Thứ trưởng Y tế: ‘Đồ bảo hộ là vũ khí bảo vệ nhân viên lấy mẫu’
Trước ý kiến nhân viên y tế lấy mẫu không cần thiết mặc đồ bảo hộ trong thời tiết nắng nóng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng “đảm bảo an toàn cho người đi lấy mẫu phải đặt lên hàng đầu”.
“Chúng tôi sẽ lưu ý và nghiên cứu các ý kiến cho rằng không cần thiết dùng trang phục bảo hộ. Tuy nhiên, hiện giờ nếu chúng ta bỏ trang phục bảo hộ thì sẽ mất vũ khí bảo vệ cho nhân viên y tế lấy mẫu”, Thứ trưởng Sơn nói trưa 1/6.
Thứ trưởng cũng cho biết một số ý kiến, rằng “nhân viên y tế, đặc biệt đội ngũ lấy mẫu xét nghiệm, làm việc ở tại cộng đồng có nhất thiết phải mặc bộ quần áo bảo hộ không?”. Tuy nhiên, tiêu chí của Bộ Y tế đến lúc này là “đảm bảo an toàn cho người đi lấy mẫu phải đặt lên hàng đầu”.
Thứ trưởng cũng cho biết Viện Vệ sinh lao động đã nghiên cứu, sản xuất các máy thông khí trong trang phục bảo hộ của nhân viên y tế, thổi khí từ bên ngoài vào trong, làm hạ nhiệt bên trong bộ bảo hộ.
“Chúng tôi sẽ thử nghiệm thiết bị này, nếu được sẽ cung cấp rộng rãi cho nhân viên lấy mẫu, nhân viên y tế làm việc trong khu tiếp nhận điều trị, cũng như hồi sức bệnh nhân”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Sơn, người trực tiếp điều hành Bộ phận trường trực chống dịch của Bộ Y tế tại Bắc Giang, cho biết Bắc Giang là tỉnh được Bộ Y tế huy động nhân lực hỗ trợ chống dịch đông nhất từ trước đến nay. Hiện, có khoảng 2.200 cán bộ y tế, y bác sĩ, sinh viên, tình nguyện viên đến Bắc Giang hỗ trợ công tác xét nghiệm, truy vết, thu dung và điều trị bệnh nhân, nhằm “khoanh vùng, dập dịch sớm” cho tỉnh này.
Video đang HOT
Theo quy định, nhân viên tham gia chống dịch bắt buộc phải mặc bộ đồ bảo hộ 4 cấp tùy theo vị trí làm việc. Bộ đồ chống dịch giúp bảo vệ nhân viên y tế. Tuy nhiên mặc liên tục trong cả ngày gây khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân, nóng, khó chịu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, người mặc có nguy cơ gây kiệt sức và ngất.
“Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt ở Bắc Giang đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nhân viên y tế, sinh viên, người làm việc trực tiếp ngoài cộng đồng. Đây là quan ngại lớn của Bộ phận thường trực chống dịch”, Thứ trưởng Sơn bày tỏ.
Một nhân viên y tế tại Bắc Giang kiệt sức khi tham gia công tác lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Xuân Thắng.
Để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế, Thứ trưởng Sơn đã yêu cầu tất cả đoàn công tác phải đảm bảo bồi dưỡng dinh dưỡng, nước uống cho các thành viên trong đoàn sử dụng để nâng cao sức khỏe. Thời gian lấy mẫu tại cộng đồng cũng được thay đổi chia thành 2 ca, từ sáng sớm đến 9h, và từ 19h đến 23h tối. Ban ngày, các điểm lấy mẫu bố trí ở điểm râm mát, có thông khí, có quạt, buổi tối có ánh sáng để đảm bảo công tác lấy mẫu.
Nhiều nhân viên lấy mẫu xét nghiệm ở Bắc Giang ngất do nắng nóng
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết 700 nhân viên y tế liên tục đi lấy mẫu test nhanh hàng ngày cho người dân Bắc Giang, nắng nóng khắc nghiệt khiến nhiều người ngất.
"Chúng tôi yêu cầu thực hiện lấy mẫu vào sáng sớm và buổi tối để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế, đảm bảo công việc", Thứ trưởng Sơn nói.
