Thứ trưởng Y tế: ‘Dịch ở TP HCM vẫn rất khó lường’
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định diễn biến dịch bệnh TP HCM vẫn rất khó lường và khả năng tiếp tục tăng, phạm vi lan rộng các tỉnh, thành lân cận.
Ý kiến được ông Sơn chia sẻ tại họp ban chỉ đạo chống Covid-19 tại TP HCM, sáng 2/7.
Thứ trưởng Sơn cho rằng thành phố còn một số vấn đề cần khắc phục trong tổ chức lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, phân phối và sử dụng test nhanh… Lực lượng thực hiện công tác truy vết và lấy xét nghiệm bị phân tán nên chưa phát huy hiệu quả cao nhất. Một số khu cách ly, khu phong tỏa cũng còn một số hạn chế trong phòng, chống dịch bệnh.
Trên cơ sở đó, Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương sử dụng test nhanh hợp lý để đảm bảo truy vết nhanh, khoanh vùng phong tỏa sớm. Hiện nay, con số sử dụng test nhanh còn rất hạn chế, sử dụng khoảng 128.000 trong tổng số 222.000 test nhanh.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn tại cuộc họp ban chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM, sáng 2/7. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.
“Diễn biến dịch còn khó lường. Bên cạnh sử dụng hệ thống giám sát cộng đồng bằng xét nghiệm PCR mẫu gộp 10, 15, địa phương cần tăng cường lực lượng y tế để đảm bảo test nhanh có hiệu quả và truy vết kịp thời”, ông Sơn nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Sơn, việc xét nghiệm cần chia ca hợp lý, tránh tụ tập đông người, ảnh hưởng đến phòng chống dịch. Nếu cần thiết có thể triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngay tại các ngõ dân cư. Tại các khu cách ly, khu vực phong tỏa nên có đội ngũ dự bị để sẵn sàng lấy mẫu xét nghiệm khi cần, đảm bảo trả kết quả đúng hẹn. Những đơn vị truy vết chỉ tập trung vào công tác truy vết để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp dịch lan rộng, lan nhanh trên diện rộng.
“Sáng nay 400.000 liều vaccine đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Y tế dự kiến ưu tiên phân bổ số lượng lớn cho TP HCM”, ông Sơn thông tin.
Trên cơ sở dự báo diễn biến tình hình Covid-19 trên địa bàn TP HCM, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng cuộc chiến với dịch bệnh vẫn còn rất khó khăn, đòi hỏi sự tập trung cao độ và nỗ lực lớn nhất cùng với việc thực hiện tốt, đồng đều các biện pháp.
“Phấn đấu, quyết tâm đến cuối tháng 7, dịch bệnh giảm rõ, giảm sâu và đến tháng 8 có thể khống chế dịch”, Phó Thủ tướng nêu. “Công tác xét nghiệm tầm soát và tiêm vaccine diện rộng cần tổ chức chặt chẽ, cụ thể, tránh để tràn lan, tự phát, tập trung đông người”.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh đợt dịch lần 4 này nguy hiểm, phức tạp và khó dự đoán hơn các lần trước. Có thời điểm thành phố ghi nhận trên 500 ca nhiễm một ngày.
Phân tích các ca nhiễm từ ngày 19 đến 30/6, trong thời điểm áp dụng chỉ thị 10, số ca nhiễm tầm soát, phát hiện ở cộng đồng bình quân 65 ca mỗi ngày, số nhiễm sàng lọc tại các bệnh viện bình quân 35 ca một ngày.
Theo ông Phong, điều này cho thấy các biện pháp đang triển khai từng bước phát hiện được các ca nhiễm tiềm ẩn trong cộng đồng. Đồng thời, phản ánh được sự phức tạp của diễn biến dịch bệnh khi biến thể Delta được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine.
“Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát và tốc độ lây lan của biến thể này mạnh mẽ và số ca nhiễm có khả năng vẫn còn tăng trong những ngày tới”, ông Phong chia sẻ.
