thì triển khai tiêm đến đó", ông Tuyên nói.
Dự kiến đến cuối năm 2021, đầu năm 2022, Việt Nam sẽ nhận được 150 triệu liều vaccine; từ nay đến cuối năm, có khoảng 54 triệu liều vaccine về.
Về việc người dân tại TP HCM, Bình Dương... muốn về quê, ông Tuyên nói đã có nhiều văn bản hướng dẫn. Theo đó, TP HCM phối hợp với các địa phương khác (nơi công dân dự kiến trở về), tạo điều kiện cho công dân đăng ký nguyện vọng về quê. Sau đó, các tỉnh bố trí phương tiện đưa đón người dân về để cách ly, giám sát y tế, tránh làm lây lan dịch bệnh.
Từ khi Covid-19 bùng phát đầu năm 2020 đến nay, Thủ tướng đã ban hành ba Chỉ thị là 15, 16, 19. Chỉ thị 15 ban hành ngày 27/3/2020, yêu cầu không tập trung quá 10 người nơi công cộng; 20 người một phòng; giữ khoảng cách 2 m. Cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu dừng hoạt động; dừng hoạt động giải trí, thể thao, lễ hội, tín ngưỡng; khách sạn, quán ăn; khu di tích, danh lam thắng cảnh. Phương tiện vận tải công cộng bị hạn chế; phương tiện cá nhân được hoạt động.
Chỉ thị 16 ban hành ngày 31/3, yêu cầu không tập trung quá hai người nơi công cộng; giữ khoảng cách 2 m; cán bộ công chức nhà nước làm việc tại nhà. Toàn bộ cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu dừng hoạt động. Các dịch vụ thiết yếu được hoạt động gồm: ngân hàng, cửa hàng lương thực thực phẩm, điện nước, dược phẩm, xăng dầu. Phương tiện vận tải công động dừng hoạt động; phương tiện cá nhân bị hạn chế.
Chỉ thị 19 nới lỏng một số biện pháp chống dịch, cho phép một số loại hình kinh doanh, dịch vụ hoạt động trở lại.
Covid-19 ở Bến Tre giảm sau 3 đợt giãn cách Sau 3 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, triển khai tầm soát diện rộng, số ca F0 cộng đồng theo tuần tại Bến Tre có xu hướng giảm so với tuần liền kề trước và giảm 27,5% so với tuần cao nhất đợt dịch. Cụ thể, đợt giãn cách đầu tiên từ ngày 19/7 đến 1/8, Bến Tre ghi nhận...