Thứ trưởng Sơn cho biết từ ngày 26/5 tới nay, công tác test kháng nguyên nhanh thay thế xét nghiệm Realtime RT-PCR nhằm sàng lọc nhanh những người có nguy cơ cao đã được triển khai khẩn trương, đặc biệt tại tâm dịch huyện Việt Yên. Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt 35-37 độ C, nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ kín, một số sinh viên bị ngất.
Chị Hoàng Thị Hằng, giảng viên Khoa Xét nghiệm, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, cho biết 215 thầy trò chi viện Bắc Giang. Đoàn đã có 14 ngày làm việc tại những điểm nóng nhất về dịch ở Việt Yên như: Núi Hiểu, Quang Biểu, Bài Xanh, Trúc Tay, Yên Ninh.
Mỗi ngày làm việc của đoàn Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương chia thành 2 ca. Nếu lấy mẫu và test nhanh cùng lúc, thì có thể hoàn thành khoảng 10.000 mẫu/ngày. Trong trường hợp chỉ cần lấy mẫu rồi chuyển về CDC thực hiện việc test nhanh, thì lực lượng này có thể làm tới 20.000 mẫu/ngày. Đối với những trường hợp có kết quả dương tính sau test nhanh, đoàn sẽ tiếp tục triển khai việc xét nghiệm PCR để khẳng định lại.
Theo chị Hằng, khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là thời tiết Bắc Giang những ngày này vô cùng nắng nóng, lực lượng y tế làm công tác lấy mẫu test nhanh mặc bộ đồ bảo hộ chỉ chịu đựng được khoảng 4-6 tiếng đồng hồ.
"Lúc đầu, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang chỉ đề nghị đoàn Hải Dương chi viện, hỗ trợ chống dịch 3 ngày. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp, tất cả thành viên trong đoàn đồng lòng xác định khi nào Bắc Giang hết dịch mới trở về", chị Hằng nói.
"Có những hôm mọi người trở về nơi đóng quân, đồng hồ đã điểm gần 1h sáng, do quá mệt mỏi, nhiều thành viên không ăn nổi cơm, chỉ uống nước cho đỡ khát rồi tranh thủ ngủ 2-3 tiếng đồng trước khi tiếp tục công việc ngày mới. Mọi người đều lạc quan, tin tưởng Bắc Giang sẽ sớm khống chế và chiến thắng dịch bệnh".
Thời tiết nắng nóng, nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ kín, một số sinh viên bị ngất. Ảnh: Xuân Thắng.
Quảng Ninh cũng cử 200 y bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí chi viện Bắc Giang.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Bác sĩ chuyên khoa II, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho biết khó khăn lớn nhất mà các nhân viên y tế đang gặp phải là vấn đề thời tiết nắng nóng tại Bắc Giang. Song, chuyến đi lần này, các thành viên trong đoàn chi viện tỉnh Quảng Ninh đặt quyết tâm cao độ, khi nào Bắc Giang hết dịch mới trở về.
Việc triển khai test nhanh tại các điểm nóng về dịch được thực hiện theo cách thức: nhân viên y tế chia thành các nhóm nhỏ đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để lấy mẫu. Đối với phương pháp test nhanh, 15 phút sẽ có kết quả, độ chính xác lên tới 70-75%.
Phó giáo sư Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đánh việc test nhanh định kỳ 3 ngày một lần tại những điểm nóng về dịch là vô cùng quan trọng nhằm phát hiện và tách những trường hợp dương tính một cách nhanh nhất ra khỏi cộng đồng. Đây là quá trình tiêu diệt, làm sạch ổ dịch, cần kiên trì thực hiện mới mong sớm thành công.
Cấp tốc tiêm vaccine Covid-19 cho 100.000 công nhân Bắc Giang Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ của chiến dịch tiêm vaccine cho công nhân, hoàn tất tiêm 100.000 liều trong 10 ngày. Trong 2 ngày qua, tỉnh đã tiêm vaccine cho khoảng gần 4.500 công nhân, trong khi tổng nhu cầu công nhân và người lao động cần tiêm phòng là 100.000 người. Thứ trưởng Sơn...