Long An phát hiện nhiều ca nghi nhiễm mới ở bệnh viện
Ngày 30-6, Long An liên tục ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới ở các huyện và đặc biệt là điểm dịch tại Bệnh viện Đa khoa Long An.
Tổ chức phun thuốc diệt khuẩn tại chợ phường 2, TP Tân An tối 30-6 - Ảnh: AN LONG
Chiều 30-6, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên người tỉnh Long An tổ chức họp khẩn để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch khi tỉnh này tiếp tục ghi nhận nhiều ca nghi nhiễm COVID-19 mới trong ngày.
Đáng chú ý, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An (phường 3, TP Tân An), qua xét nghiệm PCR trong ngày đã phát hiện thêm 16 trường hợp là nhân viên, bệnh nhân, người nuôi bệnh tại bệnh viện này dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nghi nhiễm tại điểm dịch mới này lên 19 trường hợp.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn có 16 trường hợp test nhanh kháng nguyên nghi ngờ dương tính, đang tiếp tục xét nghiệm PCR khẳng định lại.
Huyện Vĩnh Hưng cũng lần đầu ghi nhận liên tiếp 2 trường hợp test nhanh dương tính COVID-19 tại khu phố Măng Đa, thị trấn Vĩnh Hưng. Đây là trường hợp tài xế và phụ xế có yếu tố dịch tễ liên quan đến chợ Bình Điền (TP.HCM). Hiện đã lấy mẫu đi xét nghiệm PCR khẳng định.
Tương tự, huyện Tân Hưng cũng ghi nhận trường hợp nghi nhiễm đầu tiên trong cộng đồng tại ấp Cả Nổ, xã Vĩnh Lợi. Đây là trường hợp nam từng đến Bệnh viện Đa khoa Long An nuôi người thân.
Trước khi vào bệnh viện ngày 21-6, người này đã có test nhanh âm tính. Tuy nhiên đến trưa 28-6, anh trở về lại nhà ở ấp Cả Nổ có đi một số nơi trên địa bàn huyện này trước khi được xét nghiệm PCR ra kết quả dương tính.
Trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, trong ngày 30-6, UBND tỉnh Long An đã ra văn bản thông báo tạm ngưng hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Long An. Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu và đảm bảo người dân đi, đến các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh trong trường hợp cấp thiết, các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe taxi đăng ký danh sách phương tiện (theo mẫu) gửi Sở Giao thông vận tải Long An để được cấp phù hiệu quản lý riêng.
Số lượng phương tiện đăng ký tối đa không quá 10% số lượng phương tiện đơn vị quản lý. Trong quá trình hoạt động phương tiện và lái xe taxi phải đáp ứng các quy định phòng chống dịch, đặc biệt tuân thủ thông điệp 5K.
Song song đó, UBND tỉnh Long An cũng đã ra thông báo tạm dừng tiếp công dân trực tiếp tại các trụ sở, địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo tùy điều kiện cụ thể của cơ quan đơn vị, được mời công dân để phối hợp giải quyết đơn theo quy trình nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch, mỗi lần mời làm việc không quá 2 công dân và khi thật sự cần thiết, đảm bảo tiến độ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật trong thời điểm đang xảy ra dịch bệnh trong cộng đồng.
Trong buổi họp khẩn kết thúc vào tối cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên người tỉnh Long An giao cho ban chỉ đạo các huyện, thành phố tùy tình hình tại địa bàn để áp dụng các biện pháp giãn cách, phòng chống dịch phù hợp và chủ động.
Trước mắt, các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước và TP Tân An sẽ lên phương án, đề xuất áp dụng biện pháp giãn cách xã hội ở một số xã, phường, thị trấn có dịch diễn biến phức tạp để UBND tỉnh xem xét.
Chuyên gia dự báo dịch TP HCM kết thúc vào tháng 8 Nhóm nghiên cứu của Đại học Fulbright và Tech4Covid dự báo Covid-19 ở TP HCM đạt đỉnh đầu tháng 7 và đi xuống, kết thúc tháng 8, nếu thực hiện tốt giãn cách. Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM phối hợp Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) làm sạch dữ liệu (xóa các thông tin...